“À, vậy sao?”, bài học về sự an nhiên của tâm hồn

Có một nhà sư sống ở rìa một thị trấn nhỏ. Người dân thị trấn rất mến mộ đạo đức của ngài. Bất cứ khi nào ông đi vào thị trấn để giúp ai đó, mọi người đều chạy ra đón, xin dâng tặng ngài những món quà từ khu vườn của họ. “Ôi, Sư phụ, chúng tôi thật may mắn khi có thầy sống gần đây! Thầy quả là một người tuyệt vời!”. Một người khác quỳ xuống: “Con thực hành nhiều điều thiện, thưa Thầy!”. “Sự hiện diện của sư phụ thật là một may mắn!”. Nhưng đáp lại mọi sự mến mộ đó, nhà sư nhẹ nhàng trả lời “Vậy à? Là vậy sao?”

Rồi một ngày, một phụ nữ trẻ tìm đến túp lều của nhà sư và thưa rằng: “Ôi, thưa Thầy, con đang gặp rắc rối khủng khiếp. Con đang mang thai mà gia đình thì từ chối. Người con yêu rất nhiều đã chạy trốn đến một thị trấn khác vì lo sợ rằng gia đình con tìm bắt. Con không còn nơi nào khác để đến, và cũng không có ai để xin giúp đỡ”. Nhà sư nghĩ ngợi giây lát, rồi cho phép cô gái trẻ ấy trú tạm ở phía sau tịnh thất, và giúp cho cô sinh con, nuôi dưỡng đứa bé.

Nhưng bây giờ khi nhà sư đi vào thị trấn, mọi người nhìn ông như một tội đồ. “Ông già bẩn thỉu! Ông lợi dụng người phụ nữ trẻ đó như thế nào mà cô ta có con với ông? Quá sức xấu hổ khi đã tin vào ông”. Người dân tạt nước, ném trái cây thối vào người thầy tu cùng với những lời lăng mạ. Đối với tất cả những điều này, nhà sư vẫn luôn im lặng, điềm tĩnh “Là vậy sao?”

Một thời gian sau, cha của đứa trẻ quay trở lại thị trấn và xin gặp bố mẹ của cô gái, anh nói rằng: “Con đã dành hai năm qua để học nghề ở một thị trấn lân cận, và bây giờ con đã có đủ sức gánh vác gia đình của mình, mong bố mẹ tha lỗi cho con”. Gia đình đó đã vui mừng khôn xiết. Mặc dù đó không phải là tình huống tốt nhất, nhưng nó tốt hơn nhiều so với nỗi lo rằng con gái và cháu của họ sẽ không có được một gia đình. Chuyện được lan truyền khắp nơi, và người dân ở đó đã hiểu vị sư đã thầm lặng cưu mang cô gái trẻ như thế nào.

Thật khác biệt làm sao khi nhà sư vào thị trấn. Lúc này, người dân thị trấn lại xếp hàng dài trên đường, dâng lên cho ngài nhiều thứ cúng dường, và kêu lên: “Ôi, Thầy ơi, chúng con đã nghi ngờ Thầy”, “Chúng con rất xấu hổ! Xin hãy tha thứ cho chúng con”… Và đối với tất cả những điều này, nhà sư cũng luôn trả lời “Vậy à? Là vậy sao?”.

Lời bình:

Có rất nhiều cách để nói về câu chuyện này, nhưng chắc chắn điều nói rõ nhất là sự bình tâm và an nhiên của vị sư trước cuộc đời. Trong bối cảnh được khen ngợi và cả khi bị lên án, vị sư vẫn giữ mình đứng ngoài những suy nghĩ của thế gian. Ngay cả khi ngài hành động với tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái nhất, cũng không so đo miệng đời thế gian.

Đây quả là một câu chuyện gợi mở cho bạn. Dù ở nơi công cộng, nơi làm việc, hay trong cuộc sống riêng tư ở nhà, khi mọi người hiểu sai bạn, thậm chí đi đến kết luận khiến bạn bị tổn thương thì hãy cứ an nhiên với điều đúng nhất mà bạn đã làm, đã thuận theo đạo đức và lòng nhân ái.

Chúng ta luôn bị lạc lối bởi những lời khen ngợi nông cạn, và những lời chỉ trích nông cạn. Nhà sư trong câu chuyện này là một hình mẫu của việc duy trì cảm xúc, giữ vững chánh niệm tách rời khỏi những ý kiến ​​nhất thời của người khác. Việc từ chối tranh cãi hay bảo vệ cái tôi ở những tình huống nhất định, cũng là cách không can dự vào ham muốn bày tỏ hay phán xét của người khác.

(Lược dịch từ tập Thiền truyện Zen Short stories – In the Oneness Of Time, của Martha Ramirez-Oropeza và William Douglas Horden)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: