Một người thiếu lòng tự trọng thường có ý thức kém về giá trị bản thân, có nghĩa họ không nghĩ tốt về bản thân. Lòng tự trọng thấp bao gồm một loạt các yếu tố, chẳng hạn như ý thức về bản sắc, sự tự tin, năng lực và cảm giác thân thuộc.
Lòng tự trọng không chỉ đơn thuần là yêu quý bản thân, nó còn có nghĩa là tin rằng bản thân mình xứng đáng được yêu thương và đánh giá cao những suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm, sở thích và mục tiêu của chính mình. Nó cũng đóng một vai trò trong cách bạn cho phép người khác đối xử với mình.
Có lòng tự trọng không chỉ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận và đối xử với bản thân mà điều này còn tác động đến động lực để theo đuổi những điều bạn muốn trong cuộc sống và khả năng phát triển các mối quan hệ lành mạnh, hỗ trợ cho bạn. Nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đó là lý do tại sao khi thiếu đi lòng tự trọng, chúng ta sẽ tự giết hại chính mình.
Dưới đây là những lý do để nhận biết một người thiếu lòng tự trọng.
Không biết nhận lời khen
Cảm thấy rất khó khăn (hoặc hoàn toàn không thể) khi nhận được lời khen là một dấu hiệu cho thấy bạn có lòng tự trọng thấp. Không thể tưởng tượng được rằng bạn đã thành công, hoàn thành một nhiệm vụ nào đó tốt đẹp hoặc làm điều gì đó tích cực. Nó chỉ không phù hợp với nhận thức không thuận lợi của bạn về bản thân. Tương tự như vậy, nhận được lời khen sẽ khiến bạn khó chịu nếu bạn kém tự tin. Chúng đi ngược lại tất cả những gì bạn nghĩ rằng bạn giả định. Khiêm tốn là một điều nên tỏ ra khi ai đó đánh giá cao bạn, nhưng nếu bạn luôn nghi ngờ và từ chối mọi lời khen, chắc bạn phải nên suy nghĩ lại.
Tự phê bình bản thân
Khi bạn có lòng tự trọng kém, bạn thường trở thành một nhà phê bình nội tâm gay gắt, dai dẳng với mục tiêu chính là khiến bạn cảm thấy tồi tệ. Nhà phê bình nội tâm này phát triển trong suốt thời thơ ấu do áp lực bên ngoài, chẳng hạn như những nhân vật có thẩm quyền từ chối, bắt nạt, lạm dụng và chỉ trích bạn. Có được hạnh phúc là điều trở nên khó khăn hơn về sau bởi vì nhà phê bình nội tâm của bạn phản ứng kém với bất cứ điều gì tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống. Bạn có thể chấp nhận một lời mời làm việc, nhưng thay vì hài lòng về điều đó, bạn lại chỉ trích chính mình. Bạn thường nói với bản thân rằng bạn không xứng đáng với điều đó hoặc chắc chắn mình sẽ thất bại.
Nghĩ mọi chuyện đều do mình
Một dấu hiệu khác của lòng tự trọng thấp là cho rằng mọi điều tiêu cực đều do mình gây ra. Khi bạn không cảm thấy hài lòng về bản thân, bạn có xu hướng coi mọi thứ là cá nhân. Nếu có bất cứ điều gì tồi tệ xảy ra, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mình là người duy nhất phải chịu trách nhiệm. Bạn cảm thấy bị tổn thương nếu mình cứ mãi là mục tiêu của sự chỉ trích, tranh luận hoặc trở thành một trò đùa. Bạn thấy mình đắm chìm trong vấn đề đó trong một thời gian dài hoặc sử dụng nó để hỗ trợ cho những suy nghĩ tiêu cực hoặc những thất bại sau đó của mình. Hầu hết mọi người thường bỏ qua những vấn đề này và tiếp tục. Tuy nhiên, những người có lòng tự trọng thấp lại trở nên quá chỉ trích bản thân trước những nhận xét của người khác, các tương tác xã hội hoặc các sự kiện khác trong cuộc sống.
Luôn cảm thấy xấu hổ
Một dấu hiệu quan trọng của lòng tự trọng thấp là luôn có cảm giác tội lỗi và xấu hổ lộ rõ. Thật khó để nhận ra liệu cảm giác tội lỗi và xấu hổ có bị phóng đại trong hoàn cảnh hay không vì những cảm xúc này có thể phổ biến và có lý. Tuy nhiên, sự hiện diện của cảm giác hối tiếc và xấu hổ dai dẳng về những sai lầm mà bạn đã phạm phải là dấu hiệu của việc thiếu lòng tự trọng. Ngoài ra, những người có lòng tự trọng thấp thường đổ lỗi cho bản thân khi mọi việc diễn ra không như ý muốn. Tự trách mình kiểu này thật không công bằng và là một dấu hiệu chung to bạn đang thiếu tự trọng.
Hạ thấp người khác
Bạn có thể biết một người hay chỉ trích hoặc hạ thấp người khác theo một cách nào đó. Có lẽ bạn là người đó. Những người hay phán xét người khác một cách gay gắt là những người tồi tệ và khó ưa. Ở gần những người hay chế giễu người khác cũng không hề dễ chịu chút nào. Nhưng dựa theo phần lớn, những chỉ trích và nhận xét tệ hại về người khác bắt nguồn từ nỗi sợ hãi, sự thiếu tự tin và các vấn đề về lòng tự trọng của chính họ. Những người có lòng tự trọng thấp luôn có thói quen chê bai, chế giễu người khác để khiến bản thân họ cảm thấy tốt hơn.
(theo: Medium)