Đừng để trầm cảm tiềm ẩn phá hoại cuộc sống của bạn

(Hình minh họa: Ümit Bulut/Unsplash)

Trầm cảm không chỉ đơn thuần là một tâm trạng u ám hay nỗi buồn nặng nề.

Ở những người có chức vị trong xã hội, trầm cảm tiềm ẩn rất khó được phát hiện. Họ vẫn là những người lao động có năng suất, những người bạn hữu ích và những bậc cha mẹ chu đáo, nhưng bên trong họ là một cơn lốc bất mãn đang âm ỉ.

Judith Joseph, bác sĩ tâm thần tại đại học New York University, tác giả cuốn sách sắp ra mắt “High Functioning: Overcome Your Hidden Depression and Reclaim Your Joy,” (tạm dịch: Những người có chức năng cao: Vượt qua chứng trầm cảm tiềm ẩn và giành lại niềm vui) chia sẻ trầm cảm tiềm ẩn cần được chẩn đoán và điều trị trước khi nó dẫn đến rối loạn trầm cảm nặng.

Bước đầu tiên để thay đổi cảm xúc của bạn là nêu tên những gì bạn đang trải qua. Nếu bạn muốn tiếp tục làm những việc mình yêu thích và ở bên những người mình yêu, điều quan trọng là phải nhận ra khi bạn đang phải âm thầm đấu tranh.

Một số dấu hiệu trầm cảm lớn nhất nhưng ít khi được phát hiện mà bạn cần chú ý:

Bạn quá tập trung vào công việc của mình.
Đối với những người mắc chứng trầm cảm chức năng cao, công việc không chỉ là bổn phận mà còn là mục đích duy nhất giúp họ tiếp tục sống. Những người này có thể làm rất tốt công việc của mình, rồi về nhà và lên giường ngay lập tức. Họ không làm gì khác ngoài việc đi làm. Những người duy nhất họ tương tác là đồng nghiệp và khách hàng.

Thông thường, bạn sẽ cam kết quá mức vào một khía cạnh nào đó, chẳng hạn như vai trò của bạn, bất kể vai trò đó là gì và quên hẳn những khía cạnh khác trong cuộc sống. Một bà mẹ đi làm không có thời gian chăm sóc những nhu cầu cơ bản của mình, một vận động viên phải cố gắng hết sức vì đội bóng và một doanh nhân phải làm việc quá sức vì không muốn thất bại.

Bạn không còn cảm thấy vui vẻ hay thích thú với những hoạt động mà bạn từng yêu thích.
Cảm thấy mất khoái cảm, hoặc mất đi cảm giác và niềm vui trong những việc trước đây từng khiến bạn thích thú, là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao.

Có rất nhiều cảm giác có thể là dấu hiệu của chứng mất khoái cảm. Sau đây là những câu hỏi Joseph đặt ra để gợi ý suy ngẫm:

Sau khi ngủ trưa, bạn có cảm thấy sảng khoái không?
Khi ăn, bạn có thích món ăn của mình không? Bạn đã thưởng thức nó hay chỉ nuốt nó xuống?
Khi bạn đi chơi với người thân yêu, bạn có thích sự tương tác đó không? Hay là bạn bận rộn và mất tập trung?
Khi uống cà phê vào buổi sáng, bạn chỉ uống vài ngụm để bổ sung caffeine hay bạn đang thưởng thức hương vị của nó?

Nếu bạn thấy mình mất đi hứng thú trong nhiều hoạt động hàng ngày thì đó là điều đáng lo ngại.

Bạn mất hết động lực bên trong
Mọi người thường hiểu sai triệu chứng này là “lười biếng.” Nhưng nhiều người bị trầm cảm bắt đầu rất nhiều dự án một cách tùy tiện và không bao giờ hoàn thành, và không phải vì quá lười biếng để làm điều đó. Đó là vì họ không thể duy trì động lực.

Bạn có thể có ý chí hoàn thành các nhiệm vụ để kiếm sống, nhưng bạn lại mất đi năng lượng và ý chí để duy trì.

Bạn cứ hy sinh bản thân để làm hài lòng người khác.
Hành vi làm hài lòng mọi người là một dấu hiệu tinh vi hơn của chứng trầm cảm tiềm ẩn, nhưng Joseph cho biết các bác sĩ lâm sàng thích theo dõi loại “đặc điểm tự ngược đãi bản thân” này.

Những người thích làm hài lòng người khác không muốn làm người khác thất vọng. Họ không muốn mất đi vai trò là người làm mọi việc vì đó là nơi họ có được giá trị bản thân.

Bạn không bao giờ cảm thấy mình hoặc người khác đủ tốt.
Ranger cho biết những người bị trầm cảm có thể rơi vào kiểu suy nghĩ đáng lo ngại, cụ thể là “Tôi xấu xa, thế giới xấu xa và không có gì có thể thay đổi.”

Vì vậy, ngay cả khi bề ngoài bạn có vẻ ổn, nhưng nếu bạn ngày càng cảm thấy tuyệt vọng, thì đây là dấu hiệu bạn cần chú ý.

Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da màu, thường có triệu chứng này. Các chuyên gia về tâm thần cho biết chúng ta không nhất thiết cảm thấy như “Tôi bị trầm cảm.” Chúng ta chỉ cảm thấy như “Tôi không đủ tốt, tôi không làm đủ, tôi không chăm sóc bản thân đủ tốt.” Đó là vấn đề.

Thay vì cảm thấy như, “Ôi, tôi chán nản,” chúng ta cảm thấy như, “Ôi, tôi là kẻ thất bại.”

Phải làm gì nếu bạn tin rằng mình bị “trầm cảm tiềm ẩn”
Bạn có thể không cảm thấy như vậy khi đang phải trải qua những cảm xúc khó khăn này, nhưng bạn có thể thay đổi cảm xúc và suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Bạn xứng đáng được vui vẻ. Bạn xứng đáng có được cuộc sống mà bạn tận hưởng.

Sau đây là cách để bắt đầu cuộc hành trình với những cảm xúc tốt hơn:

Cảm nhận cảm xúc của bạn
Thông thường, mọi người cảm thấy tê liệt khi mắc phải loại trầm cảm chức năng này. Để giải quyết vấn đề, hãy chú ý đến cảm xúc bên trong của bạn.

Hãy thừa nhận và chấp nhận cảm xúc của bạn thay vì kìm nén nỗi đau. Nếu bạn buồn vì việc gì đó không xảy ra đúng như mong đợi, hãy xác nhận là bạn buồn. Đừng phủ nhận cảm xúc thực. Nói chuyện với người thân, chuyên gia trị liệu, viết nhật ký, hát hoặc khóc. Joseph cho biết đây là “phương pháp giải tỏa căng thẳng tự nhiên,” có thể giúp bạn học cách thể hiện cảm xúc tốt hơn.

Giao lưu
Lần cuối cùng bạn trò chuyện vui vẻ với người khác là khi nào? Nói chuyện với nhân viên pha chế, gọi điện cho mẹ, nhắn tin cho bạn bè. Ngoài việc vận động cơ thể mỗi ngày, chỉ cần một chút giao lưu xã hội là bạn có thể cải thiện tâm trạng.

Hãy nhớ những giá trị của bạn
Nhiều người mắc chứng trầm cảm chức năng cao đang theo đuổi những mục tiêu chủ yếu mang tính vật chất, như được khen thưởng, có việc làm hoặc tích lũy đồ đạc. Nhưng đến cuối đời, khi bạn nằm trên giường bệnh, bạn sẽ không muốn có thêm thứ gì nữa.

Vì vậy, hãy viết ra những điều quan trọng với bạn giúp bạn tìm ra những khoảnh khắc trong ngày để khai thác các giá trị của mình.

Tìm kiếm những khoảnh khắc vui vẻ mỗi ngày
Xác định càng nhiều thời điểm vui vẻ trong ngày càng tốt. Gọi điện cho người thân, đi cà phê với bạn, nghe vài khúc nhạc yêu thích, sắm cây cảnh nếu bạn là người thích làm vườn,…

Tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần
Tất nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bạn có thể cần được trợ giúp thêm. Chỉ vì bạn có thể theo kịp cuộc sống và nghĩa vụ của mình không có nghĩa là bạn không xứng đáng được chăm sóc. Hãy cân nhắc làm việc với một nhà trị liệu để khám phá các lựa chọn khác.

Dù bạn làm gì, đừng bỏ qua những triệu chứng này, vì những cảm giác này sẽ không biến mất.

Cuối cùng thì điều gì đó cũng sẽ xảy ra. Joseph cảnh báo. Căng thẳng sẽ hủy hoại cơ thể bạn. Hoặc là bạn sẽ bị suy nhược về thể chất biểu hiện dưới dạng một số dạng bệnh lý, như bệnh tự miễn, hoặc cuối cùng bạn sẽ suy sụp về mặt tinh thần.

(theo Huffpost)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: