Không phải ‘lúc nào cũng bận rộn’ là tốt

(Hình minh họa: Priscilla Du Preez/Unsplash)

Việc luôn bận rộn thường được coi là một biểu tượng danh dự và là dấu hiệu của lòng tự trọng, nhưng lúc nào cũng bận rộn, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người.

Nghiên cứu cho thấy mức độ bận rộn mà một người có liên quan chặt chẽ đến cảm giác được tôn trọng, cũng như cách người khác nhìn nhận về địa vị của họ. Những người luôn bận rộn có xu hướng cảm thấy mình được cần đến, được săn đón và quan trọng, do đó nâng cao cảm xúc về bản thân của họ.

Tuy nhiên, việc một người luôn bận rộn, bận không kịp ăn, bận không có giờ nghỉ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng duy trì các mối quan hệ lành mạnh của người đó.

Nếu chúng ta quá bận rộn đến mức không thể tự chăm sóc bản thân, dành thời gian cho những người thân yêu và tận hưởng thời gian rảnh rỗi, điều này chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe tổng thể. Việc ngắt kết nối khỏi công việc hoặc các nghĩa vụ không cần thiết, chịu khó nghỉ ngơi và dành thời gian cho bản thân sẽ cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.

Bận rộn và năng suất thường bị nhầm lẫn với nhau. Nếu luôn bận rộn, có thể có nhiều việc phải làm, nhưng điều này không có nghĩa chúng ta đang sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả, làm việc có năng suất. Không cần phải lúc nào cũng “vắt giò lên cổ” để có năng suất. Bận rộn liên quan đến cách sử dụng thời gian.

Việc luôn bận rộn có thể tác động đến cuộc sống của mỗi người theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, các mối quan hệ và khả năng đạt được sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống.

(minh họa: Pixabay)

Sự bận rộn có thể dẫn đến việc hy sinh sức khỏe thể chất để hoàn thành nhiệm vụ. Không ưu tiên tập thể dục nhiều như mong muốn hoặc không ngủ đủ giấc như cơ thể cần. Chúng ta cũng có thể thấy mình phớt lờ hoặc gạt sang một bên mọi vấn đề sức khỏe thể chất thay vì đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

Sự bận rộn quá mức cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất bằng cách kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề như căng cơ, bồn chồn hoặc mất ngủ, đau đầu, viêm, suy giảm chức năng miễn dịch, mệt mỏi, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tim mạch.

Mỗi người sẽ có ý tưởng riêng về việc quá bận rộn có ý nghĩa như thế nào đối với họ. Nếu cảm thấy quá tải hoặc kiệt sức, điều quan trọng là phải ưu tiên sức khỏe và thể chất của mình.

Mặc dù có thể khó thay đổi các ưu tiên và thời gian của mình, nhưng việc làm như vậy có thể giúp tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như mối quan hệ gắn kết hơn với những người thân yêu của chúng ta.

Hãy luôn tự nhủ rằng tất cả chúng ta đều xứng đáng dành thời gian cho bản thân, dù là một kỳ nghỉ trọn vẹn hay những giờ nghỉ ngắn trong ngày. Đó là một lời nhắc nhở quan trọng với bản thân rằng chúng ta là những cá nhân xứng đáng và có giá trị.

(theo Verywell Mind)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tự sửa máy may
Máy may là một vật dụng vô cùng hữu ích, nhưng thường bị bỏ xó trong tủ vì ít sử dụng nhiều hoặc có phần nào của máy bị hư.…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: