Lắng nghe âm thanh của yên lặng

Minh họa: Sergey Pesterev/Unsplash

Một buổi sáng mùa đông năm nọ, một hiện tượng kỳ lạ, chưa từng thấy đã xảy ra ở thác Niagara, NY. Hoàn toàn yên lặng. Một trong ngũ đại hồ, hồ Erie bị đóng băng không còn đổ nước xuống thác được và cả Niagara trở thành một tường đá đông cứng. Cái tiếng động ầm ĩ của thác đổ ngàn năm hôm đó nhường chỗ cho yên lặng hoàn toàn. Điều này không có nghĩa là cái yên lặng đó đã không có từ trước mà chỉ mới sinh ra buổi sáng mùa đông năm đó.

Nó đã có từ lúc thác Niagara mới hình thành từ ngàn năm. Chỉ có điều người ta không ai để ý lắng nghe nó. Nó bị một chuỗi dài tiếng động che giấu nó. Bạn làm gì khi bạn đi kinh hành (walking meditation)? Bạn chú tâm vô cái động tác bước, hay cái tiếng động làm ra bởi cái bàn chân khi nó chạm sàn gỗ hay thảm? Cái chú tâm này nó liên tục hay nó có lúc nó gây ra tiếng động, làm cho bạn hay biết bước nhanh hay chậm; và không có lúc bàn chân bạn còn chưa đụng sàn? Dĩ nhiên là liên tục, cả chân đụng sàn hay chưa đụng sàn. Du khách của thác Niagara không phải hành giả kinh hành. Họ chỉ nghe được khi có tiếng động và có cái ảo tưởng là cái gì không làm ra tiếng là không có.

Minh họa: Jordan Wozniak/Unsplash

Lắng nghe, hay biết mà không nghe gì cả

Khoảng 400 bác sĩ chăm chú nghe một thuyết trình viên hôm đó ở một buổi hội thảo CME tại Harvard năm 2015. Tôi là một trong nhóm ngồi nghe. “Khi tôi hỏi quí vị có nghe không thì quý vị trả lời nhé”. Deepak Chopra báo cho toàn thính giả.

Quý vị nghe không?

Nghe. Chúng tôi hớn hở la to…

Bây giờ hãy nghe cho kỹ. Khi tôi hỏi “Quý vị nghe không?” thì khoan trả lời. Hãy lặng thinh, chờ cho đến khi tôi đưa ngón tay trỏ phải lên trời thì chừng đó mới trả lời nhé”. Sau đó thì ổng hỏi.

Quý vị nghe không? Toàn thể im phăng phắc, hoàn toàn im lặng trong thính đường. Chúng tôi tuân lệnh, chăm chú nhìn ổng. Khoảng chừng 90 giây đồng hồ sau, ổng chỉ ngón tay trỏ phải lên trời. Chúng tôi đồng thanh la to:

Nghe!

Deepak Chopra tuyên bố: “Cái khoảng thời gian 90 giây đó là pure awareness”.

Tôi hiểu ổng muốn nói tôi đã lắng nghe một cái hoàn toàn tĩnh lặng. Cả không có chấn động của âm thanh trong không khí mà cũng không có dao động trong ý tưởng. Yên lặng bên ngoài là một sự vắng mặt của tiếng động âm thanh. Định là một sự đứng lại của ý tưởng. Đó là Samadhi, hay còn gọi là stillness.

Hôm lễ Phật đản 26 Tháng Năm vừa rồi, thiền sư Ajahn Amaro, đệ tử của Ajahn Chah, được mời giảng Dharma tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại NY.

Người thế tục hay xưng tán mấy cái màu nhiệm lúc Đức Phật đản sanh, như mới sanh đã đi bảy bước và có bảy đóa hoa sen nở dưới chân ngài. Cái mầu nhiệm thật sự mà đức Phật đã cống hiến cho nhân loại là cái ngài tìm thấy có sẵn trong tâm thức của mỗi người. Một cái hiện tượng hết sức bình thường mà không ai để ý. Đó là: “The feeling arises and passes away; The perception arises and passes away”.

Khoảng yên lặng giữa hai tiếng động và khoảng trống không giữa hai niệm.

Cái yên lặng đầy ý nghĩa của thác Niagara đóng băng là cái tương đương của chú tâm, lắng nghe lệnh giơ ngón tay của Deepak Chopra trong 90 giây đồng hồ.

Cái ngàn năm yên lặng của Niagara không ai hay. Chỉ hay biết là nó có thật trong hai ngày. Sau đó lại chìm đắm trong thế giới của âm thanh. Hay biết < awareness > cái khoảng trống không, emptiness, giữa hai niệm, cái trước đã qua mà cái kế tiếp chưa đến, là cái khả năng nghe được cái đứng yên, dừng lại của vô niệm mà ông Đỗ Hồng Ngọc nói. Nghe cái không động của Deepak Chopra làm thí nghiệm. Nghe cái Samadhi của các thiền sư như Dipa Ma. Nghe cái “Stillness speak” của Ekkhart Tolle.

Nguồn: dohongngoc.com

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: