Bạn biết cách tự chữa lành bản thân mình không?

Tôi thú nhận là đã dành phần lớn cuộc đời để chống lại cảm xúc thật của mình. Sự hối tiếc đi theo đó khiến tôi cảm thấy sai lầm. Nỗi buồn khiến tôi cảm thấy yếu đuối. Sự cần thiết khiến tôi cảm thấy “nữ tính”. Tình yêu khiến tôi cảm thấy sợ hãi. Rốt cuộc, tôi đã trở thành một chuyên gia trong việc che giấu cảm xúc của mình, khi đối diện với bất kỳ điều gì ở trên.

Có khi nào bạn buồn, và nghĩ rằng làm một ly rượu sẽ nhẹ nhõm hơn? Thật ra, không ít người chọn cách làm tê liệt cảm xúc của họ bằng rượu, ma túy, mua sắm hoặc tình dục. Còn tôi thì tê liệt với sự kiểm soát bản thân mình. Điều ảo tưởng về khả năng kiểm soát là nó thực sự chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn trước khi cảm xúc nổi lên bề mặt, phun trào như một ngọn núi lửa hoạt động và bùng nổ vào ai đó hoặc điều gì đó ngoài ý muốn. Và hãy tin tôi khi tôi nói với bạn, sự bùng nổ của bạn còn ghê gớm hơn.

Một trong những câu nói quan trọng, tác động đến cuộc đời tôi “Bạn phải cảm nhận nó để chữa lành nó”. Là một người cực kỳ ghét cảm giác bất cứ điều gì khiến mình phải khó chịu, tôi thử bắt đầu áp dụng trong nhiều năm để chữa lành những khó khăn trong cuộc sống của mình.

Đừng tin các chuyên gia hướng dẫn kỹ năng sống đang tràn ngập khắp nơi, vì tất cả các chiến thuật được đưa ra gọi là giúp ‘tự kiểm soát’, đều là ảo tưởng. Tôi nhận ra rằng mình phải cảm nhận “nó”, bất kể “nó” là gì, thì tôi có thể làm hòa với căn chứng đó, kể cả bản thân mình.

Mẹ tôi là hình mẫu suốt thời thơ ấu của tôi. Bà mạnh mẽ. Giỏi ứng phó. Tích cực và luôn giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Tôi đã cố gắng để được như mẹ. Cố gắng gìn giữ một chút tích cực và hạnh phúc cho dù cuộc sống có như thế nào đi chăng nữa, là cách thật quan trọng.

Chúng tôi được nuôi dạy để không trở nên yếu đuối, tiêu cực hoặc vô ơn bởi vì (chúng tôi đã được bảo rằng) ai đó ngoài kia còn tệ hơn chúng tôi. Đối diện với những nghịch cảnh cuộc sống cũng là cách tốt để duy trì tích cực. Ý tôi là, nếu mẹ có thể làm được thì tại sao tôi lại không?

Nhưng tôi thì khác. Tôi nhạy cảm hơn. Quá nhạy cảm. Thậm chí luôn dễ buồn vì quá đồng cảm. Tôi là một mẫu người luôn thích làm hài lòng mọi người. Tôi không thích khuấy động hoặc mạo hiểm vào tâm trạng của bất kỳ ai không thích tôi. Chính vì vậy tôi luôn dằn nén và giấu kín các cảm xúc của mình.

Và chính điều đó khiến sự tức giận của tôi dễ ập đến, dễ gặp rắc rối và khiến tôi phải trả giá bằng việc tổn thương những người bạn thân thời thơ ấu của mình. Xã hội dạy bạn là nỗi buồn và nước mắt là sống “thiếu chuyên nghiệp”. Và sự che đậy bề ngoài này, khiến mọi người đã nói với tôi trong suốt cuộc đời tôi rằng “bạn thật mạnh mẽ và kiên cường”. Tôi đã sai, khi muốn sống theo cách nhìn nhận của người ngoài về mình.

Việc kìm nén cảm xúc của tôi đã phá hỏng cuộc đời tôi: Trầm cảm. Sự lo lắng. bí mật. Chứng đau nửa đầu. Bệnh. Mệt mỏi mãn tính. Nói dối. Và cuối cùng, tôi không còn cảm thấy mình có thể sống như là con người thật của mình.

Nếu bạn đủ dũng cảm để bước ra khỏi vùng an toàn giả tạo của mình và thử sống khác biệt để mở rộng trái tim, soi lại chính mình, bạn sẽ khám phá ra một sự thật đơn giản: Bạn phải cảm nhận và hiểu được những gì bạn đang chạy trốn khỏi đó, để chữa lành điều đó cho tốt.

Tôi thả lỏng mình tự nhiên. Đôi khi tôi buồn chẳng vì lý do gì cả. Nhưng tôi vẫn cho phép mình được khóc. Tôi cảm thấy tiếc khi cố cho là trường hợp của bản thân mình rất nặng nề, khi biết rằng ai đó ngoài kia còn chịu đựng sự tồi tệ hơn tôi.

Nhưng bạn đừng cố gắng né tránh hay dập tắt các cảm giác mà bạn nghĩ là mình đang chịu đựng. Hãy để nó đến. Cảm nhận nó. Hãy để nó qua đi. Tất cả chúng ta đều có điều gì đó trong cuộc sống khiến chúng ta cảm thấy tiếc cho chính mình. Hãy ngừng vỗ ngực và tuyên bố với cả thế giới rằng “Tôi ổn” khi chúng ta thực sự không như vậy và thay vào đó, hãy chấp nhận đó chỉ là một cảm giác—và cảm thấy bất cứ điều gì phải thừa nhận chúng ta yếu đuối hay thảm hại, vì đơn giản chúng ta là con người

Tôi lăng nghe và chọn tiếp cận với các câu chuyện bằng lòng trắc ẩn thay vì phán xét, mà vốn lẽ ra tôi có quyền tức giận – sự tức giận quen thuộc đang mời gọi tôi đứng lên bảo vệ bản thân, bỏ đi hoặc thiết lập ranh giới ngay.

Mọi cảm giác chúng ta có đều như đang cố gắng dạy chúng ta điều gì đó. Tôi đã trải qua mất mát. Sự phản bội. Ly hôn. Trầm cảm. Rối loạn ăn uống. Tất cả những điều rất tệ mà người khác đã trải qua. Mỗi con người đều có những thứ mà cần phải chữa lành. Của tôi không khó hơn hoặc ít khó hơn của bạn. Nhưng bạn cũng sẽ chữa lành.

Bạn có thể hạnh phúc ngay cả khi bạn đã trải qua điều gì đó buồn bã. Bạn có thể là bạn và vẫn được yêu thương. Nhưng bạn phải cảm thấy nó để chữa lành nó nếu bạn muốn đến đó. Tôi biết ơn tất cả cuộc sống của tôi. Không chỉ với những thứ tốt đẹp, tôi còn biết ơn vì những điều khó khăn. Những điều khó khăn đã cho tôi thấy tôi là ai, tôi được tạo ra từ cái gì và thúc đẩy tôi tạo ra cuộc sống tốt nhất có thể cho bản thân và các con của mình. Những điều khó khăn đã thúc đẩy tôi chữa lành những điều cần phải được chữa lành, dù kéo dài trong nhiều thập niên.

Mong rằng câu chuyện của tôi sẽ khuyến khích ai đó tìm thấy sự can đảm để vượt qua những điều khó khăn trong tinh thần để giúp họ chữa lành. Và nếu bạn cảm nhận đủ, những điều khó khăn trong đời đến với chúng ta, thật ra cũng hoàn toàn xứng đáng và cần thiết.

 

Tác giả bài viết Dina Strada là cây bút hàng đầu của Elephant Journal, tác phẩm của cô cũng đã xuất hiện trên nhiều ấn phẩm trực tuyến bao gồm Huff Post, Thought Catalogue, Elite Daily, The Good Men Project, Your Tango, Medium, Chopra, Simply Women, Rebelle Society, Tiny Buddha, và Thrive Global. Nếu quan tâm về đề tài này, quý vị có thể kết nối với cô ấy tại  dinastrada.com

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: