Khi người thành đạt bị stress

Những người thành đạt trong xã hội thường gặp nhiều áp lực.(minh họa: Unsplash)

Thực tế, ai cũng có thể bị căng thẳng, nhưng những người thành đạt trong xã hội thường gặp áp lực hơn rất nhiều.

Nhóm người này bề ngoài phải tỏ ra vượt trội để giữ hình ảnh với người khác. Họ phải làm việc nhiều hơn và dĩ nhiên, khi áp lực nhiều hơn và thường xuyên hơn là lúc họ gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần. Đặc biệt là ở nam giới.

Chứng căng thẳng dẫn đến trầm cảm ẩn ở nam giới có những dấu hiệu như cảm giác mệt mỏi, hoạt động chậm chạp, rối loạn giấc ngủ, phổ biến là ngủ quá nhiều hoặc quá ít, mất ngủ hoặc thức dậy rất sớm. Họ mất tập trung, dễ nổi nóng, dễ phản ứng mạnh với những chuyện bình thường do luôn cảm thấy khó chịu và suy nghĩ tiêu cực. Một số triệu chứng khác bao gồm thèm ăn hoặc chán ăn, thay đổi cân nặng, không còn niềm vui, có cảm giác trống rỗng, có xu hướng tránh tiếp xúc xã hội.

Bên cạnh đó, những người thành công hoặc ở vị trí cao tập trung hầu như toàn bộ tâm sức vào công việc, họ có rất ít thời gian cho việc chăm sóc bản thân, gia đình hoặc có những giây phút tĩnh lặng, cân bằng – là nguyên nhân dẫn đến kiệt sức.

(Hình minh họa: Unsplash)

Sự căng thẳng ở một người thành công thực sự có thể gây ra các giai đoạn bệnh tâm thần, bắt đầu từ tình trạng rối loạn lo âu và stress, là sự mất cân bằng giữa nhu cầu và mức độ thỏa mãn của con người trong cuộc sống về tình cảm, tài chính, công việc, lòng tin…

Khi gặp stress, nhiều người thường ứng phó bằng các cách như chống lại, bỏ chạy, thu mình hoặc thích ứng, sống chung với stress. Nếu bốn cách này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến rối loạn lo âu, về lâu dài dẫn đến trầm cảm.

Càng nguy hiểm hơn khi họ không thể chia sẻ và tìm sự trợ giúp về sức khỏe tâm thần, họ không thể thừa nhận tình trạng của mình. Họ luôn phải tỏ ra là họ “ổn.” Để tỏ ra mạnh mẽ và chứng tỏ giá trị của mình, mỗi ngày họ đều phải khoác chiếc áo “bình thường” để chiến đấu với công việc, song thực tế luôn phải sống trong cảm giác mệt mỏi, quá tải.

Các chuyên gia nhìn nhận căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Điều quan trọng là cần nhận ra bản thân gặp vấn đề và đánh giá tình trạng này ở góc độ tích cực. Mỗi người nên học và tập luyện các kỹ năng ứng phó để giúp tâm lý cân bằng, không để bị căng thẳng thường xuyên, nguy cơ cao dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác,.

Các kỹ năng được bác sĩ khuyến cáo là tập thể dục, chạy bộ, ăn uống lành mạnh, tìm ra các thú vui, gặp gỡ bạn bè, hoạt động thiện nguyện nếu có điều kiện. Khi cần thiết, đừng ngần ngại tìm đến trị liệu chuyên nghiệp để được giúp đỡ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tướng phu thê
Dân gian Việt Nam thường dùng từ “tướng phu thê” khi thấy các cặp vợ chồng có nét mặt giống nhau. Nhưng về khoa học, chuyện này cũng được minh…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: