5 cách đơn giản để phát triển bản thân

(minh họa: Unsplash)

Phát triển bản thân là điều cần thiết và cũng là nhu cầu của mỗi người. Đây là quá trình lâu dài có khi suốt cả đời và cần nhiều nỗ lực, thông qua nhiều hoạt động như tự phát triển, cải thiện, và học hỏi bằng các phương tiện khác nhau.

Để cho quá trình này trở nên dễ dàng hơn, hãy xác định việc này bắt đầu từ đâu và làm thế nào để tiến bước trên con đường phát triển bản thân này. Năm điều liệt kê trong bài viết này trên Medium sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó:

1.Đặt ra những mục tiêu rõ ràng

Đặt ra những mục tiêu cụ thể là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển bản thân. Thật khó để đạt được bất cứ điều gì nếu bạn không xác định được một hướng đi rõ ràng. Trước hết, bạn phải xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình và các lĩnh vực cần phát triển. Sau đó, hãy điều chỉnh tầm nhìn và mục đích của bạn với các mục tiêu theo phương pháp S.M.A.R.T. (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, và Time-bound: Cụ thể, Có thể đo lường, Có thể đạt được, Phù hợp và Có thời hạn).

Hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng. (minh họa: Unsplash)

Thí dụ: Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ hoặc các lớp học về giao tiếp xã hội. Chia các mục tiêu của mình thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, dễ quản lý hơn để bạn có thể theo dõi tiến trình của mình, thấy được từng bước tiến bộ của bản thân là một cách tốt để duy trì động lực.

2.Học điều gì đó mới mỗi ngày

Học tập là một quá trình suốt đời và cần thiết để phát triển bản thân. Bạn không bắt buộc phải tham gia một khóa học chính thức hoặc dành hàng giờ để đọc từng quyển sách giáo khoa. Mỗi ngày, bạn có thể học được điều gì đó mới bằng cách đọc các bài báo, nghe podcast, xem các video của TED Talks hoặc tham gia các hội thảo trên mạng hoặc trực tiếp.

Học một ngoại ngữ mới, tham gia một khóa học về dinh dưỡng hay chỉ là học nấu một món ăn mới hay một kỹ năng mới. Qua nhiều những hoạt động này, bạn sẽ tự nâng cao kiến thức của mình lên đồng thời biến mình trở thành một người hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau: Đây chính là cách làm bạn phát triển bản thân.

Xem xét các quan điểm, ý tưởng và lựa chọn mới và khác nhau, đồng thời thúc đẩy bản thân bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân mình, tìm đến những thách thức, trải nghiệm mới. Qua đó bạn sẽ mở rộng tầm nhìn, học các kỹ năng mới và mở rộng nền tảng kiến thức của mình.

3.Chăm sóc bản thân

Tự chăm sóc là điều cần thiết cho sức khỏe tinh thần, cảm xúc lẫn thể chất. Thật dễ dàng để bị cuốn vào công việc hàng ngày và quên đi việc chăm sóc bản thân. Mặt khác, bỏ bê việc chăm sóc bản thân có thể dẫn đến kiệt sức, căng thẳng và các vấn đề sức khỏe khác sau này.

Tự chăm sóc là điều cần thiết cho sức khỏe tinh thần, cảm xúc lẫn thể chất. (minh họa: Unsplash)

Thiền, yoga, tập thể dục, viết nhật ký hoặc đơn giản là đi dạo trong công viên, xung quanh khu vực mà bạn ở đều là những ví dụ về thực hành chăm sóc bản thân. Ngoài ra, dành thêm thời gian cho các hoạt động khiến bạn cảm thấy vui vẻ và kết hợp chúng vào thói quen hàng ngày, bạn sẽ có thêm năng lượng và sự tập trung để theo đuổi các mục tiêu phát triển bản thân.

4.Chọn bạn mà chơi
Bạn bè xung quanh có thể có tác động đáng kể đến sự phát triển cá nhân của bạn. Do đó, đừng để những người có suy nghĩ tiêu cực, ghen ghét, đố kị hoặc lợi dụng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn và cản trở sự tiến bộ của bạn. Hãy chọn cho mình những người bạn với những suy nghĩ tích cực, luôn khuyến khích và động viên bạn để giúp bạn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu của mình.

Luôn xem xét những mối quan hệ mà bạn đang có. Hãy giữ gìn và đừng để đánh mất những người có thể đem đến cho bạn năng lượng tích cực. Và có lẽ đã đến lúc chúng ta nên khép lại những mối quan hệ khiến tâm trí chúng ta luôn phải mệt mỏi.

Bạn bè xung quanh có thể có tác động đáng kể đến sự phát triển cá nhân của bạn. (minh họa: Unsplash)

5.Coi thất bại là một cơ hội để học tập

Thất bại là một phần không thể thiếu của quá trình phát triển bản thân. Khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch, bạn thường rất dễ nản lòng, nhưng điều quan trọng là phải xem thất bại như một cơ hội để học hỏi.

Mỗi thất bại là một bài học hữu ích. Nhiều thất bại có thể hỗ trợ bạn cải thiện và phát triển. Đừng ngại thử thách và thất bại. Thay vì hối tiếc, hãy xem những sai lầm, thất bại như những bài học và rút ra kinh nghiệm để có thể cải thiện trong lần tới. Đừng ngại lắng nghe những ý kiến hoặc chỉ trích nếu bạn thực sự làm sai. Thông qua những điều này, bạn sẽ phát triển khả năng phục hồi, sự kiên trì và tư duy.

Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất là sự can đảm và tính kiên trì. Những hành động nhỏ, nhất quán có thể có tác động lớn theo thời gian.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: