Sai lầm của người thành công không có hạnh phúc

(minh họa: D Jonez/Unsplash)

Hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp lâu năm – cho dù đó là vượt qua mức lương trăm nghìn đô la hay được thăng chức lớn – có vẻ như là giải pháp để nhiều người cảm thấy hoàn toàn hài lòng trong công việc, nhưng rất có thể họ vẫn cảm thấy trống rỗng, buồn chán hoặc không thỏa mãn ngay cả khi đã đạt được những cột mốc quan trọng này.

Đó là điều bình thường, theo Joseph Fuller, giáo sư Trường Kinh Doanh Harvard và người đồng tổ chức podcast “Managing the Future of Work” của trường, nói với CNBC Make It. “Sự nghiệp của mỗi người hiếm khi phù hợp với mọi kỳ vọng mà mình dành cho công việc.”

Lập luận tương tự cũng áp dụng cho bất kỳ mục tiêu nghề nghiệp nào mà bạn theo đuổi: Nếu bạn có những kỳ vọng không thực tế rằng việc tăng lương hoặc chuyển đổi công việc sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề của mình hoặc chính xác như những gì bạn tưởng tượng, thì bạn đang tự dẫn lối đến thất bại, Fuller cảnh báo.

Anh cho biết thêm, một sai lầm phổ biến trong sự nghiệp mà nhiều người mắc phải khiến họ “kiệt sức và buồn bã,” là không thành thật về các ưu tiên của mình và những đánh đổi mà họ sẵn sàng thực hiện trong công việc.

“Đó là một lời khuyên mà tôi luôn dành cho các học sinh của mình: Những người không hạnh phúc nhất trong sự nghiệp là những người chưa thành thật với bản thân về những mục tiêu mà họ ưu tiên trong sự nghiệp của mình và những gì họ sẵn sàng từ bỏ để có được,” Fuller giải thích.

Ví dụ như, nếu điều quan trọng đối với bạn là được nghỉ cuối tuần và duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bạn sẽ không muốn nhận một công việc đòi hỏi 80-100 giờ làm việc mỗi tuần, ngay cả khi nó được trả lương cao hoặc chức danh cao quý trên giấy tờ.

Một người từ bỏ công việc triệu đô mỗi năm, để có được hạnh phúc. (Hình minh họa: Hunters Race/Unsplash)

Không có công việc nào là hoàn hảo, nhưng bạn có thể tìm thấy một vai trò phù hợp với những mong muốn cá nhân nếu bạn hiểu rõ các ưu tiên hàng đầu của mình và những đánh đổi mà bạn cảm thấy thoải mái hoặc không trước khi chấp nhận lời đề nghị.

Fuller gợi ý, hãy đánh giá văn hóa của công ty trong một cuộc phỏng vấn, bằng cách hỏi cách công ty hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên, đưa ra phản hồi và ứng phó với các thách thức, cùng với các câu hỏi khác. Fuller cho biết thêm, tìm một công việc mà bạn có cảm giác kiểm soát và hào hứng với công việc mình đang làm sẽ giúp bạn duy trì động lực và tránh khỏi tình trạng kiệt sức.

Bí quyết khác để tìm thấy sự hài lòng trong nghề nghiệp là đưa các giá trị cốt lõi của bạn vào các trách nhiệm hàng ngày. Fuller cho biết mọi người có thể trình bày với sếp của mình một dự án phụ có ý nghĩa, tổ chức nhiều hoạt động xã hội ở văn phòng hơn hoặc tình nguyện chủ trì một cuộc họp hàng tuần tùy thuộc vào điều gì bạn coi trọng nhất.

“Thành công như thế nào đi chăng nữa, bạn nên làm việc cho một tổ chức có mục tiêu phù hợp với mục đích và tham vọng của riêng mình,” Fuller nói, “dù là kiếm được trăm nghìn đô la hay thay đổi thế giới.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: