Những hành vi tinh tế cần tránh trong giao tiếp

(Hình minh họa: Ben White/Unsplash)

Khi ai đó nói với bạn rằng bạn đừng quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình, điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Bởi vì mặc dù bạn cần phải là chính mình, nhưng những gì mà những người khác nghĩ về bạn cũng quan trọng không kém, vì đó là những phản hồi thực tế về bạn.

Nếu một số người không thích bạn vì một hành vi cụ thể nào đó thì bạn nên kiểm chứng lại xem hành vi đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác hay không, để tìm ra cách thay đổi. Làm như vậy, không phải vì cho người khác, mà là cho chính bạn.

Có những hành vi dưới đây, khiến người đối diện sẽ không thích bạn ngay từ buổi gặp dầu tiên:

Tiếu lâm không đúng lúc

Hài hước là một tính cách đáng yêu và những người có khiếu hài hước luôn thích bày trò tiếu lâm trong mọi tình huống và thường là họ tạo ngay tiếng cười, không khí vui tươi. Tuy nhiên cũng có những lúc hài hước trở nên… vô duyên. Những khi cùng nhau ngồi lại để tìm ra giải pháp, ai cũng muốn có cuộc trò chuyện sâu sắc và nghiêm túc, nhưng một người muốn thống trị cuộc trò chuyện bằng những câu chuyện hài hước vô bổ, sẽ khiến người khác bực mình.

Thích thể hiện

Nhiều người cố gắng giành “chiến thắng” ngay cả khi nói chuyện, nghĩa là họ muốn chuyện của họ phải hay hơn người khác. Kiểu giành chiến thắng này thật sự ngớ ngẩn, mà người ta gọi là “thể hiện.”

Ví dụ, một người kể với đồng nghiệp của mình: “Các bạn ơi, hôm qua tôi chứng kiến một vụ tai nạn trên đường cao tốc,” và sau đó mô tả hai chiếc xe đụng nhau như thế nào. Nghe xong, một người khác muốn chuyện của mình hấp dẫn hơn, bèn kể: “Thấm thía gì đâu, tuần trước tôi tận mắt thấy chiếc xe đâm đầu vô quán ăn ngay trên đường Bolsa kìa, thiệt là kinh khủng khiếp, bla bla bla…”

Nếu ai đó đang kể một câu chuyện và bạn nghĩ mình cũng có câu chuyện hay hơn, thì cứ im lặng và lắng nghe. Bạn có thể kể câu chuyện của mình vào lúc khác, hoặc sau đó, đừng nên tạo sự chú ý không đáng có, vì điều đó chẳng hay ho gì.

Cướp quyền ra quyết định

Bạn có thể cố gắng tác động đến hành vi của mọi người theo hai cách: quản lý vĩ mô hoặc quản lý vi mô.

Với quản lý vĩ mô, bạn có thể truyền cảm hứng cho họ để thay đổi cách sống của họ. Ví dụ, một người cha có thể nói với con trai mình về tầm quan trọng của việc học tập tốt. Nhưng với quản lý vi mô: Bạn ra lệnh cho mọi người làm điều gì đó trong thời gian thực. Ví dụ, cha bảo con trai ngừng chơi trò chơi điện tử và ngồi xuống học liền một khi. Cảm hứng là tốt. Nhưng khi bạn quản lý vi mô, bạn đang cướp đi quyền tự đưa ra quyết định của người khá, không ai thích điều đó.

Nhờ người khác làm việc vặt cho mình

Một số người thích nhờ vả, dù họ có thể tự làm. Ví dụ, thấy bạn mình mang tài liệu đi photocopy, Minh nói với theo: “Hey, in thêm cho mình một bộ với nhé.”

Sẽ không có chuyện gì đáng nói, nếu người bạn ấy đang rảnh rang để có thể đứng chờ trước mày photocopy và làm giúp Minh, nhưng nếu bạn ấy đang vội thì sao?

Thuận tay nhờ luôn, là chuyện bình thường, nhưng có những người thích nhờ, giống như họ đang chờ đợi cơ hội này để “bàn giao” việc của mình cho người khác. Và điều đó thật thô lỗ, bởi vì nó khiến người được nhờ khó xử, nhận làm thì mất thời gian, phiền phức, mà từ chối thì lại ngại, sợ bí đánh giá là keo kiệt, xấu tính, không có tấm lòng giúp đỡ người khác.

Yêu cầu lố bịch 

Có những người thường xuyên yêu cầu những ân huệ lố bịch từ người khác mà không thèm quan tâm đến việc liệu điều đó có nên làm hay không.

Nói “không” thật khó vì mọi người không muốn tỏ ra vô ích. Họ cũng không muốn làm người khác thất vọng. Một số người dựa vào việc người khác ngại từ chối và họ liên tục yêu cầu sự giúp đỡ, biết rõ người kia sẽ có nhiều khả năng nhượng bộ hơn.

Nhưng có một số quy tắc cần tuân theo khi yêu cầu sự giúp đỡ. Ví dụ đừng yêu cầu người khác làm những gì bạn có thể làm, trừ khi bạn trả tiền cho họ; đừng yêu cầu những đặc ân mà bạn sẽ không sẵn lòng làm cho người khác; đừng yêu cầu những ân huệ lố bịch trừ khi bạn thực sự rất cần; luôn nhường đường cho người khác. Hãy nói với họ rằng, nếu không thuận tiện, họ có thể từ chối, và bạn sẽ không phiền lòng gì.

Thường xuyên nói dối trắng trợn

Nhiều người cho rằng họ giỏi nói dối, nhưng điều họ không hiểu là con người thậm chí còn giỏi phát hiện những lời nói dối hơn.

Khi nói dối ai đó, trong tiềm thức bạn cho rằng bạn thông minh hơn họ và họ không thông minh, vì vậy bạn có thể thoát khỏi điều đó. Bạn nghĩ nó vô hại, nhưng khi lời nói dối của bạn bị vạch trần, mọi người sẽ tức giận và hoàn toàn không thích bạn vì điều đó.

Đôi khi nói dối là cần thiết, và vô hại thật. Ví dụ, để bạn bè không ngại, bạn có thể nói bình hoa bạn mua trị giá có $20, trong khi bạn vừa “móc hầu bao” ra trả gấp đôi số tiền đó.

Nhưng bạn nên cố gắng nói dối ở mức tối thiểu.

(theo Your Tango)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: