Món ăn của Nam Hàn bị Bắc Hàn xếp vào loại “xâm lược văn hóa”

Storyblocks

Triều Tiên vừa ban hành lệnh cấm bán hai món ăn phổ biến tại các nhà hàng, vì theo chính quyền các loại thực phẩm này có nguồn gốc từ Hàn Quốc.

Bình Nhưỡng vừa phát động cuộc trấn áp “cuộc xâm lược” của văn hóa Hàn Quốc – được khẳng định là suy đồi và màu sắc tư bản – đang tràn vào quốc gia cộng sản khép kín này.

Cả hai món ăn — budae-jjigae , một món lẩu cay, bao gồm mì ramen ăn liền, xúc xích và bất cứ thứ gì có sẵn (kiểu giống như các bộ phim Hàn Quốc trình chiếu, hay gọi là lẩu quân đội) và tteokbokki , bánh gạo hấp phủ trong nước sốt cay — đều rất phổ biến ở Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ.

Các món ăn này xuất hiện ở Triều Tiên vào năm 2017, do một chủ nhà hàng trực thuộc một cửa hàng bách hóa hợp tác với các công ty Trung Quốc mang đến.

Họ cho biết một món ăn khác phổ biến ở miền Nam gần đây đã lan sang miền Bắc là samgyeopsal hay thịt ba chỉ nướng, hiện vẫn chưa bị cấm.

Trong những năm gần đây, văn hóa Hàn Quốc — phim ảnh và chương trình truyền hình , trang phục và kiểu tóc , tiếng lóng , sự hài hước và thậm chí cả các động tác nhảy — đã thâm nhập vào miền Bắc. Các chương trình truyền hình và phương tiện truyền thông khác của Hàn Quốc được tuồn lậu vào nước này trên ổ đĩa USB và được xem rộng rãi — mặc dù là bí mật.

Vào năm 2020, Triều Tiên đã thông qua một đạo luật mang tên Đạo luật bác bỏ tư tưởng và văn hóa phản động để ngăn chặn những điều này lan truyền. Đây là lần đầu tiên món ăn bị liệt vào hàng văn hóa phản động.

“Việc bán tteokbokki và budae-jjigae tại chợ đã dừng hoàn toàn kể từ ngày 15,” một nữ thương gia ở tỉnh Ryanggang phía bắc nói với điều kiện giấu tên vì lý do an toàn cá nhân.

“Công an các địa phương và cơ quan quản lý thị trường đã tuyên bố rằng nếu bất kỳ ai bị phát hiện bán hay ăn những loại thực phẩm này, dù là riêng tư, cửa hàng sẽ bị đóng cửa.”

Thương gia giấu tên cho biết những người quản lý nhà hàng bán các món ăn này đang bị điều tra, và cảnh sát đã phát lệnh cấm  bán tại khu ẩm thực ở một cửa hàng bách hóa địa phương.

“Đây không chỉ là biện pháp áp dụng riêng cho Tỉnh Ryanggang mà còn áp dụng cho tất cả các mạng lưới nhà hàng và quầy hàng thực phẩm trên khắp cả nước, bao gồm cả Bình Nhưỡng,” một người bán hàng cho biết. “Mọi người đều biết rằng việc bán tteokbokki và budae-jjigae bị cấm vì chúng là thực phẩm của Hàn Quốc.”

Cả ba món ăn này đều xuất hiện ở Hàn Quốc sau khi đất nước bị chia cắt vào cuối Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên 1950-53, khiến sự chia cắt này trở nên vĩnh viễn. Cho đến nay, chia cắt này thực sự là một điều may mắn cho người dân Nam Hàn.

Budae-jjigae theo nghĩa đen có nghĩa là “lẩu ăn trong quân đội” và ra đời vào thời kỳ khan hiếm lương thực ở miền Nam.

Nó được làm từ những thực phẩm đóng gói đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn ăn được, chẳng hạn như xúc xích và SPAM, vốn bị các căn cứ quân sự Hoa Kỳ vứt bỏ và được những người dân Hàn Quốc thu lượm vì cần thiết trong giai đoạn đó.

Ngày nay ở miền Nam, các nguyên liệu dồi dào được mua theo cách thông thường và đa dạng, tại cửa hàng tạp hóa hoặc từ người bán buôn.

Tteokbokki là một món ăn đường phố có thể được tìm thấy trong các xe đẩy ven đường ở Seoul hoặc bất kỳ thành phố nào khác của Hàn Quốc. Nó kết hợp bánh gạo hấp với nước sốt ngọt-cay, và thường được bán với trứng luộc, xúc xích cá odeng , và thường được kết hợp với soju, một loại đồ uống có cồn chưng cất.

Gọi tên thù địch với các sản phẩm hay văn hóa, vẫn là thói quen đáng xấu hổ của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, sau năm 1975, một thời gian dài, việc mặc quần jean, quần ống rộng, để tóc dài, bận áo thun có chữ nước ngoài… bị coi là tàn dư văn hóa đồi trụy – thù địch, là lý do để các cơ quan, nhân viên chính quyền chận bắt, hay ngang nhiên hủy hoại.

Người dân Bắc Hàn nói chính quyền không giải thích lý do cụ thể tại sao họ cấm tteokbokki và budae-jjigae. Nhưng điều xì xầm rất phổ biến trong các quốc gia độc tài, câu hỏi được đặt ra là người dân bị cấm ăn, nhưng giới lãnh đạo có ăn không?

 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: