Tự phục hồi sau nghịch cảnh, bạn làm được đấy!

(Hình minh họa: Annie Spratt/Unsplash)

Trong suốt cuộc đời, không ai tránh khỏi những khó khăn bất ngờ, thậm chí nghịch cảnh, bạn có thể học hỏi được một kỹ năng quan trọng: khả năng phục hồi.

Theo nhà tâm lý học Adam Grant của Wharton, bạn càng có tinh thần kiên cường thì bạn càng có thể phục hồi nhanh hơn sau những thử thách và  kiên trì đối mặt với những thử thách đó. Đặc điểm này giúp bạn chấp nhận rủi ro thông minh hơn, đánh bại tình trạng kiệt sức trong công việc và sống một cuộc sống hạnh phúc hơn. Không có nó, bạn có thể dễ dàng mắc kẹt trong các vấn đề của mình và rơi vào trạng thái tinh thần tiêu cực.

Theo Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ, việc xây dựng khả năng phục hồi cần có thời gian, nhưng việc tìm cách nuôi dưỡng sức khỏe, suy nghĩ lành mạnh và kết nối trực tiếp với người khác có thể giúp bạn tăng cường khả năng thích ứng và sự linh hoạt về tinh thần.

Các chuyên gia cho biết, dưới đây là ba thói quen có thể giúp bạn trở nên kiên cường hơn:

Tìm kiếm mối liên kết xã hội trực tiếp khi đối mặt với thử thách

Nếu phản ứng điển hình của bạn trước căng thẳng là trốn tránh hoặc im lặng, thì bạn không đơn độc. Nhưng khả năng phục hồi chủ yếu là tìm cách vượt qua những căng thẳng trong cuộc sống và học hỏi, đồng thời tạo ra các kết nối xã hội có thể giúp ích.

“Tất cả chúng ta đều biết về chiến đấu hoặc bỏ chạy – phản ứng căng thẳng có thể xảy ra khi chúng ta gặp phải một mối đe dọa được não bộ ghi nhận,” huấn luyện viên điều hành và tác giả Jason Shen đã viết cho CNBC Make It. “Nhưng các nhà khoa học xã hội đã phát hiện ra một phản ứng căng thẳng khác và không kém phần quan trọng được gọi là ‘tìm mối liên kết có ích,’” liên quan đến việc tìm kiếm liên lạc với người khác khi bạn gặp phải một tình huống khó khăn.

Nếu phản ứng điển hình của bạn trước căng thẳng là trốn tránh hoặc im lặng, thì bạn không đơn độc. (minh họa: Unsplash)

Để trau dồi phản ứng này, Shen khuyên bạn nên thử các hoạt động sau:

Lên lịch trò chuyện với bạn bè hoặc gia đình để thảo luận về tình huống căng thẳng hoặc đơn giản là cải thiện tâm trạng.

Tham gia nhóm hỗ trợ nơi bạn có thể thảo luận sâu hơn về vấn đề của mình với những người có thể gặp phải hoàn cảnh tương tự.

Hãy ôm ai đó. Hành động này làm tăng các chất “hạnh phúc” như oxytocin và endorphin, có thể giúp bạn bình tĩnh hơn khi đối mặt với căng thẳng.

Tạm rời máy tính, điện thoại

Nội dung trên TikTok, Instagram và Facebook có thể khiến bạn phân tâm và không tập trung vào chính mình. Nó cũng có thể gây ra những thách thức liên quan đến sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm, lòng tự trọng thấp và gia tăng sự cô lập hoặc cô đơn.

Giáo sư nhân văn Justin McDaniel của đại học Pennsylvania cho biết, để xây dựng khả năng phục hồi, hãy thỉnh thoảng tách ra khỏi mạng xã hội.

McDaniel đã dành gần một năm để sống như một tu sĩ và nhận thấy rằng việc hạn chế sử dụng kỹ thuật số có thể giúp chúng ta giải tỏa đầu óc và giúp sẵn sàng kết nối trực tiếp, có ý nghĩa hơn – cả hai điều này đều có thể giúp bạn tăng cường khả năng phục hồi của mình.

McDaniel luôn nói với các học sinh của mình rằng sự khác biệt của rất nhiều thứ trong cuộc sống là việc đối mặt với 30 giây khó chịu. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn vào thang máy hoặc tàu điện ngầm với người khác và không rút điện thoại ra ngay lập tức?

Giúp đỡ người khác

Thực hiện các hoạt động phục vụ người khác, như tình nguyện, có thể giúp bạn xây dựng khả năng phục hồi tinh thần và tìm kiếm cộng đồng, Mayo Clinic lưu ý trong một bài đăng trên blog vào năm ngoái.

Theo Grant, việc suy ngẫm về trải nghiệm sau đó có thể cho bạn thấy tác động của công việc và giúp bạn duy trì động lực. Lời khuyên của ông rất đơn giản: Hãy ghi lại những đóng góp của bạn cho người khác trong nhật ký.

Grant nhận thấy phương pháp ghi nhật ký có hiệu quả sau khi tiến hành một nghiên cứu với hai nhóm nhân viên. Một người viết về những điều họ biết ơn mỗi ngày, và người kia viết về ba cách họ giúp đỡ người khác mỗi ngày.

“Điều thực sự thúc đẩy khả năng phục hồi không phải là tập trung vào những giúp đỡ nhận được từ người khác mà là những đóng góp dành cho người khác,” Grant nói.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Ngừng trì hoãn
Có một vấn đề trong thế giới kỹ thuật số ngày nay: Quá tải thông tin. Từ âm nhạc, trò chơi đến mạng xã hội và những giờ giải trí…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: