VinFast lại gặp ‘kiếp nạn’

VF8 City Edition được quảng cáo ở Việt Nam. (Báo Ninh Bình)

Người ta thường nói xe điện thường mất giá do khấu hao nhanh hơn xe xăng. Nhưng với những thương hiệu xe điện non trẻ như Lucid, tình hình còn tệ hơn khi chiếc siêu xe điện “Air” đã có trường hợp mất giá gần $200 mỗi ngày.

Và mới đây, một chiếc xe VinFast VF8 City Edition Plus 2023 làm chủ nhân của mình “bốc hơi” tới $178 mỗi ngày, dù chẳng biết chiếc xe đã được khởi động hay chưa.

Chiếc VF8 City Edition của hãng xe điện Việt Nam đã từng có bước khởi đầu khó khăn do phạm vi hoạt động hạn chế chỉ từ 191 đến 207 dặm và không được hưởng chương trình ưu đãi thuế $7,500 khi nhập xe vào nước Mỹ, nên công ty phải tiến hành cho thuê với giá ban đầu $414/tháng, chưa bao gồm phí down payment, để khách hàng có thể nhận được hỗ trợ từ chính phủ. Lý do là chương trình này không giới hạn cho xe dịch vụ.

Một chiếc VinFast VF8 City Edition Plus 2023 mới có giá $53,000, hoàn toàn không hề rẻ nếu so sánh với nhiều chiếc xe điện đã có mặt trên thị trường Mỹ đến từ các thương hiệu xe lâu đời đến từ Nam Hàn, hay kể cả với Tesla. Vì thế, VinFast quảng cáo và triển khai chương trình cho thuê pin đầy phiền phức, mà họ cho rằng là “sáng tạo” với lời tuyên bố làm giá xe rẻ đi nhưng cũng mau chóng thất bại và phải bãi bỏ.

Mẫu xe VF8 City Edition rớt giá bất thường

Và mới đây, một chiếc VinFast VF8 City Edition Plus 2023 đang được rao bán ở North Carolina với giá $28,888 chỉ sau chưa đầy năm tháng sử dụng. Chiếc xe mới được mua vào ngày 26 Tháng Ba vừa rồi, tức là chủ xe đã mất $24,112 chỉ trong 135 ngày, tương đương $178.60 mỗi ngày, hoặc $7.44 mỗi giờ. Có nghĩa, chỉ sau giấc ngủ 8 tiếng, chủ nhân chiếc xe bị “bốc hơi” gần $60, một giấc ngủ có giá quá cao.

Điều điên rồ nhất là gì? Ngay cả với giá $28,888, chiếc VinFast VF 8 cũ này vẫn không phải là một món hời. Bạn có thể mua một chiếc Tesla Model 3, một chiếc Ford Mustang Mach-E, hoặc một chiếc xe điện khác từ các thương hiệu có mạng lưới dịch vụ rộng hơn, sản phẩm hoạt động tốt hơn và không có những câu chuyện về việc họ kiện khách hàng trong nước vì phàn nàn về chất lượng sản phẩm. Mặc dù VinFast vẫn đang hoạt động, nhưng chiếc Fisker Ocean có vẻ là một lựa chọn tốt hơn chiếc VF8 này, và điều đó đã nói lên tất cả.

Chiếc xe VinFast nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo dạng “tự chứng nhận” khi chưa có chứng nhận Tiêu Chuẩn An Toàn Xe Cơ Giới Liên Bang (FMVSS) hay được Cục Quản Lý An Toàn Giao Thông Đường Bộ Quốc Gia Hoa Kỳ (NHTSA) kiểm tra chất lượng. Mãi tới năm nay NHTSA mới đưa VF8 vào danh sách test. Chiếc xe cũng nhận được nhiều phàn nàn về chất lượng tại Mỹ từ cả báo giới, chuyên gia tới khách hàng.

Tại trang chủ của NHTSA, chiếc xe VF8 nhận tới 20 đơn khiếu nại với 38 lỗi, tức một chiếc xe bị nhiều lỗi hỗn hợp. Hãng xe VinFast cũng đã phải hai lần triệu hồi để sửa chữa vì lỗi màn hình trắng bảng điều khiển và thay thế túi khí do lắp nhầm loại dành cho xe thử nghiệm.

Cảnh sát tiểu bang California cũng đang điều tra một vụ tai nạn nghiêm trọng khi chiếc VF8 tông vào cây ven đường và bốc cháy khiến một gia đình bốn người thiệt mạng vào Tháng Tư tại Pleasanton.

Nhà máy ở Mỹ trục trặc, VinFast có nguy cơ mất thêm $125 triệu 

Mới đây, hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch xây dựng nhà máy xe điện trị giá $4 tỷ tại tiểu bang North Carolina tới năm 2028, sau hai lần trì hoãn trước đó, với lý do “tối ưu hóa phân bổ vốn và quản lý chi tiêu ngắn hạn hiệu quả hơn.”

Nhưng chính việc dời hạn xây dựng nhà máy tới 2028 có thể khiến VinFast đối mặt với nguy cơ phải hoàn lại toàn bộ tối đa $125 triệu hoặc hơn tới chính quyền tiểu bang North Carolina.

Cụ thể, trong gói ưu đãi $450 triệu mà chính quyền North Carolina phê duyệt cho VinFast, còn $250 triệu cho công việc đường xá và $75 triệu cho thành phố Sanford để mở rộng hệ thống cấp thoát nước đến địa điểm Triangle Innovation Point gần Moncure, chưa kể $125 triệu chi phí chuẩn bị mặt bằng.

Nhưng nếu hãng xe VinFast không tiến hành xây dựng nhà máy vào Tháng Bảy hoặc không tuyển dụng được ít nhất 3,875 người, chỉ hơn 50% tổng số cần thiết vào trong cùng năm 2026, công ty sẽ phải hoàn trả lại tối đa số tiền $125 triệu này lại cho tiểu bang. Đồng thời sẽ có thêm các điều khoản thu hồi nếu công ty không tuyển dụng được ít nhất 6,000 người và không đầu tư ít nhất $2 tỷ vào dự án.

Ngoài ra, một thỏa thuận “quyền chọn mua bất động sản” cũng cho phép chính quyền tiểu bang North Carolina có quyền mua lại toàn bộ hoặc một phần khu đất rộng 1,765 mẫu Anh để xây dựng nhà máy, nếu VinFast không bắt đầu hoạt động trước Tháng Bảy hoặc tạo ra 1,750 việc làm tới cuối năm 2026.

Mặc dù hiện nay chính quyền tiểu bang đang tỏ vẻ kiên nhẫn với VinFast, nhưng giới chuyên gia nhận định họ khó có thể ngồi yên chờ đợi hãng xe này mãi mãi.

“Rất khó để nói liệu North Carolina có chọn mua lại đất hay không, bởi lẽ thỏa thuận bất động sản này rất phức tạp, chưa kể đến việc tiểu bang sẽ có tân thống đốc và đội ngũ phát triển kinh tế mới vào Tháng Bảy 2026,” ông John Boyd Jr., chuyên gia phân tích địa điểm đầu tư của công ty The Boyd Company Inc., nhận định.

“Dẫu vậy, nếu việc mua lại khu đất là vì lợi ích của người dân North Carolina hoặc mở ra cơ hội phát triển kinh tế mới cho Chatham County, thì đây là quyết định hoàn toàn hợp lý,” ông Boyd cho biết thêm.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quà cho Mẹ
Lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, cô giáo Thúy giải thích ý nghĩa của mùa lễ đặc biệt này và hướng dẫn học trò làm món quà cho mẹ. Sau…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: