37 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl

Lò hạt nhân Chernobyl sau vụ nổ ngày 26 Tháng Tư năm 1986 ở Chernobyl:,Ukraine. (Ảnh: SHONE/GAMMA/Gamma-Rapho via Getty Images)

Cách đây đúng 37 năm, trong lúc người dân khối Liên bang Soviet chuẩn bị mừng lễ Quốc tế Lao động, ngày 1 Tháng Năm, năm 1986, tin tức vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl đã khiến nhiều người hoang mang. Phản ứng kém cỏi của giới lãnh đạo cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ gây ra thương vong cao và được cho là đã đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô.

Viktor Sushko, phó tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y học Bức xạ Quốc gia (NRCRM) có trụ sở tại thủ đô Kiev, Ukraine, mô tả thảm họa Chernobyl là “thảm họa nhân tạo lớn nhất trong lịch sử nhân loại”. NRCRM ước tính khoảng 5 triệu công dân của Liên Xô cũ, bao gồm 3 triệu người ở Ukraine, đã phải chịu hậu quả của Chernobyl, trong khi ở Belarus, khoảng 800.000 người đã được ghi nhận là bị ảnh hưởng bởi bức xạ sau thảm họa.

Hệ quả thảm khốc của thảm họa hạt nhân Chernobyl

Vào rạng sáng ngày 26 Tháng Tư năm 1986, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, lúc đó thuộc kiểm soát của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine, là một trong 15 quốc gia thuộc khối cộng sản Liên Xô. Vụ nổ ban đầu khiến 2 công nhân tử vong. Ba tháng sau đó, 28 lính cứu hỏa và công nhân dọn dẹp khẩn cấp đã chết do bệnh bức xạ cấp tính. Liên Hợp Quốc ước tính rằng khoảng 50 người chết từ hệ quả trực tiếp của vụ nổ.

Ngày 29 Tháng Tư năm 1986, lò phản ứng hạt nhân Chernobyl ba ngày sau vụ nổ April 29, 1986. (Ảnh: SHONE/GAMMA/Gamma-Rapho via Getty Images)

Gần 50.000 người ở thị trấn Pripyat cách nhà máy hạt nhân Chernobyl 3 km có đã được sơ tán hoàn toàn 36 giờ sau vụ nổ. Trong những tháng tiếp theo, thêm 67.000 người. Tổng cộng có khoảng 200.000 người được đã được sơ tán và di dời theo lệnh của chính phủ do hậu quả từ vụ nổ thải ra một lượng lớn chất phóng xạ chết người, gây thiệt hại to lớn đến tận ngày nay.

Năm 2005, Liên Hiệp quốc dự đoán rằng có thêm khoảng 4.000 người có thể chết do phơi nhiễm phóng xạ. Một báo cáo gây tranh cãi của Viện Hàn lâm Khoa học Nga công bố rằng có thể có tới 830.000 người tham gia công tác dọn dẹp sau thảm họa hạt nhân Chernobyl. Báo cáo này ước tính rằng khoảng 112.000 đến 125.000 trong số này đã chết vào năm 2005. Tuy nhiên, các nhà khoa học ở phương Tây chất vấn nhiều số liệu trong báo cáo đã này.

Tại Ukraine, tỷ lệ tử vong của những người công nhân tham gia chiến dịch dọn dẹp đã tăng vọt, từ 3,5 lên 17,5 ca tử vong trên 1.000 người trong khoảng thời gian từ 1988 đến 2012. Hầu hết được báo cáo là mắc các bệnh về tim mạch và tuần hoàn trong khi 13% có vấn đề với hệ thần kinh. Tại Belarus, 40.049 người đã mắc bệnh ung thư vào năm 2008 cùng với 2.833 người khác từ Nga.

Điện Kremlin đã cố gắng che giấu thảm họa Chernobyl

Lịch sử nhân loại đã chứng minh được độc tài chuyên chế và minh bạch thông tin chưa bao giờ đi đôi. Thực vậy, chính quyền cộng sản Liên Xô cũng đã tìm mọi cách che đậy thảm họa chết người này. Mãi đến ngày 27 Tháng Tư, 30.000 cư dân của thị trấn Pripyat mới được chính phủ trợ giúp di dời. Nhưng mức độ nguy hiểm chết người đã không thể chôn giấu được bí mật mà nhà cầm quyền muốn chôn vùi. Vài ngày sau vụ nổ, mức độ phóng xạ cao bất thường và rất đáng lo ngại đã được phát hiện ở các quốc gia Bắc Âu.

Bất chấp sự phát hiện này, Điện Kremlin vẫn bằng mọi cách chôn vùi bí mật động trời này. “Họ cố tình che đậy những gì đang diễn ra,Philip Taubman, khi đó đang ở thủ đô Moscow với tư cách là phóng viên của New York Times, cho hay. Nhưng nỗ lực của nhà cầm quyền Liên Xô là vô ích.  Vào ngày 29 Tháng Tư, trang nhất của tờ Thời báo Luân Đôn đã có bài viết trích dẫn các báo cáo từ Stockholm, Thụy Điển, cảnh báo về “Vụ rò rỉ hạt nhân lớn tại nhà máy của Liên Xô.”Chính vì thế, các nhà chức trách cộng sản cao cấp Liên Xô đã phải miễn cưỡng công khai về vụ nổ.

Một trong những sự kiện tố cáo sự nhẫn tâm trong kế hoạch che đậy ban đầu của lãnh đạo cộng sản Liên Xô là họ đã không cho dừng cuộc diễn hành mừng ngày Quốc Tế Lao động, 1 Tháng Năm, nhằm trấn an dư luận rằng mọi chuyện vẫn ổn định. Rất nhiều người dân đã tham gia các cuộc diễn hành trên đường phố ở thủ đô Kyiv đã phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm phóng xạ rất cao.

Nhưng các lãnh đạo cộng sản Liên Xô đã phải trả giá đắt về sự nhẫn tâm ác độc này. Đông đảo người dân khối cộng sản đã nhìn rõ được bản chất dối trá và từ đó mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo của nhà cầm quyền. Sự phẫn nộ về thảm họa hạt nhân đã lan rộng nhanh chóng, bắt gặp ngay cả ở những công dân trung thành nhất với chế độ cộng sản.

Vụ nổ đã tạo ra cơn bão phóng xạ trên khắp các vùng đất nông nghiệp ở miền bắc Ukraine, làm ô nhiễm mùa màng và các trang trại gia súc. Hàng loạt câu hỏi về tính an toàn của thực phẩm vào thời điểm đó. Nhằm làm loãng thịt bị ô nhiễm phóng xạ, nhà nước cộng sản Liên Xô đã trộn lượng thịt bò nhiễm phóng xạ với thịt bò không bị nhiễm phóng xạ, sau đó bán ra thị trường.

Sơ tán và kiểm soát phóng xạ của người dân sau thảm họa Tchernobyl ở Ukraine-Đông Âu (Ảnh: Keystone-France/Gamma-Keystone via Getty Images)

Các câu chuyện rùng rợn về sự lây nhiễm phóng xạ lan tràn mọi góc đường phố ở các nước cộng sản Liên Xô. Thêm vào đó là sự phẫn nộ và chỉ trích đối với phản ứng kém minh bạch của chế độ. Trước vụ nổ, hầu hết người dân Liên Xô tin tưởng vào chế độ cộng sản, bỏ qua những sai sót, và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng sau thảm họa Chernobyl, phần lớn người dân đã nhận ra rằng chế độ đã phạm sai lầm nghiêm trọng, dường như không thể sửa chữa được, và phải được thay thế.

Theo nhà sử học Đại học Harvard, Serhii Plokhy, trong cuốn sách của mình, “Đế chế cuối cùng: Những ngày cuối cùng của Liên Xô”, thì vụ nổ Chernobyl đã phát động một phong trào biểu tình rộng lớn chống lại chính quyền cộng sản. Nhà lãnh đạo tối cao của khối cộng sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev, tuyên bố thẳng thừng rằng vụ nổ hạt nhân Chernobyl “có lẽ là nguyên nhân thực sự dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.” Theo Gorbachev, vụ nổ Chernobyl là “bước ngoặt” (turning point) “khuyến khích khả năng tự do ngôn luận nhiều hơn, đến mức mà chúng ta biết là chế độ không thể tiếp tục được nữa.”

37 năm sau Chernobyl không làm vơi đi nỗi sợ về một thảm họa hạt nhân khác kể từ khi tổng thống Vladimir Putin đổ quân xâm lược trái phép Ukraine vào cuối Tháng Hai năm 2022. Olli Heinonen, cựu phó giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cho biết tình hình hiện tại dường như tồi tệ hơn trước, bởi vì đây là một cuộc tấn công có chủ ý, “do con người tạo ra và rất khó để bảo vệ một nhà máy hạt nhân, nếu đạn hoặc tên lửa bắn nhầm chỗ.” Tuy nhiên, Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA) lại bày tỏ sự lạc quan. Theo giám đốc truyền thông của WNA, Jonathan Cobb, thảm họa hạt nhân năm 1986 chủ yếu là “do văn hóa an toàn yếu kém tại nhà máy Chernobyl” và cho rằng những lãnh đạo có liên quan “đã rút được bài học.”

Gần 5 năm sau vụ nổ, vào cuối Tháng Mười Hai năm 1991, khối 15 nước cộng sản của đế chế Liên Xô đã bị sụp đổ trong niềm vui, và hạnh phúc của hàng chục triệu người. Thảm họa hạt nhân Chernobyl không chỉ hủy hoại thể chất và tinh thần của triệu người, cướp đi vô số sinh mạng, nhưng còn góp phần vào sự sụp đổ của một trong những đế chế lớn nhất trong lịch sử. Nguyên nhân của sự sụp đổ phần lớn đến từ kinh tế yếu kém và hàng loạt các cuộc biểu tình rộng lớn phản đối chính phủ. Rõ ràng, sự tồn tại của bất kỳ chế độ nào là nhờ sự hợp tác của người dân. Hy vọng rằng “sa hoàng mới của nước Nga”, Vladimir Putin, sẽ ghi nhớ bài học xương máu từ Chernobyl.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: