Theo Jamil Zaki, phó giáo sư tâm lý học tại Stanford University, việc nghi ngờ có vẻ vô hại, chẳng có gì sai, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng.
Tư tưởng hoài nghi là “niềm tin rằng nhân loại nói chung là ích kỷ, tham lam và không trung thực,” Zaki nói với CNBC Make It, “và điều này gây hại cho sức khỏe.” Ông Jamil Zaki là tác giả của cuốn sách mới “Hope for Cynics: The Surprising Science of Human Goodness.
Theo ông, những người hay nghi ngờ có xu hướng bị trầm cảm, lo lắng, bị nghiện nhiều hơn. Nhưng đó cũng là vấn đề về thể chất. Những người hoài nghi có xu hướng mắc nhiều bệnh về tim và bệnh tiểu đường hơn. Họ thậm chí còn qua đời sớm hơn những người ít nghi ngờ. Điều quan trọng là phải biết rằng điều ngược lại với sự hoài nghi không phải là tin tưởng bất kỳ ai.
Tất nhiên, có những lợi ích khi không tin tưởng mọi người trong nhiều tình huống, nhưng sự hoài nghi là quyết định không tin tưởng bất kỳ ai. Đó là một lý thuyết bao quát về tất cả mọi người, và rất khó để hiểu được điều gì đó như vậy sẽ giúp chúng ta như thế nào.
Zaki đưa ra ba điều, cho rằng nếu bạn đồng ý, có lẽ bạn là một người có tính hay đa nghi.
-Không ai quan tâm nhiều đến những gì xảy ra với bạn.
-Hầu hết mọi người không thích giúp đỡ người khác.
-Đa số mọi người tỏ ra trung thực chủ yếu vì họ sợ bị phát hiện.
“Nếu bạn không đồng ý với cả ba câu trên, có lẽ bạn có mức độ hoài nghi thấp. Nếu chỉ đồng tình với một câu, bạn đang ở mức trung bình thấp, nếu bạn hài lòng với hai câu, bạn đang ở mức trung bình cao. Và nếu bạn cho rằng cả ba câu là đúng, bạn chắc chắn là một người đa nghi,” Zaki viết trong cuốn sách của mình.
Vào những năm 1950, các nhà tâm lý học Walter Cook và Donald Medley đưa ra một đánh giá bao gồm 50 câu, yêu cầu giáo viên chỉ ra liệu họ đồng ý hay không, trong nỗ lực xác định những giáo viên giỏi. Ba câu trên được lấy từ danh sách của Cook và Medley.
“Giáo viên càng đồng ý với các câu, thì mối quan hệ của họ với học sinh càng tệ,” Zaki viết. “Càng có nhiều câu mà mọi người đồng ý, thì họ càng nghi ngờ bạn bè, người lạ và gia đình.”
Zaki chia sẻ ba cách để đảo ngược sự hoài nghi và trở nên tin tưởng người khác hơn: “Trước nhất bạn phải từ bỏ sự nghi ngờ. Nếu đang muốn làm vậy, thì có một vài điều bạn có thể thử. Để loại bỏ sự hoài nghi và tin tưởng hơn vào những điều tốt đẹp ở mọi người và kết quả tích cực. Tỏ ra tiêu cực không khiến bạn đúng, khôn ngoan, không giúp bạn an toàn và có đạo đức. Cố gắng giống một nhà khoa học hơn: Tìm kiếm bằng chứng để chứng minh hoặc bác bỏ những niềm tin tiêu cực mà bạn có.
“Khi thấy mình đưa ra những phán đoán chung về mọi người hoặc không tin tưởng những người mà bạn vừa gặp, hãy tự hỏi bản thân, kiểm tra thực tế động lực đó và nói rằng, ‘Tại sao tôi lại cảm thấy như vậy?’”
Cho mọi người cơ hội thể hiện con người thật của mình: Điều này đòi hỏi phải có lòng tin mạnh mẽ và tính toán rủi ro để tìm hiểu mọi người như thế nào trước khi cho rằng họ là như vậy.
Zaki giải thích: “Nhiều người đánh giá thấp mức độ đáng tin cậy, hào phóng, thân thiện và cởi mở của mọi người. Điều đó không có nghĩa là không có những kẻ khờ trên đời này. Tất nhiên là có, nhưng người bình thường đánh giá thấp người bình thường.”
Theo ông, khi ai đó thực hiện những thực hành này, họ sẽ phát triển được cảm giác hy vọng. “Hóa ra hy vọng vô cùng có giá trị đối với sức khỏe của con người và đặc biệt quan trọng khi chúng ta phải đối mặt với nghịch cảnh.”
Những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn, nhưng mang nhiều hy vọng, có xu hướng “nhìn thấy mục tiêu học tập của mình rõ ràng hơn và theo đuổi chúng một cách quyết liệt hơn,” và hy vọng thường là trung tâm của các phong trào xã hội.
Hy vọng không phải là loại cảm giác tự mãn, lạc quan, mà đúng hơn là khao khát điều gì đó tốt đẹp hơn giúp cải thiện sức khỏe, củng cố các mối quan hệ và cộng đồng của chúng ta, và là động lực cho sự thay đổi xã hội.