Nỗi ám ảnh có nhiều dạng, ví dụ sợ đi máy bay, sợ vô thang máy, sợ độ cao… nhưng mỗi nỗi ám ảnh có một điểm chung là: phi lý!
Christopher Paul Jones, chuyên gia về nỗi ám ảnh, có một phòng khám trên Harley Street, London, nói với CNBC Make It trong một cuộc phỏng vấn: “Nỗi ám ảnh là một phản ứng phi lý đối với một chất lành tính. Là con người, vốn được lập trình sẵn rằng khi gặp nguy hiểm, hạch hạnh nhân của chúng ta sẽ hoạt động và sau đó thực hiện một trong nhiều việc. Phổ biến nhất là chiến đấu, bỏ chạy, đứng im như tượng, tức giận và đấm thứ gì đó, chạy trốn khỏi thứ đó, hoặc trốn tránh nó.”
Amygdala là một phần của não xử lý các cảm xúc như sợ hãi hoặc động lực.
Jones cho biết bộ kích hoạt này rất hữu ích khi một người gặp phải nguy hiểm. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh là khi phản ứng đó hướng tới điều gì đó không nguy hiểm.
Phòng khám của Jones đã điều trị nhiều chứng ám ảnh khác nhau, từ sợ nước, sợ độ cao, sợ vi trùng, sợ kim tiêm và thậm chí là sợ thất bại.
Ông giải thích rằng nỗi ám ảnh phát triển thông qua phản ứng có điều kiện giống như thí nghiệm về con chó của Pavlov. Thí nghiệm nổi tiếng đó được thực hiện bởi nhà thần kinh học người Nga – Ivan Pavlov, người luôn rung chuông mỗi khi ông cho chó ăn. Cuối cùng, những con chó bắt đầu chảy nước miếng khi nghe thấy tiếng chuông vì chúng liên tưởng đến thức ăn.
“Con người cũng làm điều tương tự,” Jones giải thích. “Thông thường nhất với nỗi ám ảnh, tại một thời điểm nào đó trong quá khứ, não của bạn liên kết mối nguy hiểm với điều gì đó đã xảy ra… sau đó bất cứ khi nào bạn nghĩ lại về điều đó trong tương lai, nó sẽ kích hoạt phản ứng cũ đó.”
Cuốn sách “Face Your Fears” (Đối mặt với những nỗi sợ hãi của bạn) được xuất bản gần đây của Jones hướng dẫn người đọc các bài tập giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi. Ông đã chia sẻ ba mẹo hàng đầu của mình để vượt qua mọi nỗi sợ sệt với CNBC Make It.
Thử thách nhận thức của bạn về đối tượng
Theo Jones, một kỹ thuật rất đơn giản để thách thức nỗi ám ảnh của bạn là suy nghĩ khác về đối tượng khiến bạn sợ hãi. Ông gọi đó là hiệu ứng “Harry Potter” – ám chỉ một cảnh trong bộ phim “Harry Potter and the Chamber of Secrets,” nơi các học sinh phải đối mặt với một nỗi sợ sệt của chính mình và sử dụng phép thuật để biến nó thành một điều gì đó hài hước.
“Vì vậy, khi bạn nghĩ về con nhện đó, thường thì nó rất to và rất gần. Nếu bạn tưởng tượng nó nhỏ bé, đen trắng… hoặc tưởng tượng nó đang trượt patin, hút một ít xì gà, nhảy múa với một bàn tay nhỏ bé… bạn sẽ cảm thấy rất khác,” Jones nói.
Ông đề nghị sử dụng kỹ thuật tương tự cho cuộc đối thoại nội tâm của bạn.
“Nếu bạn nói ‘Trời ơi, sợ quá!’ hoặc ‘Khiếp, giật hết cả mình!’ hoặc ‘Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi xấu hổ?’ Nếu bạn tưởng tượng cuộc đối thoại nội tâm đó giống như chuột Mickey hoặc Vịt Donald, với giọng nói the thé, điều này sẽ lấy hết sức mạnh của nỗi sợ,” ông khuyên.
Theo Jones, hiện tại, điều này sẽ thay đổi cách bạn nhìn nhận nỗi sợ sệt vì nó sẽ có vẻ “ngớ ngẩn hơn và kém thực tế hơn.”
Hãy ôm lấy chính mình
Một trong những cách đơn giản nhất để an ủi bản thân khi gặp phải nguồn gốc của nỗi ám ảnh là ôm lấy bản thân.
Ông giải thích: “Về cơ bản, nếu bạn khoanh tay và di chuyển lên xuống vai, giống như bạn đang ôm chính mình, sẽ giải phóng các chất hóa học giống như khi bạn đang ôm người khác hoặc ai đó đang ôm bạn. Việc này giải phóng oxytocin và nhiều loại hóa chất khác và điều xảy ra là, nếu bạn đang làm bất cứ điều gì mang lại cảm giác thư giãn hoặc tự xoa dịu bản thân trong khi cố gắng hình dung ra điều mà bạn sợ hãi, não sẽ phải nỗ lực hết mình để giữ hai cảm xúc cùng một lúc, và do đó cảm giác sợ sệt sẽ giảm đi.”
Phục hồi bộ não của bạn
Jones nhắc lại thí nghiệm về con chó của Pavlov và nói rằng giống như là một khi bộ não được tạo điều kiện để sợ hãi điều gì đó, nó cũng được điều chỉnh để xóa bỏ nỗi sợ hãi đó.
″Nếu bạn quay lại với những thời khắc hạnh phúc, bình tĩnh hoặc không thể ngừng cười và bạn chỉ hình dung những điều đó trong tâm trí mình, đồng thời hình dung những khoảnh khắc đó, bạn sẽ làm điều gì đó độc đáo ở đỉnh điểm của cảm xúc như siết chặt nắm tay của mình, nghĩ về những khoảng thời gian hạnh phúc, lặp đi lặp lại hai việc này, thì bạn sẽ tạo ra một phản ứng có điều kiện kiểu Pavlovian nhân tạo,” Jones giải thích.
Ông chỉ rằng nếu bạn bóp cổ tay mình khi đối mặt với một nỗi sợ sệt cụ thể, việc này sẽ đưa bạn trở lại những ký ức vui vẻ đó và loại bỏ cường độ cảm xúc của nỗi sợ hãi. “Đó là một số việc rất nhanh chóng mà bạn có thể làm để phá vỡ khuôn mẫu cũ đó. Nếu bạn nghĩ về Reddit hoặc YouTube, nơi mọi người xem một bộ phim kinh dị và cắt lại nó thành một bộ phim hài hước vì họ thay đổi âm nhạc và nhịp độ, chúng ta có thể làm điều đó bằng những hình ảnh bên trong, cuộc đối thoại bên trong và cảm xúc bên trong của chúng ta.”