Nghĩ đến cái chết để có động lực sống

(Hình minh họa: Eyasu Etsub/Unsplash)

Bạn có thường xuyên nghĩ về cái chết không? Một thạc sĩ chia sẻ hiểu biết của mình về cái chết và cách dùng nó để làm động lực sống.

Ý nghĩ về việc không còn tồn tại là điều nhiều người sợ hãi, và họ thường bị tránh né, nhưng một chuyên gia tâm lý cho rằng mọi người cần phải đối mặt trực tiếp với nỗi sợ chết để có một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Jodi Wellman, người sáng lập nền tảng phúc lợi Four Thousand Mondays nói với CNBC Make It trong một cuộc phỏng vấn: “Mẹo hàng đầu của tôi là tìm hiểu chi tiết cái mà tôi gọi là phép toán tỷ lệ tử vong. Hầu hết mọi người đều thích đếm tiền, vậy tại sao không đếm những ngày Thứ Hai luôn thể?”

Wellman, người có bằng Thạc Sĩ về tâm lý học tích cực ứng dụng tại University of Pennsylvania, gần đây xuất bản cuốn sách “You Only Die Once” (Bạn Chỉ Chết Một Lần) – cẩm nang giúp mọi người đánh thức lại niềm đam mê và sự tò mò đối với cuộc sống.

Cô giải thích với CNBC Make It rằng một người bình thường trải qua trung bình 4,000 ngày Thứ Hai trong đời và khuyên mọi người nên xem xét rằng họ còn lại bao nhiêu ngày Thứ Hai mỗi tuần bằng cách sử dụng máy tính trên trang web của cô.

Điều này như một lời nhắc nhở về sự khan hiếm của thời gian, thúc đẩy mọi người đưa ra những hành động quan trọng trong cuộc đời mình. Theo Wellman, nó dựa trên một khái niệm gọi là “sự khan hiếm tạm thời,” nghĩa là việc coi trọng những tài sản tạm thời hơn những tài sản vô hạn.

(Hình minh họa: Angelika Agibalova/Unsplash)

Cô cảnh báo: “Vì vậy, mọi người nên thật sự hòa hợp với tính chất tạm thời của cuộc sống của mình, bởi vì nếu không, bạn sẽ không hành động và trở nên mòn mỏi.”

Hầu hết nhiều người ổn định với những công việc không thỏa mãn và gác lại những đam mê, như đi học một ngôn ngữ mới hoặc đi du lịch, nhưng “sau này” là khoảng thời gian không thực tế và có lẽ là không bao giờ đến.

Theo Wellman, khi bạn nhớ mình còn bao nhiêu ngày Thứ Hai còn lại, nhiều khả năng bạn sẽ đi ghi danh lớp học ngôn ngữ đó. Nếu bạn biết mình sẽ sớm qua đời, có lẽ rằng bạn sẽ hối tiếc những gì mà mình chưa kịp làm. Vậy thì tại sao không thực hiện những điều đó ngay khi có thể?

Ý tưởng của sự ra đi là một động lực truyền cảm hứng cho Wellman trong nhiều năm. “Có một điều vô lý là mọi người đều làm việc chăm chỉ để đạt được thứ mình muốn, và làm việc cần cù để yêu cuộc sống của bản thân, tuy nhiên, tất cả đều biết rằng sự sống là hữu hạn. Sự kết hợp giữa việc cố gắng hết sức để yêu cuộc sống khi một ngày nào đó mình sẽ không còn sống trong cuộc đời này. Tôi luôn thấy điều đó thật thú vị,” Wellman nói. Cô cũng cho biết thời điểm quan trọng khuyến khích cô theo đuổi chủ đề này là khi mẹ cô qua đời ở tuổi 58.

“Tôi nhận thức được rằng mẹ tôi ra đi trong sự tiếc nuối về đủ thứ mà bà không chọn, chẳng hạn như những ý tưởng kinh doanh, những cuốn sách mà bà bắt đầu viết, những câu chuyện bà viết rồi nhưng lại không gửi đi, và tất cả những ước mơ bị ngủ quên. Thật là buồn.”

Đối với Wellman, đó là một “lời cảnh tỉnh,” vì sự sống này chỉ là tạm thời, nên hãy nghĩ đến cái chết, để tiếp tục sống tốt.

(theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: