Trần lớp học cao, học sinh có điểm thi thấp

(Hình minh họa: Shubham Sharan/Unsplash)

University of South Australia và Deakin University tìm ra mối liên hệ giữa phòng có trần cao và điểm thi kém của học sinh.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp Chí Tâm Lý Môi Trường (Journal of Environmental Psychology), cho biết thiết kế tòa nhà ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nhiệm vụ của mỗi người. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ 15,400 sinh viên đại học tại ba cơ sở của một trường đại học Úc từ năm 2011 đến năm 2019, so sánh kết quả bài thi của họ dựa trên độ cao của trần phòng thi.

Kết quả cho thấy học sinh nhận được điểm thấp hơn mong đợi khi làm bài kiểm tra trong phòng có trần nhà cao.

Isabella Bower, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết rất khó để xác định liệu điều này là do quy mô của căn phòng hay do các yếu tố như mật độ học sinh và khả năng cách nhiệt kém, là nguyên nhân gây ra sự biến động về nhiệt độ và chất lượng không khí. Những yếu tố này đều ảnh hưởng đến não và cơ thể.

Bower cho biết trong một thông cáo báo chí: “Những không gian này thường được thiết kế cho các mục đích khác ngoài việc kiểm tra, chẳng hạn như phòng tập thể dục, triển lãm, sự kiện và biểu diễn. Điểm mấu chốt là những căn phòng lớn có trần cao thường gây bất lợi cho học sinh và mọi người cần hiểu cơ chế hoạt động của não bộ đang diễn ra và liệu điều này có ảnh hưởng như nhau đến tất cả học sinh hay không.”

Kết quả hỗ trợ các thí nghiệm mà Bower đã thực hiện bằng cách sử dụng thực tế ảo, đo hoạt động não của những người tham gia tiếp xúc với các phòng khác nhau đồng thời kiểm soát các yếu tố khác, chẳng hạn như nhiệt độ, ánh sáng và tiếng ồn.

Sử dụng một kỹ thuật gọi là điện não đồ, trong đó các điện cực được gắn vào da đầu để đo sự liên lạc của tế bào não, nhóm của cô đã thay đổi kích thước phòng và ghi lại phản ứng của não.

Các nhà thử nghiệm cũng đo nhịp tim, hơi thở và mồ hôi để tìm xem liệu ai đó có thể phát hiện ra sự thay đổi của môi trường một cách vô thức hay không.

Trong các thí nghiệm VR này, họ phát hiện ra rằng chỉ cần ngồi trong một căn phòng lớn hơn cũng sẽ khiến não hoạt động liên quan đến việc tập trung vào một nhiệm vụ khó khăn. Điều này khiến họ đặt câu hỏi liệu hiệu suất thực hiện nhiệm vụ trong không gian rộng lớn có bị giảm hay không.

Bower cho biết: “Dựa trên những kết quả này, chúng tôi muốn áp dụng những phát hiện trong phòng thí nghiệm của mình vào tập dữ liệu trong thế giới thực và xem liệu việc ở trong một không gian rộng lớn như phòng tập thể dục trong khi phải tập trung vào một nhiệm vụ quan trọng có dẫn đến hiệu suất kém hơn không.”

Jaclyn Broadbent, phó giáo sư tại Deakin University và là nhà nghiên cứu về khám phá này cho biết: “Các kỳ thi là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục của chúng ta trong hơn 1,300 năm, định hình con đường sự nghiệp và cuộc sống của học sinh. Ở Úc, nhiều trường đại học và trường học sử dụng không gian rộng rãi trong nhà cho kỳ thi để hợp lý hóa hậu cần và chi phí. Điều quan trọng là phải nhận ra tác động tiềm tàng của môi trường vật chất đối với kết quả học tập của sinh viên và thực hiện những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm tất cả học sinh đều có cơ hội bình đẳng để thành công. Những phát hiện này sẽ cho phép chúng ta thiết kế các tòa nhà nơi để sống và làm việc tốt hơn, và để phát huy hết khả năng của mình.”

Các nhà nghiên cứu đã tính đến độ tuổi và giới tính của học sinh, thời gian trong năm họ tham gia kỳ thi và liệu họ có kinh nghiệm thi trước đó trong các khóa học được điều tra hay không.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: