Để hòa mình vào một thế giới với nhịp độ nhanh như ngày nay, nhiều người thường thấy mình phải vật lộn để cân bằng cảm xúc cá nhân. Những tình huống gây căng thẳng, những mối quan hệ đầy thử thách và những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống đều là nguyên nhân gây ra những cảm xúc lấn át, dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và thể chất.
Tuy nhiên, để học cách cân bằng cảm xúc, duy trì cái nhìn tích cực và có cuộc sống viên mãn thật ra không khó. Các chuyên gia trên trang Medium gợi ý bốn thói quen từ những người có tâm trạng luôn ổn định, theo đó bạn có thể áp dụng để đạt được sự cân bằng trong cảm xúc và sống hạnh phúc hơn.
Một trong những thói quen hiệu quả nhất của những người cân bằng cảm xúc là chánh niệm. Chánh niệm là việc đặt tâm trí hoàn toàn vào thời điểm hiện tại, không phán xét. Nó liên quan đến việc chú ý đến suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác thể chất của chính bạn và chấp nhận chúng mà không cố gắng thay đổi gì cả.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chánh niệm có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Bằng cách thực hành chánh niệm, bạn có thể học cách điều chỉnh cảm xúc của mình và phát triển khả năng tự nhận thức tốt hơn. Thói quen này cũng giúp cải thiện mối quan hệ của bạn với những người khác, bởi vì bạn đã trở nên hòa hợp hơn với nhu cầu và cảm xúc của họ.
Để thực hành chánh niệm, hãy dành ra vài phút mỗi ngày để ngồi yên lặng và tập trung vào hơi thở của bạn. Ngoài ra, đi bộ chánh niệm, ăn uống chánh niệm hoặc lắng nghe chánh niệm cũng rất có lợi cho sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là phải để đầu óc vào thời điểm hiện tại và chú ý đến những suy nghĩ và cảm xúc của bạn mà không phán xét.
Một thói quen hữu ích khác là nuôi dưỡng lòng biết ơn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc thừa nhận và đánh giá cao những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn, dù nhỏ đến đâu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta biết ơn một ai hay điều gì đó, tâm trạng của bản thân sẽ cải thiện rõ ràng, tăng khả năng phục hồi và nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Để nuôi dưỡng lòng biết ơn, hãy tạo thói quen chú ý và đánh giá cao những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn, như việc viết ra những điều mà bạn biết ơn mỗi ngày vào nhật ký. Ngoài ra, nhiều người cũng chọn cách bày tỏ lòng biết ơn với người khác qua việc gửi thư hoặc email, tin nhắn để cảm ơn hoặc trực tiếp bày tỏ lòng biết ơn của mình.
Thực hiện lòng biết ơn sẽ giúp bạn tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống, ngay cả trong những thời điểm khó khăn. Bằng cách nuôi dưỡng lòng biết ơn còn giúp bạn xây dựng khả năng phục hồi và phát triển cách nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Thói quen tốt này cũng cải thiện các mối quan hệ của bạn, vì bày tỏ lòng biết ơn là chìa khoá để củng cố mối quan hệ với những người khác xung quanh.
Những người cân bằng cảm xúc luôn ưu tiên chăm sóc bản thân. Tự chăm sóc liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của từng cá nhân. Việc này bao gồm các hoạt động như tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và dành thời gian làm những việc bạn thích.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chăm sóc bản thân là cực kỳ có lợi để để duy trì sự cân bằng cảm xúc và hạnh phúc. Bằng cách ưu tiên chăm sóc bản thân, bạn sẽ giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và nâng cao sức khỏe tổng thể. Thói quen này cũng cải thiện mối quan hệ của bạn với những người khác, vì bạn sẽ có nhiều năng lượng và sự tích cực hơn để trao cho những người xung quanh, và có một cuộc sống trọn vẹn hơn.
Cuối cùng, những người có tâm trạng ổn định thúc đẩy các kết nối có ý nghĩa với những người xung quanh họ. Kết nối xã hội rất cần thiết cho cảm xúc hạnh phúc và nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có mạng lưới hỗ trợ xã hội mạnh mẽ sẽ kiên cường hơn và có khả năng đối phó với căng thẳng tốt hơn.
Để thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa, hãy tạo thói quen dành thời gian cho những người mà bạn quan tâm, bao gồm bạn bè, gia đình hoặc các nhóm cộng đồng. Bạn cũng có thể tìm kiếm những mối quan hệ mới bằng cách tham gia các câu lạc bộ hoặc tình nguyện vì những lý do tích cực.
Kết nối xã hội là điều cần thiết cho sự cân bằng cảm xúc và hạnh phúc. Việc thúc đẩy các kết nối có ý nghĩa sẽ giúp bạn xây dựng khả năng phục hồi, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của mình. Các kết nối có ý nghĩa mang lại sự hỗ trợ về mặt cảm xúc, cảm giác thân thuộc và cảm giác có mục đích. Thói quen này nhằm giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, vì các kết nối xã hội mạnh mẽ có liên quan đến kết quả sức khỏe tốt hơn.
Nói tóm lại, những người cân bằng về mặt cảm xúc đã học cách điều chỉnh cảm xúc của mình, duy trì cái nhìn tích cực và có cuộc sống trọn vẹn. Bằng cách thực hành chánh niệm, trau dồi lòng biết ơn, ưu tiên chăm sóc bản thân và thúc đẩy các kết nối có ý nghĩa, bạn sẽ đạt được sự cân bằng về mặt tinh thần lẫn thể chất. Tuy những thói quen này không thể chỉ cần ngày một ngày hai để trau dồi, nhưng với sự luyện tập và kiên trì, bạn dư sức biến chúng thành một phần thói quen hàng ngày của mình và tận hưởng những lợi ích mà chúng mang lại.
Hãy nhớ rằng, cân bằng cảm xúc không phải là không bao giờ trải qua những cảm xúc tiêu cực hoặc không bao giờ cảm thấy căng thẳng. Đó là học cách quản lý cảm xúc của bạn một cách hiệu quả để chúng không kiểm soát cuộc sống của bạn.