Khi bạn là người gây căng thẳng cho chính mình

Có khi chính bạn là người gây căng thẳng cho chính mình. (minh họa: Pixabay)
Mindfulness
Mindfulness
Khi bạn là người gây căng thẳng cho chính mình
/

Có những tác nhân bên ngoài gây nên nỗi căng thẳng và lo lắng, nhưng đôi khi, chính bạn là người tự gây ra, để rồi khổ sở vì “ăn không ngon, ngủ không yên”.

Các chuyên gia tâm lý nêu ra một số suy nghĩ, khá ngây thơ và vô tình, khiến cho mọi thứ trong cuộc sống trở nên tồi tệ hơn. Thử xem, bạn có rơi vào những tình huống này không nhé.

1.Tin rằng bạn cần sửa sai

Khi bạn nghĩ mình cần phải sửa sai, tức là bạn tự nói rằng mình đang có vấn đề. Đây chính là điều khiến bạn bận tâm, dằn vặt vì những vấn đề của mình, và việc này chỉ khiến bạn khổ thêm.

2.Nghĩ ‘mình không lo thì ai lo!’
Nhiều người luôn hỏi làm thế nào để bớt lo lắng, nhưng họ vẫn tiếp tục lo, ngay cả khi họ biết, có lo cũng chẳng giải quyết được gì, mà còn khiến họ thêm căng thẳng. Nhưng lý do duy nhất khiến chúng ta lo lắng là vì một số người tin rằng lo lắng là cần thiết và hiệu quả nhất.

Điều này là không đúng, vì như thế sẽ khiến bạn cảm thấy mình như một kẻ thua cuộc và làm giảm hiệu suất làm việc và sinh sống của bản thân. Hãy từ bỏ ý nghĩ rằng lo lắng là có ích và bạn sẽ cảm thấy bình yên hơn và chín chắn hơn.

3.Làm nhiều việc cùng lúc
Rất nhiều người đang làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn gấp 10 lần, bởi vì họ liên tục cố gắng làm hoặc suy nghĩ nhiều việc cùng một lúc.

Cả hai đều tạo ra sự choáng ngợp một cách không cần thiết. Dù cho cố gắng cách mấy, ai cũng chỉ có thể làm từng việc một lúc. Nhận ra sự thật này và chấp nhận nó sẽ mang lại cho bạn sự nhẹ nhõm, niềm vui trong công việc và cải thiện hiệu suất.

Nhiều người dành trọn cả ngày của mình với sự cạn kiệt năng lượng. (minh họa: Getty Images)

4.Lảng tránh sợ hãi

Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đang tìm cách tránh khỏi những gì gây ra cảm giác này.

Nghe có lý, nhưng có một vấn đề là cuối cùng bạn sẽ chấm dứt một cuộc sống thoải mái không có rủi ro. Điều này trở nên nguy hiểm hơn về lâu dài bởi vì bạn không đối mặt với nỗi sợ hãi, và tiếp tục ảo tưởng rằng mình đang phó mặc cho một thực tế tàn khốc, khiến cho bạn yếu đi, cả về tinh thần và thể chất.

Hãy đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân và cố gắng vượt qua để làm được nhiều điều có ích hơn.

5.Tin vào lời nói dối về ‘lòng tự trọng’

Khi bạn tôn trọng bản thân, bạn sẽ đấu tranh để bảo vệ lòng tự trọng của mình.

Ví dụ  như việc một người ít tiếp xúc với người khác vì họ sợ bị đánh mất lòng tự trọng. Nhưng hãy nhớ rằng lòng tự trọng được hình thành trong tâm trí, và không ai có thể làm tổn thương nó.

6.Du hành xuyên thời gian
Năng khiếu hình dung của con người mang đến nhiều cơ hội, chẳng hạn như hoạch định một con đường phía trước và ghi nhớ những sai lầm trong quá khứ để không mắc lại trong tương lai.

Tuy nhiên, đó là con dao hai lưỡi, bởi vì chỉ dành thời gian cho tương lai hoặc quá khứ sẽ phá hủy những tiềm năng mà hiện tại mang lại. Hiện tại là tâm thức thanh tịnh và bạn luôn có thể quay lại đây bất kỳ khi nào bạn cần nương tựa.

7.Thói quen tiêu hao năng lượng
Hãy liệt kê ra tất cả những thứ làm tiêu hao năng lượng của mình và những thứ thúc đẩy nó.

Nhiều người dành trọn cả ngày của mình với sự cạn kiệt năng lượng. Việc này góp phần tạo nên một cơ thể mất cân bằng. Khi mất cân bằng, chúng ta dễ lo lắng và căng thẳng hơn.

Nâng cao nhận thức về nơi rò rỉ năng lượng của bạn và giải quyết những vấn đề khó khăn nhất trước tiên.

8.Hiểu sai định nghĩa của ‘sự lo lắng’
Nhiều thứ góp phần gây lo lắng và căng thẳng, nhưng không có gì giúp ích ở cấp độ cơ bản nếu bạn không hiểu nó thực sự hoạt động như thế nào. Nhưng đừng lo, vì hầu hết mọi người đều không biết.

Đa số mọi người nghĩ rằng căng thẳng là do các sự kiện bên ngoài, con người và môi trường. Tuy nhiên, thực tế thì hầu như không phải vậy. Căng thẳng xuất phát từ bên trong tâm trí mỗi cá nhân. Chúng ta cảm thấy những suy nghĩ của chính mình, cho rằng ai đó đang ‘khó chịu’, hãy nghĩ về điều đó và cảm thấy suy nghĩ khó chịu trong cơ thể là căng thẳng.

Hiểu được điều này sẽ thay đổi toàn bộ trải nghiệm của bạn và bạn sẽ thấy việc tâm trí mình bám chặt vào những suy nghĩ tiêu cực là hoàn toàn vô ích. Đây là cách để được tự do về mặt tinh thần.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: