Con ong và những điều có thể bạn chưa biết

(Hình minh họa: Wolfgang Hasselmann/Unsplash)

Ong có đến hơn 20,000 chủng, tồn tại từ hơn 100 triệu năm trước, giữ cân bằng hệ sinh thái lẫn sản xuất nông nghiệp.

Loài ong được biết đến là loài vật rất có ích đối với con người, nhất là những sản phẩm do chúng tạo ra như: sữa ong chúa, mật ong, phấn hoa,… luôn có giá trị lớn về kinh tế và đóng góp không nhỏ cho nền y học. Không những thế, loài ong còn có lợi cho nghành nông nghiệp khi đảm nhiệm vai trò thụ phấn và là nỗi ám ảnh của các côn trùng nhỏ có hại khác.

Một sự thật thú vị về loài ong mà ai cũng cảm thấy thích thú chính là loài vật này có tính xã hội cao. Do đó, chúng thường sống thành từng đàn. Các thành viên của hợp tác xã này được chia thành ba loại bao gồm: Ong chúa, Ong đực, Ong thợ.

Mọi người đều nghĩ rằng ong chúa là nhân vật quan trọng trong đàn và không có khả năng bị thay thế. Tuy nhiên, sự thật thú vị về loài ong mà ít người biết là ong chúa hoàn toàn có thể được thay thế.

Theo Buzza Bout Bees, một con ong chúa khỏe mạnh có thể đẻ liên tục, vào mùa cao điểm, lượng trứng thậm chí rơi vào khoảng 2,000-3,000 trứng trong một ngày. Ong chúa có thể sống ba đến bốn năm hoặc sáu năm với điều kiện không gặp vấn đề về sức khỏe.

Gần 90% các loài thực vật hoang dã và 75% các loại cây trồng trên toàn cầu hiện tại đều phụ thuộc vào việc được thụ phấn của loài ong. Điều này đồng nghĩa rằng một phần ba sản lượng lương thực mà con người sản xuất chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi khả năng thụ phấn của loài vật nhỏ bé này.

(Hình: Aaron Burden/Unsplash)

Tất cả loại ong đều có bốn cánh, hai cánh trên lớn và hai cánh dưới nhỏ, chia đều mỗi bên cơ thể. Khi bay, cánh trước và cánh sau gắn chặt với nhau bằng cách sử dụng một hàng móc nhỏ. Ngoài công dụng giúp làm mát tổ, làm bay hơi nước trong mật hoa , loài vật này còn sử dụng đôi cánh của mình để giao tiếp với các thành viên khác trong đàn.

Tốc độ tối đa bình thường của ong thợ sẽ là khoảng 21-28 km/h khi bay đến nguồn thực phẩm và 17 km/h khi bụng chúng chứa đầy mật hoa, phấn hoa hoặc keo ong.

Ong mật có 170 thụ thể mùi trong râu của chúng. Do đó, chúng thường dùng râu để xác định vị trí những bông giàu phấn hoa. Ong cũng sử dụng khứu giác để xác định vị trí của những con ong khác.

Quãng đời ong thợ tùy thuộc vai trò từng cá thể trong đàn và thời gian chúng được sinh ra. Vào mùa đông, ong ăn mật và trú thành cụm trong tổ để giữ ấm cho ong chúa và chính nó.

Nếu ra đời vào mùa xuân hoặc hè, các “công nhân chăm chỉ” này có cuộc sống ngắn ngủi trong sáu đến bảy tuần vì thường lao động vất vả hơn. Chỉ có ong thợ mới chích và chích xong là ong chết. Ong chỉ chích khi cảm thấy bị đe dọa và theo ước tính của các nhà khoa học, nếu bị 1,100 con ong chích, con người có nguy cơ tử vong.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: