Tiếng ve sầu chữa chứng ù tai

Ve-sầu. (Hình minh họa: Nat Belfort/Unsplash)

“The wall of sound” (Bức tường âm thanh) do ve sầu xâm lấn năm nay tạo ra điều hữu ích cho những người bị ù tai.

Theo Fatima Husain, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa Học và Công Nghệ Tiên Tiến Beckman (Beckman Institute for Advanced Science and Technology) tại University of Illinois cho biết năm nay, hai đàn ve sầu xuất hiện từ dưới lòng đất cùng một lúc. Điều này có nghĩa là vài khu vực ở Hoa Kỳ sẽ nhìn thấy loài côn trùng này nhiều hơn bình thường, dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của tiếng ve sầu, có thể khá lớn.

Fatima Husain là giáo sư về khoa học nghe và nói.

Mặc dù sự xâm nhập của côn trùng nghe có vẻ không dễ chịu nhưng điều này mang lại lợi ích bất ngờ cho những người bị ù tai: tình trạng người bệnh có khả năng nghe thấy một âm thanh không ở bên ngoài, nghĩa là chỉ họ mới nghe thấy được. Âm thanh thường là tiếng chuông the thé, đôi khi còn là tiếng ù hoặc tiếng gầm.

Husain chỉ ra hai lần xuất hiện ve sầu trước đó: vào năm 2004 và năm 2021 trên khắp Maryland và Miền Đông. Cô nói rằng trong thời gian này, một số người cho rằng âm thanh của ve sầu “che đi” chứng ù tai của họ.

Theo Husain, “che đi” xảy ra là âm thanh bên ngoài (tiếng ve sầu) đủ lớn và có đủ tần số để làm giảm tất cả hoặc một phần chứng ù tai, khiến tiếng ù taigiảm hẳn, thậm chí hết ù tai luôn.

Liệu pháp âm thanh là phương pháp điều trị phổ biến cho chứng ù tai, trong đó người bệnh được nghe những âm thanh êm dịu, thư giãn giúp đánh lạc hướng khỏi tiếng chuông hoặc tiếng ù bên trong. Vì vậy, đối với một số người, tiếng ve sầu cũng mang lại lợi ích.

Tuy nhiên, Husain cho rằng điều đó không giống nhau đối với tất cả mọi người.

“Hiệu ứng này chỉ là tạm thời: khi âm thanh bên ngoài biến mất, lớp che phủ sẽ tự kết thúc. Đây cũng là ý tưởng đằng sau các bộ tạo âm thanh phổ biến trong máy trợ thính hoặc ứng dụng điện thoại thông minh. Nhưng điều này phụ thuộc vào loại âm thanh ù tai mà bạn cảm nhận được và âm thanh tạo ra bởi các loài khác nhau nên hiệu quả không phải là phổ biến, ai cũng như ai được, ”cô nói.

Một người đang được kiểm tra thính giác. (Hình minh họa: CDC/Unsplash)

Giáo Sư Husain lưu ý, đối với một số người, tiếng ve sầu khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, nghĩa là điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá nhân. Với những người bị nặng hơn khi nghe tiếng ve sầu có thể dùng biện pháp phòng ngừa.

Ví dụ như thời gian trong ngày sẽ thay đổi mức độ âm thanh của ve sầu. Âm thanh phần lớn do con đực tạo ra, như một lời kêu gọi giao phối với con cái. Và họ thường chỉ làm điều này vào những thời điểm ấm áp hơn trong ngày. Điều này có nghĩa là âm thanh sẽ ít ồn ào hơn vào lúc hoàng hôn.

Husain nói: “Nếu bạn cần ở bên ngoài, gần nơi tiếng ve kêu vo ve và âm thanh rất lớn, bạn nên đeo nút tai bằng xốp hoặc tai nghe mà bạn chọn. Nếu bạn bị tăng thính lực hoặc ù tai, hãy kiểm tra xem âm thanh đó có thật sự làm phiền bạn hay không. Có lẽ bạn cảm thấy âm thanh đó không khó chịu như bạn tưởng tượng, hoặc trong trường hợp ù tai, thậm chí còn có tác dụng che lấp. Tuy nhiên, nếu bạn nghe thấy khó chịu, vui lòng sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác. Bạn có thể nghe nhạc (ở mức âm lượng vừa phải) để che đi âm thanh của ve sầu hoặc thu hút sự chú ý của bạn khỏi loài côn trùng này.”

Cho dù những người bị ù tai thấy tiếng ve sầu có hữu ích, cũng đừng vội mừng vì loài ve chỉ xuất hiện định kỳ 13 hoặc 17 năm một lần mà thôi.

(theo Newsweek)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: