Giải mật hồ sơ: Mỹ có can dự vào vụ giết hai ông Diệm-Nhu?

Tưởng niệm 60 năm vụ đảo chính nền Đệ Nhất Cộng Hoà và ám toán hai ông Diệm - Nhu
Một người dân cầm bức ảnh TT Ngô Đình Diệm trong một cửa hàng ở Sài Gòn, tháng Ba 1962 (Photo by Michael Ochs Archives/Getty Images)

Hoa Kỳ đã biết gì về vụ đảo chính và ám sát Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ngày 1 Tháng Mười Một năm 1963? Đề tài này được lưu trong Văn khố Miller Center của University of Virginia, Hoa Kỳ, mở thêm những chi tiết về số phận của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đau thương đầu tiên của một nước Việt Nam tự do rồi sẽ bị cộng sản xâm chiếm về sau. Phần lược dịch sau đây, xin được giữ nguyên góc nhìn và quan điểm của hồ sơ, để quý vị tiện độc lập tham khảo.

Thực tế, vào thập niên cuối 1950, đầu 1960, chính phủ Hoa Kỳ coi nhà cai trị quyết đoán của miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm, như một bức tường thành chống lại chủ nghĩa cộng sản. Nhưng Mỹ nhìn thấy Ngô Đình Diệm không phải là một đối tác lý tưởng: TT Diệm nghi ngờ bất cứ ai ngoại trừ gia đình trực hệ của mình, ông thường làm nản lòng các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Nhưng thành công của ông trong việc đối phó với các mối đe dọa nội bộ đã mang lại nhiều hy vọng rằng ông sẽ chứng tỏ là một đồng minh đáng tin cậy, vì vậy Hoa Kỳ đã đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc hỗ trợ chế độ của ông.

Ngày 24 Tháng Tám năm 1963, bức điện tín “cable 243”, do Roger Hilsman soạn thảo và gửi cho Đại sứ Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam Henry Cabot Lodge, Jr., gợi ý, “Nếu, bất chấp mọi nỗ lực của các ông, mà Diệm vẫn ngoan cố và từ chối, thì chúng ta phải đối mặt với khả năng bản thân Diệm không thể được bảo tồn”.

Điện tín 243, lần đầu tiên người Mỹ nói về khả năng của một cuộc đảo chính (History.state.gov)

Tuy nhiên, đến năm 1963, chính quyền Kennedy phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Sau khi lực lượng chính phủ đàn áp các nhà sư Phật giáo vào mùa xuân năm đó, Kennedy đã thúc ép Diệm cải cách. Thay vào đó, Diệm áp đặt thiết quân luật, và các lực lượng đặc biệt do em trai ông, Ngô Đình Nhu, chỉ đạo, đã phát động các cuộc tấn công vào các ngôi chùa Phật giáo. Khi tin đồn về một cuộc đảo chính có thể xảy ra bắt đầu lan truyền vào Tháng Tám, nhiều người trong chính quyền tự hỏi liệu Hoa Kỳ có nên chấp nhận, hay thực sự ủng hộ những kẻ âm mưu đảo chính?

Những người có ý kiến khác, coi chế độ của ông Diệm, dù với tất cả các lỗi lầm của nó, vẫn là con đường tốt nhất để thành công chống lại những người Cộng sản miền Nam Việt Nam – gọi là Việt Cộng – được chính quyền Bắc Việt yểm trợ và chỉ đạo. Còn bên trong nội bộ chính quyền miền Nam Việt Nam, những người tìm cách lật đổ chế độ đã liên lạc với các quan chức Mỹ để mong có đảm bảo sự hỗ trợ liên tục của Mỹ.

Trong cuộc điện đàm ngày 26 Tháng Tám 1963, Tổng thống Mỹ thảo luận về Diệm và Nhu với các quan chức an ninh quốc gia cấp cao, nội dung được giải mật như sau.

(Tổng thống Kennedy): Nếu chúng ta không thành công ở đây, và những tướng lĩnh (định đảo chính) này không làm gì cả, thì chúng ta phải đối phó với Diệm với tính cách của ông ta, và cả tính cách của Nhu. Câu hỏi ở đây là chúng ta phải làm gì để bảo vệ uy tín của chính mình, có thể đẩy mọi chuyện đi đúng hướng không? Mọi người có suy nghĩ gì về điều này?

(Roger Hilsman): Thật kinh khủng khi suy ngẫm, thưa ngài – Họ về cơ bản là chống Mỹ. Tôi- có một yếu tố bất ổn ở đây, tôi nghĩ vậy. Tôi nghĩ vị trí của (ở Việt Nam) chúng tôi sẽ ngày càng khó khăn. Nhưng cũng, và quan trọng nhất, là tất cả mọi người trong lĩnh vực này, ở đây cũng nghĩ vậy, đồng ý rằng những gì bạn sẽ nhận lại sự mạo phạm của các ngôi chùa. Chuyện này đánh bạt những người chủ chốt, sĩ quan trong quân đội, và tình hình sẽ nhanh chóng xấu đi.

(Dean Rusk): Thưa ngài Tổng thống, tôi nghĩ rằng sự lựa chọn mà chúng ta phải đưa ra ở đó, là trừ khi có một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của Diệm và Nhu đối với toàn bộ vấn đề nội bộ này. Hãy nhìn vào thực tế rằng chúng ta đang trên con đường dẫn đến thảm họa, và liệu chúng ta thà chấp nhận nó theo lựa chọn của mình, hay bị đẩy ra ngoài bởi tình hình xấu đi hoàn toàn ở Việt Nam. Hầu hết những quyết định lớn chúng ta buộc phải đưa ra. Tôi không nghĩ rằng chúng ta có…

(Ghi âm có chỉnh sửa)

(Tổng thống Kennedy): Các ông có nghĩ chúng ta nên làm theo những  cách gì? Nói như ý Bộ trưởng Quốc phòng McNamara… Tôi không nghĩ chúng ta nên để cuộc đảo chính xảy ra… có thể họ biết về nó, rồi các tướng lĩnh sẽ phải chạy ra khỏi đất nước; Có lẽ chúng ta sẽ phải giúp họ thoát khỏi nơi đó.

Tuy nhiên, đó không phải là một lý do để làm tới, nếu các dự kiến chưa đủ tốt. Tôi không nghĩ rằng chúng ta can thiệp sâu như vậy, tôi cũng không chắc về các tướng lĩnh (Việt Nam). Họ có lẽ đã âm mưu trong nhiều tháng, nhưng không biết liệu họ có làm tới cùng hay không. Vì vậy, tôi không thấy bất kỳ lý do nào để ủng hộ (cuộc đảo chính), trừ khi chúng ta nghĩ rằng mình đang có cơ hội thành công tốt. Vì vậy, tôi nghĩ cuối cùng chúng ta phải để nó Lodge và Harkins cân nhắc…

 (Ghi âm có chỉnh sửa)

(Frederick Nolting): Chúng ta cũng phải tính đến việc cấm vận hay tiếp tục ủng hộ viện trợ của Hoa Kỳ (cho ông Diệm). Và, đối với tôi, liệu chúng ta có nên nói thẳng với Diệm, hay nói các tướng lĩnh, rằng chúng ta không thể tiếp tục hỗ trợ của Hoa Kỳ, nếu chính quyền không có những thay đổi. Tôi nghĩ hành động đúng đắn của chính phủ Hoa Kỳ trong bất kỳ tình huống nào sẽ là nói trực tiếp với nguyên thủ quốc gia điều này. Chúng ta có thể nói ngay với ông ta (Diệm) là, chứ không phải bắn tin, rằng phần lớn các nhà lãnh đạo quân sự của ông cũng muốn có những thay đổi… và hỏi anh ta muốn gì.

(Tổng thống Kennedy): Dĩ nhiên là vậy, nếu chúng ta không quyết định rút ra khỏi chuyện Việt Nam. Nếu ông ta không chấp nhận, thì chúng ta trải qua điều đó sẽ khá khó khăn, phải không… nên rút viện trợ của chúng ta, và rút người Mỹ ra?

(Dean Rusk): Tôi nghĩ rằng xác suất rất cao ở đây. Khi mình bày tỏ thái độ đó và thất bại, thì mình cũng phải sẵn sàng cho chuyện ông sẽ ném mình ra ngoài.

TT Ngô Đình Diệm quỳ cầu nguyện trong một Thánh lễ ở Sài Gòn, 1955 (Photo by PhotoQuest/Getty Images)

Thảo luận về chuyện đảo chính tàn dần vào cuối Tháng Tám, và chính quyền Kennedy đã thôi không còn thuyết phục Diệm, gây áp lực buộc ông phải thực hiện một loạt các cải cách chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội, vốn được thiết kế để cải thiện chuyện bị lật đổ. Nhưng đến cuối Tháng Mười, Tổng thống Kennedy một lần nữa vật lộn với tin tức về khả năng đảo chính, và Hoa Kỳ nên làm gì với nó. Các cố vấn của Kennedy bị chia rẽ. Tại một cuộc họp vào cuối buổi chiều ngày 29 Tháng Mười, ông Kennedy đã nghe một số ý kiến, được tóm tắt rõ ràng trong một bản ghi nhớ về cuộc trò chuyện.

Ngoại trưởng Dean Rusk đề nghị: “Chúng ta nên cảnh báo các tướng lĩnh rằng họ phải lường được các tình huống trước khi tiến hành đảo chính”.

“Bộ trưởng McNamara (bản ghi nhớ ghi lại): “Hỏi ai trong số các quan chức của chúng ta ở Sài Gòn chịu trách nhiệm về kế hoạch đảo chính”.

Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy bày tỏ nghi ngờ về việc cắt đứt quan hệ với Diệm.

Averell Harriman, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị, “rõ ràng là ở Việt Nam ngày càng ít nhiệt tình với Diệm. Chúng ta không thể dự đoán rằng các tướng lĩnh nổi dậy có thể lật đổ chính quyền Diệm, nhưng dù vậy, Diệm không thể đưa đất nước đến chiến thắng Việt Cộng. Với thời gian trôi qua, các mục tiêu của chúng ta ở Việt Nam sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn để đạt được với cách Diệm nắm quyền kiểm soát”.

Vào ngày 1 Tháng Mười Một, những đánh giá đó đã trở thành tranh luận khi một nhóm sĩ quan quân đội Việt Nam, do Tướng Dương Văn Minh lãnh đạo, ám sát Diệm và Nhu. Sáng 2 Tháng Mười Một, McGeorge Bundy đọc báo cáo về cuộc đảo chính cho Tổng thống Kennedy.

Ngày 4 Tháng Mười Một, Kennedy ghi âm một tuyên bố về sự kiện đảo chính và cái chính của ông Diệm. TT Mỹ nói rõ sự chia rẽ trong nội các của ông, về quan điểm với chính phủ ông Ngô Đình Diệm, và ông cũng nói là đã chọn không ủng hộ ý định của một cuộc đảo chính hồi Tháng Tám. Nói về cái chết của ông Diệm, TT Mỹ nói “Tôi bị sốc bởi cái chết của ông ta. Diệm là một nhân vật đặc biệt. Việc cầm quyền của ông ta gần đây khó khăn, đặc biệt là tháng trước, mặc dù đã cố đi qua được nhiều năm như địa ngục của đất nước. Ông Diệm đã giành được độc lập trong điều kiện rất bất lợi. Cách ông bị giết thật đáng buồn”.

Mười tám ngày sau, Tổng thống Mỹ J.F. Kenndy cũng bị hạ gục bởi một viên đạn sát thủ trên đường phố Dallas.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: