Cơ quan cảm nhận đau ở nam và nữ khác nhau

(Hình minh họa: Louis Hansel/Unsplash)

Các nhà khoa học phát hiện ra sự khác biệt giữa cái đau của người nam và người nữ là khác nhau, từ đó họ tìm ra các cách điều trị tiềm năng cho hai giới.

Các nhà nghiên cứu tại University of Arizona xác định được sự khác biệt về chức năng giới tính ở các cơ quan cảm thụ đau, các tế bào thần kinh tạo ra cơn đau.

Phát hiện về “các cơ quan cảm nhận đau ở nam và nữ khác nhau” giúp các nhà khoa học phát triển các loại thuốc chính xác để kiểm soát cơn đau phù hợp với giới tính của bệnh nhân.

Tác giả của nghiên cứu, ông Frank Porreca cho biết khám phá này liên quan đến các cơ chế khởi phát nhận thức về nỗi đau hơn là bản thân trải nghiệm nỗi đau. Khái niệm về cơ quan cảm thụ đau nam và nữ rất mới lạ và là điều mà trước đây chưa từng là động lực thúc đẩy việc phát triển các liệu pháp giảm đau. “Điều này mang đến cơ hội điều trị cơn đau một cách cụ thể và có khả năng tốt hơn ở nam giới hoặc phụ nữ và đó là những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện,” ông Porreca nói với Newsweek.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các mẫu mô từ chuột cái và chuột đực, các loài linh trưởng không phải là con người để kiểm tra xem các tế bào thụ cảm đau nằm gần tủy sống của loài động vật này phản ứng như thế nào với các kích thích.

Cơ quan thụ cảm đau là các thụ thể cảm giác kích hoạt nhận thức về cơn đau khi chúng được kích hoạt do chấn thương, bệnh tật hoặc tổn thương cơ thể. Cơ quan này giúp con người cảm nhận được cái nóng, vật nhọn, để kịp rút tay ra kịp thời và không bị thương tích.

Nói cụ thể hơn là các nhà nghiên cứu chọn kiểm tra xem các tế bào phản ứng như thế nào với hai chất, prolactin – một loại hormone chịu trách nhiệm cho việc tiết sữa và phát triển vú – và orexin B – một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa giấc ngủ. Họ lựa chọn những chất này dựa trên một khám phá trước đây về chứng đau mãn tính, phát hiện ra rằng chúng có tác dụng làm nhạy cảm các cơ quan cảm nhận đau.

Sau đó, họ kiểm tra xem prolactin và orexin B ảnh hưởng như thế nào đến mức độ cơ thể cảm thụ đau phản ứng với các kích thích gây đau, cường độ thấp. Cách chúng ta trải qua cơn đau có cường độ khác nhau, tùy thuộc vào tác nhân kích thích. Tuy nhiên, một số chất – bao gồm cả thuốc giảm đau – có khả năng thay đổi ngưỡng phát hiện cơn đau. Đây là cách hoạt động của thuốc giảm đau, như Ibuprofen, vì khả năng ngăn chặn sự kích hoạt của thụ thể đau khi có tín hiệu nhức nhối từ nhẹ đến trung bình.

Sau khi kiểm tra các mẫu mô, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những gì làm thay đổi ngưỡng của các thụ thể đau là khác nhau ở nữ và nam. Họ nhận ra rằng tế bào nữ chỉ nhạy cảm với prolactin và tế bào nam chỉ nhạy cảm với orexin B.

Porreca cho biết: “Kết luận đáng ngạc nhiên từ những nghiên cứu này là có cơ quan thụ cảm đau là nam và cơ quan thụ cảm nữ là nữ, điều mà trước đây chưa từng được công nhận.”

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc ngăn chặn tín hiệu prolactin làm giảm sự kích hoạt thụ thể đau ở nữ giới nhưng không có tác dụng ở nam giới. Trong khi đó, việc chặn tín hiệu orexin B có tác dụng ở nam chứ không phải ở nữ.

Theo họ, những phát hiện này cho thấy các cơ chế cơ bản khiến con người cảm nhận được nỗi đau là khác nhau giữa hai giới. Họ hy vọng kết quả này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp mới chính xác để điều trị cơn đau, đặc biệt là đối với những tình trạng phổ biến hơn ở phụ nữ, chẳng hạn như chứng đau nửa đầu và đau cơ xơ hóa.

Porreca nói thêm: “Ý nghĩa này rất quan trọng đối với các thử nghiệm lâm sàng về các liệu pháp giảm đau mới về việc liệu liệu pháp này có được đánh giá trong các nghiên cứu đủ mạnh để phát hiện tác dụng ở cả hai giới hay không. Điều này cũng có ý nghĩa đối với các liệu pháp thất bại đã được đánh giá trước đây và có thể có tác động tích cực ở nam giới hoặc chỉ ở nữ giới.”

Nghiên cứu đầy đủ được công bố trên tạp chí BRAIN.

(theo Newsweek)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: