Nếu không có ý nghĩa trong cuộc sống, bạn sẽ khó có được cảm giác được thuộc về. Trải nghiệm phổ quát này là lý do tại sao “Ikigai: The Japanese Secret to a Long and Happy Life” (Ikigai: Bí quyết sống lâu và hạnh phúc của người Nhật), khám phá cách tìm ra mục đích sống và là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới.
Gần đây, các tác giả của cuốn sách này, Héctor García và Francesc Miralles, xuất bản một cuốn khác về cách sống hạnh phúc và có mục đích sống. Lần này, trọng tâm không phải là Okinawa, Nhật Bản và cư dân sống lâu ở đây, mà thay vào đó, cuốn sách chuyển sang các nền văn hóa ở Ấn Độ để hiểu sâu hơn về cách tìm ra mục đích sống của mỗi người.
Trong “The Four-Way Path: A Guide to Purushartha and India’s Spiritual Traditions for a Life of Happiness, Success, and Purpose” (Con đường bốn chiều: Hướng dẫn về Purushartha và các truyền thống tâm linh của Ấn Độ để có cuộc sống hạnh phúc, thành công và có mục đích), García và Miralles tìm hiểu một khía cạnh quan trọng của Ấn Độ giáo được gọi là “purushartha,” có nghĩa là “mục đích hoặc mục tiêu của con người.”
Có bốn lĩnh vực cần được trau dồi để “sống theo purushartha,” García và Miralles đã viết.
Hãy tự hỏi bản thân bốn câu này để tìm ra mục đích của cuộc đời bạn (purushartha)
Kama: Tôi thích làm gì?
“Kama” ám chỉ “sự tận hưởng những gì đẹp đẽ trong cuộc sống” và tập trung vào cảm xúc, mong muốn và tình yêu của một cá nhân, García và Miralles đã viết. Lĩnh vực này yêu cầu bạn tự hỏi bản thân, “Tôi thích làm gì? Tôi muốn gì?”
Dharma: Thế giới cần gì ở tôi?
“Dharma” có một số nghĩa và thường được dịch là “cách sống đúng đắn,” đặc biệt là khi nghĩ đến bổn phận, giá trị đạo đức và đức hạnh. Để tìm ra dharma của mình, hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân, “Thế giới cần gì ở mình? Tại sao mình lại tồn tại?”
Artha: Tôi cần gì để duy trì cuộc sống của mình?
“Artha” ám chỉ những gì cần phải làm để duy trì cuộc sống của bạn, đặc biệt là liên quan đến sự nghiệp và an ninh tài chính. Những câu hỏi bạn có thể nghĩ đến trong lĩnh vực này là “Tôi cần gì để duy trì cuộc sống? Điều gì mang lại sự giàu có cho tôi và những người thân yêu của tôi?”
Moksha: Tôi là ai?
Cuối cùng, “moksha” hoàn toàn tập trung vào sự tự do và sự tự nhận thức. “Hãy thử nghĩ xem bạn sẽ định nghĩa bản thân mình như thế nào mà không đề cập đến tên, công việc, những thứ nói lên bản thân bạn, đất nước của bạn,” García và Miralles đã viết. Lĩnh vực này xem xét các câu hỏi, “Tôi là ai? Tôi là ai theo đúng nghĩa đen?”