Giải Nobel Hòa Bình Không Công Bình (phần 2)

La Vang 1972 (Getty Images)

Bài Bốn – Hòa Bình/Phản Chiến là gì? Với ai? Như thế nào?

Hòa Bình với NỘI DUNG, ĐỊNH NGHĨA/CÁCH THỨ VẬN ĐỘNG/TÁC NHÂN THỰC HIỆN qua ba bài viết đã giúp cho Người Việt Nam thấy ra điều cay nghiệt: Hòa Bình Thế giới/ Hòa bình Việt Nam không bao giờ có. Không thể có. KHÔNG CÓ TRONG THỰC TẾ LỊCH SỬ TỪ 1945, 1954, 1960, 1968, 1972, 1975… cho tới hôm nay. Bài viết Thứ Tư sẽ nói rõ cho ra lẽ nỗi uẩn khúc cay đắng nầy với những thứ, loại “chiến sĩ (đấu tranh) hòa bình” bất cứ nơi đâu đã có trên diễn trường thế giới mà bi hí kịch gọi là “tranh đấu (cho) hòa bình” càng ngày càng tồi tệ – Không thiếu một ai, lẽ tất nhiên bao gồm nhân sự gọi là Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo buộc (sẽ) phải đề cập đến như sau.

41- Phản kháng chiến tranh-tranh đấu hòa bình – Ông là ai?

Thanh niên Nguyễn Xuân Bảo, sinh 1926 ở Huế; năm 1960 Bảo nhận được học bổng Fellowship  Fulbright qua Mỹ nghiên cứu môn tôn giáo đối chiếu tại Đại Học Princeton; tiếp 1961 theo lớp Thần Học Đại Học Princeton vào năm 1961. Năm 1962, Nguyễn Xuân Bảo được chỉ định nhiệm vụ thỉnh giảng về Phật Giáo tại Đại Học Columbia, và công việc tương tự tại Đại Học Cornell. Sau đảo chính quân sự 1 tháng 11, 1963, Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại, 16 Tháng 12, Nguyễn Xuân Bảo trở về nước, vào Chùa Ấn Quang theo lời yêu cầu (Yêu cầu do ai? Từ đâu-Pnn) của Trí Quang nhằm chấn chỉnh lại giềng mối điều hành Phật Giáo Việt Nam (Lưu ý, chưa có danh tính Nhất Hạnh –Pnn)

Như vậy từ hồ sơ du học năm 1960 cho đến thời điểm sau đảo chính 1/11/1963, qua điều kiện cụ thể của chính bản thân, quá trình nghiên cứu (của Nghiên Cứu Sinh Nguyễn Xuân Bảo/Không có tính danh Nhất Hạnh trong hồ sơ của Nha Du Học/ Bộ Giáo Dục VNCH-Pnn) với tình trạng THẬT của tôn giáo-xã hội-chính trị-quân sự Việt Nam/Miền Nam ĐƯỢC CHỨNG MINH BỞI THỰC TẾ LỊCH SỬ TỪ 1960, 1963 (Có thể sử dụng thêm những thực tiễn sau 1963, 1965, 1968, 1972, 1975… đến hiện tại) cho chúng ta những xác nhận như sau:

#1/Hoạt động của cá nhân Trí Quang/Khối Phật Giáo Ấn Quang từ trước, sau 1954, 1963, 1964, 1968…; trước, sau 1975 đến hiện nay (2021-2022) hoàn toàn KHÔNG VÌ/DO/BỞI PHẬT PHÁP VÀ DÂN TỘC (Đúng, sai không phải là vấn đề của bài viết nầy).

#2/Từ #1 thấy ra: Dưới Chế độ Quốc Gia VN (1948-1955), và hai nền Cộng Hòa (1955-1975) Phật Giáo Việt Nam ĐÃ có điều kiện phát triển, tổ chức, người và giáo hội TỐT ĐẸP GẤP BỘI SO VỚI CHẾ ĐỘ CS HÀ NỘI TỪ SAU 20/7/1954 qua sự kiện thành hình Hệ Thống Trường Trung Học Bồ Đề, Đại Học Vạn Hạnh; hệ thống chùa các địa phương được tu bổ, được phát triển quy mô lớn ở Sài Gòn (cụ thể với các Chùa Ấn Quang, Vĩnh Nghiêm, Việt Nam Quốc Tự).

#3/ Từ #2 chứng tỏ cá nhân Tăng Sinh/Công Dân VNCH Nguyễn Xuân Bảo KHÔNG HỀ bị các chế độ Quốc Gia VN; Đệ Nhất-Đệ Nhị Cộng Hòa bách hại, chèn ép nếu không nói Nguyễn Xuân Bảo là thành phần được ưu đãi – ĐƯỢC ƯU ĐÃI NHẤT.

#42 – Chiến Sĩ Tranh Đấu Hòa Bình Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo nói, làm những gì?

#421- 16 tháng 12, 1963, Tăng Sinh Nguyễn Xuân Bảo trở về nước, góp phần thành hình Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất (theo chủ trương (thiên tả) của Chùa Ấn Quang/Trí Quang). Kể từ Tháng 1/ 1964 danh tính Nhất Hạnh bắt đầu xuất hiện với quần chúng qua những hoạt động đa dạng trong lãnh vực văn hóa, tôn giáo, xã hội… Báo Làng Mai kể lại: Vào những năm 1960, thầy Thích Nhất Hạnh đã đóng một vai trò tích cực thúc đẩy hòa bình trong những năm chiến tranh ở Việt Nam. Ông đã thành lập một số tổ chức dựa trên các nguyên tắc bất bạo động và từ bi của Phật giáo. Năm 1965, thầy Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội và khai giảng khóa đầu tiên. Trường là một tổ chức cứu trợ cơ sở, bao gồm 10.000 tình nguyện viên và nhân viên xã hội cung cấp viện trợ cho các ngôi làng bị chiến tranh tàn phá, xây dựng lại trường học và thành lập các trung tâm y tế...Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung năm 1964 dưới cảnh bom đạn. Bài và ảnh: Làng Mai – Báo Lao Động trong nước trích đăng (1/2022).

Bài viết và hình ảnh do Làng Mai phổ biến như trên KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT – HOÀN TOÀN DO XUYÊN TẠC, DỐI TRÁ, DỰNG ĐỨNG, VU CÁO. Chúng tôi chứng minh:

#422- Năm 1965, thầy Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội… là một tổ chức cứu trợ cơ sở, bao gồm 10.000 tình nguyện viên và nhân viên xã hội cung cấp viện trợ cho các ngôi làng bị chiến tranh tàn phá, xây dựng lại trường học và thành lập các trung tâm y tế… Cho là có thật số lượng 10.000 (?) tình nguyện viên và nhân viên xã hội trong tổ chức nầy, thế thì phải trả lời cho câu hỏi: Trụ sở của trường đường Công Lý (trước Chùa Vĩnh Nghiêm) do ai cấp phát? Và 10.000 tình nguyện viên và nhân viên y tế là những ai, nếu không phải là thanh niên, sinh viên, học sinh nam nữ từ Sài Gòn. Và nhân viên y tế xã hội nào, nếu không là nhân viên của chính phủ VNCH cung cấp, đề cử…

Cuối cùng: … cung cấp viện trợ cho các ngôi làng bị chiến tranh tàn phá, xây dựng lại trường học và thành lập các trung tâm y tế… Ai cung cấp? Ai xây dựng? Ai thành lập? Nếu không  là người, tổ chức xã hội, y tế, giáo dục của CHẾ ĐỘ VNCH. VÀ CÂU HỎI THEN CHỐT: AI PHÁ HOẠI MIỀN NAM NẾU KHÔNG PHẢI TỪ LẦN THÀNH LẬP MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, 20/12/1960 – THÀNH LẬP DO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI 3 ĐẢNG CỘNG SẢN HÀ NỘI, 3 Tháng 9, 1960? Người Mỹ/Quân Đội Mỹ/Đế quốc Mỹ ở đâu trước ngày TQLC Mỹ đổ quân lên Đà Nẵng, 8 tháng 1965?!   

#423. Sự DỐI TRÁ đạt tới cao điểm tệ hại qua mô tả…  “Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung năm 1964 dưới cảnh bom đạn. Bài và ảnh: Làng Mai – Báo Lao Động trong nước trích đăng (1/2022)” Hoàn toàn không phải như thế vì:

#423/A: “Năm 1965, thầy Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội – Trích dẫn từ #431”, thì lấy người nào, và tổ chức đâu mà thực hiện cứu trợ đồng bào bị lũ lụt tại Miền Trung năm 1964?!

#423/B: “Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung năm 1964 dưới cảnh bom đạn Trích dẫn từ #431”. Trời đất! “Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở đâu? “Cảnh bom đạn nào?” trong bức hình mà Làng Mai trưng ra – Hình ảnh một số dân  làng gồm trẻ con đứng chờ cứu trợ tại một địa điểm có lá Cờ Phật Giáo.

Sự thật ở đâu? Xin dẫn chứng trích dẫn: “… Nhà tôi ở phía Bắc thành phố Quảng-Ngãi gần con sông Trà Khúc… Là đoàn-trưởng trong tổ chức “Gia-Đình Phật Tử” tại Tỉnh, giống như tổ chức “Hướng Đạo Sinh”, tôi tập hơp một số thanh thiếu niên, và tiếp tục đi cứu trợ, tìm kiếm xác của những gia-đình mất tích. Cuộc cứu trợ được thực hiện với người (vừa kể trên) và diễn tiến như sau… Một tuần lễ sau, có đoàn cứu trợ bão lụt miền Trung từ Sài Gòn và Nha Trang ra tỉnh Quảng Ngãi… Phối hợp với toán Hướng Đạo từ Nha Trang chúng tôi vác gạo từ trên đường Quốc Lộ 1 xuống bãi cát, chất vào ghe đưa đến tận nơi để tiếp cứu cho đồng bào bị lụt… Có sự giúp đỡ của Quân Đội, chính quyền Tỉnh, Quận địa phương, có xe đưa chúng tôi đi đến các quận như Nghĩa Thắng/ Nghĩa Kỳ… Hồi ức viết xong cuối năm Tân Mẹo, 2011 của Thủy Tọa (Võ Long K7, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, Sài Gòn).

Hy vọng tác giả bài viết hôm nay (2022) vẫn còn sống để xác chứng: 1/Thành phần thực hiện cứu trợ đầu tiên và thực lực chính của công tác cứu trợ là đoàn sinh của Gia Đình Phật Tử Quảng Ngãi và Hướng Đạo Sinh từ Nha Trang đến. Gia đình Phật Tử và Phong Trào Hướng Đạo (Bản thân là đoàn sinh trước khi đi lính, 1960) CÓ TỪ THẬP NIÊN 1950 (TRƯỚC rất xa năm 1965, thời điểm Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội ở Sài Gòn!

2/. Hình ảnh tác giả Võ Long trình bày: “… Có sự giúp đỡ của Quân Đội, chính quyền Tỉnh, Quận địa phương “– Chứng minh hoạt cảnh “tưởng tượng dựng vu cáo” … Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung năm 1964 dưới cảnh bom đạn! Vâng, chính chúng tôi chứ không ai khác, những đơn vị QLVNCH phải ngưng các hoạt động hành quân chiến thuật để yểm trợ, bảo vệ các toán cứu trợ khỏi bị cộng sản tấn công. Lá cờ Phật Giáo mà Làng Mai phổ biến là dấu hiệu của địa điểm cứu trợ nhằm hy vọng “Việt cộng đừng tấn công các địa điểm cứu trợ để cướp lương thực, thực phẩm” – Hành vi cướp của dân bị nạn (MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG DO NHÀ NƯỚC TỔ CHỨC) được “hợp thức hóa/đảng hóa” sau 30/4/1975- NGAY TẠI HÔM NAY.

Chúng tôi tiếp phần khi Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo góp mặt “phản chiến/chống chiến tranh VN” tại Mỹ-1966.

Giải Nobel Hòa Bình Không Công Bình – Bài Năm       

51- Giả Trá Văn Hóa (Hòa Bình)/Giả Trá Phản Kháng Hòa Bình

Trước khi nói tiếp về “Nobel Hòa Bình”, người viết xin nói rộng ra với Nobel Văn Học (cũng có liên quan đến Hòa Bình cho VN). Giải Nobel Văn Học 1971 được trao cho Pablo Neruda, thi sĩ người Chile (1904-1973) với lời tuyên dương trang trọng: “Về một nền thi ca với sức mạnh chiến đấu chuyển đổi thân phận và giấc mơ của một đại lục (Thế giới thứ Ba/ Vùng nghèo khó Nam Mỹ/Nước Chile của Pablo Neruda). chính ông cũng là nhân vật hàng đầu phản đối việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam với lời thơ mạnh mẽ… “Tại sao họ (Lính Mỹ-Pnn) bắt buộc phải giết người/những người vô tội quá xa nước Mỹ… Tại sao họ (Lính Mỹ-Pnn) phải đến một nơi xa xôi để giết người? Tại sao họ đi tới nơi xa để chết”.

Không thể nghi ngờ ý “hướng thiết tha/chân thành kêu gọi hòa bình” của Pablo Neruda, tuy nhiên ông chết vào ngày 23 tháng 9, 1973 nên hẳn phải biết rằng: 60 ngày sau ngày ký kết Hiệp Định Hòa Bình tại Ba Lê 27/1/1973 người Lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Việt Nam! Thế nên, Neruda có đủ thời gian và thực tế để PHẢI xóa bỏ nhưng lời thơ chỉ chân thành một nửa/không trung trực toàn phần đối với chiến tranh VN vì thảm cảnh VN sau lần Lính Mỹ ra đi (27/3/1973) đã tăng lên gấp bội và kể từ năm ông lìa đời kia (1973), tiếp trước, sau 30/4//1975… kể đến hôm nay, 47 năm sau Việt Nam dưới tay trấn áp đảng cộng sản Hà Nội. Ở đâu là tương lai/hòa bình (?) của Việt Nam dưới đe dọa thâm u càng ngày càng hiện thực từ Bắc Kinh?!

Pablo Neruda không nói một mình. Hội Đồng Nobel Thụy Điển không chỉ bày ra trò giả trá với Nobel Văn Học mà còn có thêm giải điếm nhục gọi là “Nobel Hòa Bình” với những tay bợm nổi tiếng toàn cầu về tính man trá và man rợ (sẽ kể liền sau). Nhưng trước nhất, cụ thể Pablo Neruda như trên vừa trình bày, do đã được hướng dẫn bởi một tên tuổi lừng lẫy, Martin Luther King (1929-1968), Nobel Hòa Bình 1964. Hãy xem King vận động hòa bình cho VN.

Ngày 25 Tháng 3, 1967, King dẫn đầu cuộc diễn hành phản đối “Chiến Tranh Vietnam ở Chicago (lần đầu tiên) với tuyên dương chủ đạo: “Trái bom (quân đội Mỹ sử dụng-Pnn) ở Việt Nam nổ trên đất Mỹ – Những trái bom ấy tàn phá giấc mơ (của dân Mỹ-Pnn) và khả năng về một xứ sở Mỹ thuần lương!

Chưa đầy một tháng sau, tiếp ngày 4 Tháng 4, 1967. King tuyên đọc bài giảng lên án Chiến Tranh VN tại nhà thờ Riverside, New York City. “Lương tâm tôi không cho phép (tôi) có chọn lựa nào khác. Bởi những tai họa (của chiến tranh VN-Pnn) tác động cùng một lúc lên người Mỹ nghèo khổ và nông dân Việt Nam. Thế nên, điều luân lý tối thượng buộc nước Mỹ phải có những bước căn bản để ngưng cuộc chiến qua những biện pháp bất bạo động!

Trời đất! Người nông dân Việt Nam nào yêu cầu ngưng (Mỹ) thả bom? Mà chỉ có THẬT toàn thể người Việt (kể cả cán binh, bộ đội, dân chúng Miền Bắc) đồng gập đầu xuống để xin HCM và Bộ Chính Trị đảng cộng sản nơi Hà Nội ngưng thực hiện kế hoạch: Xuân nầy hơn hẳn mấy Xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà. Nam Bắc thi đua diệt giặc Mỹ. Tiến lên toàn thắng ắt về ta!” – Lệnh Tổng Tấn Công toàn Miền Nam, Giao thừa Tết Mậu Thân, 31/1/1968 từ “thơ” của HCM đọc tại Bắc Kinh phát đi từ Hà Nội. King có thể hỏi Walter Cronkite đã có mặt tại Huế (2/1968) về “kế hoạch giải phóng” của bộ đội cộng sản (cộng sản chính gốc đi từ Hà Nội, Miền Bắc) chứ không phải “Việt cộng” từ bưng biền Miền Nam. Cách “giải phóng”mà bọn đao phủ ISIS học được để sau nầy thực hiện với tù binh Mỹ sau khi quân đội Mỹ hoàn tất cuộc rút quân tháo chạy khỏi VN, 30/4/1975. Khổ thay, 4 Tháng 4, 1968 Mục Sư King bị ám sát chết – Hiện thực lời kêu gọi “bất bạo động” của ông không được một ai thi hành – Những người Mỹ gốc da den với phong trào Black Lives Matter hôm nay, Thế Kỷ 21 hầu như không biết đến lời kêu gọi “bất bạo động “ của ông mảy may nào cả!

Sự kiện “phản đối chiến tranh VN” năm 1967, 68 kia đã thành một phong trào toàn cầu và đồng nhất. NÓ CÓ NGUYÊN NHÂN/DO CÓ NGƯỜI TIỀN HÔ/SỨ GIẢ ĐẾN TỪ VIỆT NAM.

52- Tranh Đấu Hòa Bình/Phản Đối Chiến Tranh/Chiến Tranh VN giữa chúng ta

Cần trở lại Martin L. King Jr. Có một điều cần phải được phân giải rõ như sau: Năm 1964, Martin Luther King 35 tuổi, người trẻ nhất đoạt Giải Nobel Hòa Bình với chủ trương Phản Kháng Bất Bạo Động đối với nạn phân biệt bất bình đẳng sắc tộc Đen/Trắng. Do ảnh hưởng từ Gandhi, King và những đồng chí đã áp dụng biện pháp Bất Bạo Động-Bất Hợp Tác trong các cuộc biểu tình khắp tiểu bang Miền Nam nước Mỹ, thâu đạt được sự yểm trợ của chính quyền liên bang cũng như thành phần người Mỹ da trắng ở miền Bắc.

Năm 1963, King dẫn đầu cuộc tuần hành vĩ đại Tiến Về Washington với bài diễn văn mạnh mẽ “Tôi Có Một Giấc Mơ”. Phong trào do Martin L. King từ những vận động nầy thâu đạt được hai luật định quan trọng: Tu Chính Án 24 hủy bỏ Luật Thuế Bầu Cử (Poll Tax- Sắc Thuế thiết lập từ Thế Kỷ 19, hạn chế thành phần cử tri chỉ được đi bầu khi đã thanh toán xong khoản thuế lợi tức). Và Hiến Ước Nhân Quyền 1964 Human Right Act 1964 cấm phân biệt sắc tộc trong việc làm, giáo dục và nơi những dịch vụ công cộng. Hiến Ước Nhân Quyền 1964 do Tổng thống Johnson ấn ký thi hành. Trong hai năm 1963-1965, Tổng thống Johnson và Martin L. King đã phối hợp với nhau trong một sách lược chung: Thúc đẩy mạnh mẽ những nền tảng về Nhân Quyền trong thế kỷ 20. Cần phải nói rõ, Tổng thống Johnson đã từng ủng hộ những dự luật Nhân Quyền từ khi ông giữ vị thế Chủ Tịch Khối Đa Số Thượng Viện từ những năm 1957, 1960 trước khi nhận chức Phó Tổng thống cho Tổng thống Kennedy, cũng là một lãnh đạo ủng hộ Nhân Quyền.

Từ vị thế chính trị-xã hội ưu thắng qua liên hệ tốt đẹp với Martin L. King, Tổng thống Johnson đã đạt được sự đồng thuận gần như tuyệt đối của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt, 10 Tháng 8, 1964 ấn định cho Tổng thống Johnson toàn quyền sử dụng mọi biện pháp trả đũa các cuộc tấn công quân sự của Bắc Việt nhằm ngăn ngừa những cuộc tấn công mai hậu nhắm vào quân lực Mỹ. Nghị Quyết đạt được số phiếu tối đa, 461-0 của Hạ Viện; và 88-2 của Thượng Viện. Đối với quần chúng, những cuộc biểu tình lớn được tổ chức với khẩu hiệu: Chúng tôi yểm trợ Johnson sau lần tàu Maddox bị tàu Bắc Việt tấn công, 2/8/1964. Theo lệnh Tổng thống Johnson, ngày 8 Tháng 3, 1965 hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng.

NHƯNG tất cả liên hệ tốt đẹp giữa Chính Phủ Mỹ/Tổng thống Johnson với quốc hội, báo chí, dư luận Mỹ, cụ thể với cá nhân Martin L. King hoàn toàn đổ vỡ kể từ 1966, 1967, với cao điểm 1968. Ngày 25 Tháng 3, 1967, lần đầu tiên King dẫn đầu cuộc diễn hành phản đối “Chiến Tranh Việt Nam” ở Chicago. Tai sao? Từ đâu? Do ai?

53- Trò (ma) chính trị trên thân phận Nam Việt Nam  

Cần trở lại chuyện nơi Miền Nam trước khi tiếp chuyện phản chiến ở Mỹ. Trong hai ngày 6 và 8 Tháng 6, 1969, một hoạt động chính trị gọi là Đại Hội Đại Biểu Quốc Dân Miền Nam Việt Nam, mà Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, cùng với Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam do Luật Sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ Tịch, là nòng cốt, đã bầu ra Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam do Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ Tịch, và Hội Đồng Cố Vấn Chính Phủ do Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.

Đại Hội do ông Nguyễn Hữu Thọ và Trịnh Đình Thảo chủ trì. Tất cả màn múa rối với những con cờ (hạng thứ cấp) chính trị nầy do một tay Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam/Đảng CS Hà Nội Nguyễn Văn Linh dàn dựng và điều hành – Tất cả hệ thống nhân sự trong tổ chức gọi là mặt trận, liên minh, chính phủ nầy hoàn toàn bị tiêu vong không còn một dấu vết gì kể từ Hội Nghị Hiệp Thương Nhà Nước (5 Tháng 11, 1976) theo lệnh của Hà Nội. Được cho sống sót là may, có kẻ phải vượt biên lưu vong như Trương Như Tảng có vai tuồng gọi là “Bộ trưởng tư pháp”. Tạm gác sự kiện sau 30/4/1975, trở lại chuyện năm 1969 với chính phủ lâm thời (ma) của Chủ Tịch Thọ (?).

Không biết căn cứ từ đâu ra, chính phủ (ma) lâm thời nầy được Hà Nội đánh giá: Ngay sau khi thành lập, Chính phủ “Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam VN” đã được 23 nước công nhận (?), trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao! Của đáng tội, quả có một lần: Sau Hiệp Định Ba Lê, 27/1/1973 Fidel Castro của Cuba có đến một nơi nào đó ở Quảng Bình (Bên kia Bến Hải, nơi gần Miền Nam nhất), và nói một câu xanh rờn: Vì Việt Nam, Cuba cho đến máu của mình! Tháp tùng chuyến đi với Fidel có Tướng CS Hà Nội, Võ Nguyên Giáp, chứ Fidel đâu có biết Chủ Tịch Thọ là anh cha căng chú kiết nào? Năm 1973, ký kết Hiệp Định Ba Lê xong đã như vậy, thì tại năm 1969 xa xôi kia, Chủ tịch chính phủ lâm thời Thọ là con ma nào hở?

Được đà, thầy (tà) pháp tại Hà Nội tiếp tục dựng âm binh. Trong hai ngày 24 và 25 tháng 4, 1970, Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương được tổ chức tại một địa điểm gần biên giới ba nước Việt Nam – Trung Cộng – Lào. Tham dự hội nghị có: Đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa/Bắc Việt do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu; Hoàng Thân Xupha -nouvong dẫn đầu đoàn Lào; Sihanouk đoàn Campuchia; Chủ Tịch Thọ, đoàn chính phủ (ma) lâm thời Miền Nam; Nghị hội đặt dưới quyền chủ trì của Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Cộng, Chu Ân Lai. Hội nghị ra Tuyên Bố Chung làm cương lĩnh đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương: Độc lập, hòa bình, trung lập, không cho phép nước ngoài có quân đội hoặc căn cứ quân sự – Cái nền để Mỹ rút quân theo Hiệp Định Ba Lê 1973- Mục  tiêu, yêu cầu của tất cả phong trào, vận động phản chiến từ Nam Việt Nam, của quốc hội, báo chí, học đường, sách vở, phim ảnh, phản chiến ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới từ 1964, 1965, 1968, 1972, 1975… cho tới hôm nay, qua Thế Kỷ 21!

Ma thuật chính trị/phản chiến gồm màn giáo đầu rất kích động, có hiệu quả với Nhất Hạnh, Nguyễn Xuân Bảo, chuẩn bị, diễn tuồng từ trước, sau 1963, 1964, 1966 ở Việt Nam trước khi chuyển qua Mỹ. Thế nên, từ phần sau chúng tôi đề cập đến nhân sự có tên thế tục Nguyễn Xuân Bảo hơn là tăng sĩ Phật Giáo Nhất Hạnh để đúng với người, việc hơn.

Giải Nobel Hòa Bình Không Công Bình – Bài Sáu

#61- Phong Trào Phản Chiến/Chống Chiến Tranh VN tại Mỹ như thế nào? Từ đâu?

Phong trào phản đối Chiến Tranh VN bắt đầu từ những nhóm nhỏ vận động hòa bình, trí thức thiên tả tại các khu cư xá đại học dần trở nên một phong trào rộng lớn kể từ năm 1965 – Năm Mỹ đổ quân bộ chiến lên Đà Nẵng (8/3/1965), sau lần Mỹ dội bom Miền Bắc (Tháng 8/1964). Phong trào lên tới cao điểm trong năm 1968 sau Tổng Công Kích Tết Mậu Thân (31/1/1968), mà theo nhận định điển hình của Walter Cronkite từ Việt Nam thì: Chiến tranh (quân sự) không có lối thoát nào khác ngoài việc phải đàm phán (với cộng sản Hà Nội) – Hội Nghị Paris chính thức khai mạc, 12/1968.

Phong trào phản chiến ở Mỹ không riêng rẽ, đấy là một vận động toàn cầu [Do ai (thật) chủ xướng, điều động không phải là trọng tâm của bài viết nầy, của người viết Pnn] điển hình với phong trào sinh viên Pháp nổi loạn chiếm giảng đường, đòi lật đổ cơ cấu lãnh đạo của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp với vị anh hùng Charles de Gaulle. Phong trào do sinh viên Cohn Bendit lãnh đạo (sinh 1945) đã đưa Thủ Đô Paris vào cảnh tượng một cuộc nội chiến, tình thế nước Pháp thời điểm đó rơi xuống dốc, Tổng Thống De Gaulle phải từ nhiệm. Lần nổi loạn của sinh viên Pháp không chỉ giới hạn trong năm 1968, đấy là diễn tập cho lần xuống đường của nhóm Áo Khoác Vàng (Yellow Jacket) kéo dài từ tháng 11, 2018 , tạm yên năm 2020 và bùng nổi lại đợt hai cho đến hiện nay. Chỉ riêng vụ 2018 đã gây thương tích cho 4, 439 nhân viên cảnh sát và thường dân Pháp. Phong trào “Áo Khoác Vàng” tác động không giới hạn trong nước Pháp.

Qua thế kỷ 21, có thể nói không sợ sai lầm: Phản chiến/Chống đối chiến tranh VN chỉ là một Cái Cớ! Và nước Mỹ chỉ là một Diễn Trường– Cái cớ cụ thể nhất-Diễn trường chính yếu của thế giới. Antifa, BLM của nước Mỹ hiện tại không có liên hệ gì với chiến tranh VN đã chấm dứt từ Hiệp Định 1973, sau 30/4/1975 tại Sài Gòn, đối với người, nước Mỹ.

Trở lại cao điểm của phong trào phản chiến nổ bùng tại Mỹ năm 1968 –Từ phản đối chiến tranh VN buộc nước Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với Hà Nội – Chính trường Mỹ cụ thể với người và Đảng Dân Chủ chưa bao giờ rơi vào một tình trạng hỗn loạn, suy sụp cực độ như đã xẩy ra suốt hai thập niên 1960’s, 1970’s. Tổng Thống Kennedy bị sát hại (22/11/1963); TT Johnson không tái tranh cử nhiệm kỳ hai; Đại Hội Đảng Dân Chủ bị tan vỡ, 26 Tháng 8, 1968. Chỉ trong một năm 1968, Martin Luther King (4/4/1968); Robert Kennedy (6/6/1968) liên tiếp bị ám sát! Biểu tình phản chiến tràn lan, xé toang nước Mỹ; San Francisco, New York, Oakland, Trường Berkeley là những bộ chỉ huy cuộc tổng nổi loạn; tuy nhiên Washington, DC vẫn là diễn trường chính, xâm chiếm chân đồi Điện Capitol, tiến đến sát sân trước Tòa Bạch Cung.

Trong tình thế cực độ hỗn loạn với cao trào PHẢN CHIẾN/CHỐNG ĐỐI CHIẾN TRANH VN ĐÃ LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC QUYẾT ĐỊNH –  CHIẾN SĨ ĐẤU TRANH HÒA BÌNH NHẤT HẠNH-NGUYÊN XUÂN BẢO ĐẾN TỪ VN LÀ MỘT ĐÁP SỐ ĐÚNG VÀ ĐỦ.

#62- Sứ giả “hòa bình-phản chiến” (đến từ Nam Việt Nam) nói gì với Người Mỹ?

Năm 1966 (từ chiến trường-chính trường-xã hội hỗn loạn ở Nam VN/Biến loạn Miền Trung, 1966 do Trí Quang thủ lãnh) Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo đến Mỹ theo lời mời của Giáo Sư George McTurnan Kahin, chuyên nghiên cứu về Đông-Nam Á, thành phần trí thức thiên tả, chống dối chiến tranh VN cơ hữu của Đại Học Cornell. Tăng Sinh Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo được chỉ định hướng dẫn lớp hội thảo chuyên đề Phật Giáo Việt Nam- Nhưng công tác chính của Bảo là, “Vận động hòa bình/Hòa bình theo định nghĩa của thiên tả Mỹ.

Phần #61/Hòa bình chung mục tiêu của Đại Hội Đại Biểu Quốc Dân Miền Nam Việt Nam-Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam-Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam/Phần #53-Bài Năm”! Giáo sư (phản chiến) nào từ Cornell, của tất cả đại học Mỹ, kể cả giới chức cao cấp nơi Phòng Tình Hình Tòa Bạch Ốc nghe được chỉ thị của Hà Nội qua lời Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam Nguyễn Văn Linh nói với Chủ Tịch Thọ, Luật Sư Thảo, Kỹ Sư Phát trong rừng ở Tây Ninh?!

Vừa đến Mỹ, ngày 1 Tháng 6, Bảo phổ biến đến Chính Phủ Mỹ một thông cáo gồm 5 điểm chính: 1/Yêu cầu chính phủ Mỹ nói rõ mục đích giúp dân tộc VN đúng theo “nguyện vọng của người Việt Nam”; 2/Quân Đội Mỹ và VNCH ngưng dội bom trên toàn thể lãnh thổ VN; 3/Tất cả các cuộc hành quân chống cộng sản chỉ được thực hiện trong mục tiêu phòng thủ; 4/Chính phủ Mỹ phải tỏ rõ quyết tâm rút quân trong vài ba tháng; 5/Mỹ phải trả phí tổn tái kiến thiết! Quả thật Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo đòi hỏi hơn cả Bộ Chính Trị CS Hà Nội mong muốn. Bảo cũng chứng tỏ có khả năng “khuất phục” Mỹ hơn cả Mao và Brezhnev cộng lại.

#63- Sứ giả “hòa bình-phản chiến” (đến từ Nam Việt Nam) làm gì ở Mỹ?

Nguyễn Xuân Bảo không nói suông với người trong quốc hội và chính quyền Mỹ, chiến sĩ hòa bình Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo tìm đến Hành Giả Thomas Merton của giòng tu Tâm Linh để nói lên ý hướng “quyết liệt- Bất kỳ ai lắng nghe tôi, hãy làm chứng: Tôi không thể chấp nhận cuộc chiến nầy. Hành Giả Merton khen: “Nhất Hạnh là người Anh Em tôi” . Cho đến bấy giờ, 1966, TỪ VIỆT NAM ĐẾN MỸ Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo KHÔNG MỘT CHỮ NÓI ĐẾN VIỆT CỘNG-CỘNG SẢN BẮC VIỆT! KHÔNG BAO GIỜ! KỂ TỚI HÔM NAY, thế kỷ 21.

Nguyễn Xuân Bảo không ngừng vận động. Đương sự tìm đến Martin Luther King Jr, thúc giục King cùng ra thông cáo Phản Đối Chiến Tranh Việt Nam. King hoàn toàn “được” thuyết phục. Năm 1967 King phổ biến tuyên cáo: Hậu Trường (cuộc chiến) Việt Nam: Thời Điểm phá vỡ Im Lặng, tại Nhà Thờ Riverside ở New York City. Đây cũng là lần đầu tiên King công khai đặt vấn đề về việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Cần nhắc lại, trong năm 1964, King là người hỗ trợ quyết định dội bom Bắc Việt của Tổng Thống Johnson! 1964-1966, 1967 chỉ là một chớp mắt rất ngắn để thực hiện, thay đổi một chiến lược quốc gia có tầm thế giới. Nói ra như thế để thấy Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo “hướng dẫn/giáo dục” Martin L. King tài giỏi đến thế nào?

King tán tụng Bảo: “Cá nhân tôi chưa hề thấy ai xứng đáng Nobel Hòa Bình bằng người tu sĩ lịch duyệt đến từ Việt Nam nầy. Quan điểm hòa bình của vị nầy nếu được thực hiện sẽ xây nên tượng đài kết hợp Nguyên Tắc Cơ Đốc Giáo, Huynh Đệ Toàn Cầu, cho cả nhân loại.” King đề nghị cho Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo Giải Thưởng Nobel Hòa Bình 1967. Không được mà hóa hay, bởi 4 Tháng 4, 1968 King bị bắn chết và Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo không được Nobel Hòa Bình 1967! Nếu được, Nhất Hạnh sẽ nói được gì về hơn 5000 ngàn người Huế – Quê hương của Nguyễn Xuân Bảo bị chôn sống? Vùng Chùa Từ Đàm, Từ Hiếu lên núi Ngự Bình không thiếu nạn nhân của cộng sản – Cần nhắc lại – cho đến bấy giờ, 1966, 1967, 1968…, TỪ VIỆT NAM ĐẾN MỸ, Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo KHÔNG MỘT CHỮ NÓI ĐẾN VIỆT CỘNG-CỘNG SẢN BẮC VIỆT! KHÔNG BAO GIỜ! KỂ TỚI HÔM NAY, THẾ KỶ 21.

#63- Bom sát thủ của Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo

Nói và làm như trên xét thấy chưa đủ cường độ đốt nóng ngọn lửa phản chiến. Bảo cho nổ quả bom lớn: Phi cơ Mỹ dội bom chết 300.000 người ở Bến Tre (??!!). Bom được kích hỏa trong buổi phỏng vấn được đăng lại trên báo The New Yorker, số ngày 25 Tháng 6, 1966, trang 21. Bảo không nói do ngẫu hứng, nhưng được sửa soạn, tính toán kỹ sau nhiều phát biểu tại nhiều cuộc hội thảo, thuyết giảng. Bảo nhận định: “Việt Cộng có được lợi thế là không thể phân biệt với nông dân. Khi quân Mỹ phản công truy kích mà báo chí của các anh (phía quân đội Mỹ/VNCH) báo cáo rằng có 600 lính cộng bị giết tức là bao gồm 590 người nông dân vô tội!”

Bào kể “kinh nghiệm/cứ như thật”: Tôi đã ở trong một ngôi làng, ngoại ô Sài Gòn (làng nào?), sau khi Việt Cộng pháo kích căn cứ không quân Mỹ. Sáu Việt Cộng di tản qua làng và rút vào rừng. Thế là cuộc dội bom bắt đầu. Nhiều nhà bị phá sập và người dân vô tội bị giết. Một mảnh hỏa tiễn rơi cách tôi chỉ một thước! (Mô Phật-Pnn!) Tất cả “bom” lớn, nhỏ Bảo thả trên đất Mỹ đều quy về một mục tiêu: “Mỹ phải khởi động trước… Do Mỹ vốn mạnh nên không cần đợi phía Hà Nội đề nghị. Mỹ chỉ cần ngưng tấn công, chỉ nên giữ thế thủ để chứng tỏ cần có hòa bình! Nói như thế nầy mà Giải Nobel Hòa Bình năm 1968 không cho “Thiền Sư Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo” thì quá tệ! Năm 1973 lại đem gắn cho Lê Đức Thọ, Bí thư Chiến Dịch HCM đánh chiếm Sài Gòn!

Chúng tôi kết thúc hài kịch “Giải Nobel Hòa Bình” (dự trù) năm 1968 và năm nay (2022) cho Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo với những điều như sau: 1/Năm 1966 kiếm đâu ra ở Bến Tre một dân số đến 300 ngàn người để chết vì bom Mỹ! 2/Không lực Mỹ KHÔNG BAO GIỜ THAM CHIẾN Ở VÙNG IV/VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 3/Không những Không Lực Mỹ không tham chiến mà Bộ Binh Mỹ cũng không điều động xuống Vùng IV – Chỉ một lực lượng thủy bộ là Giang Đoàn 117/Sư Đoàn 9 Mỹ được tăng cường để bảo vệ hải trình sông ngòi Vùng IV – Lực lượng Thủy Bộ 117 nầy chỉ được đưa đến Căn Cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho sau tháng 4/1968.

Nói láo, vu oan cho người là một TRỌNG TỘI. Không cần là “Thiền Sư”, một người có lương tri, lương năng bình thường ắt phải biết!

Giải Nobel Hòa Bình Không Công Bình – Bài Bảy         

Hậu Từ: Chiến sự ở Ukraine đang tiếp diễn khốc liệt. Báo chí thế giới, kể cả đám báo chí thiên tả phản chiến Mỹ cũng không thể về hùa với phe xâm lược Nga. Dư luận khắp nơi đồng đề cao tinh thần chiến đấu của người Ukraine, điển hình lần hy sinh của Natasha Perakov, nữ phi công phi cơ phản lực chiến đấu của Không Lực Ukraine bị bắn hạ trong ngày 26 Tháng 2… Từ gương chiến đấu ở Ukraine, bài viết dài hôm nay có một mục đích nhìn lại cuộc chiến VN với một thảm kịch mà không một ai nhắc tới. Báo chí Miền Nam ngày trước cũng chỉ nói Mậu Thân, Huế 1968; Quảng Trị, An Lộc 1972… Trước 1975 đã thế huống gì đến bây giờ 47 năm sau 1975.

Thảm sát nơi Dak Seang xẩy ra 5 tháng 12, 1967 trước Giao Thừa Mậu Thân, 31/1/1968  ở Huế và khắp 40 tỉnh Miền Nam. Hai tiểu đoàn quân cộng miền Bắc tấn công vào Dak Seang do lực lượng Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) khoảng 2000 người Thượng canh giữ, chỉ huy trực tiếp bởi toán Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB/US Special Force). Từ suy diễn do được Mỹ chỉ huy nên quân cộng sản đánh giá: Đây là thành phần cấu kết (trực tiếp) với “giặc Mỹ”, có “nợ máu với nhân dân (?)” nên bộ đội miền Bắc tàn sát không gớm tay.

Kết quả, quân cộng sản dựng nên thành tích “giải phóngĐường vinh quang xây xác quân thù” với 114 xác lính Dân Sự Chiến Đấu và 252 thường dân. Người chết không bởi cách giết người thông thường – Bộ đội cộng sản “giết/thiêu sống” người bằng súng phun lửa do khi kêu gọi đầu hàng, lính DSCĐ và cư dân Dak Seang không hiểu âm nói, tiếng lời của quân miền Bắc. Thiêu sống người chưa đủ, bộ đội cộng sản còn bắn thêm 60 lính DSCĐ, và bắt theo 160 người làm con tin trên đường rút lui để đề phòng phía Mỹ, quân đội VNCH phản kích.

Thảm sát Dak Seang được Báo Times mô tả nhanh chóng và đầy đủ hình ảnh trong số báo ngày 15 Tháng 12, 1967 do có lính LLĐB Mỹ bị giết. Nhưng bi thảm nầy hoàn toàn không được giới học giả như Stanley Karnow; thành phần truyền thông thiên tả, chống chiến tranh như Martin L. King, Joan Baez, Jane Fonda, John Kerry… từ thế kỷ trước, hoặc đám mới lớn sau nầy như Ken Burns, Lynovick nói tới một lần, viết ra một chữ. Phe “tranh đấu hòa bình” ở Sài Gòn, nơi Miền Nam kiểu Ngọc Lan, Chân Tín, Lý Chánh Trung… phía Công Giáo; hoặc Trí Quang, Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo, Ni Sư Huỳnh Liên, Ngô Bá Thành, Huỳnh Tấn Mẫm… phía Phật Giáo cũng KHÔNG một tiếng chia sẻ đau thương, một lời nguyện cầu siêu độ, giải oan?! Phải chăng vì nạn nhân là người sắc tộc Stiêng nên không xứng đáng để nêu lên trên Báo Công Giáo Đối Diện, nguyệt san thiên tả Trình Bày, biểu ngữ Phật Giáo của Chùa Ấn Quang lúc ấy?!

Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến kéo dài, đẫm máu, tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại.” Cuộc chiến ấy bi thảm bởi thế giới (toàn thế giới) có ý muốn phủ nhận Lý Chính Nghĩa chiến đấu để tự vệ của Dân và Lính Nam Việt Nam. Sau khi cộng sản đánh chiếm Miền Nam (30/4/1975), cả nhân loại khiếp nhược đã cúi đầu trước bạo lực, phụ họa với phía cộng sản, lực lượng phản chiến toàn cầu, cụ thể nơi nước Mỹ, bôi nhọ, coi khinh VNCH – Quốc gia đã từng được tuyên dương là “Tiền Đồn Chống Cộng” của Thế Giới Tự Do – Bởi không có Chiến Tranh Việt Nam (1946-1954; 1960-1975) làm Diễn Trường Giải Quyết xung đột Chiến Tranh Lạnh (1945-1990) giữa Liên Xô-Mỹ-Trung Cộng thì vùng Đông Nam Á (Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Phi, Nam Dương…) bao gồm Nhật, Đại Hàn mới có gần nửa THẾ KỶ BÌNH AN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TỪ SAU 1945 mãi đến biến cố 911 xẩy ra, 2001 – Trật tự  thế giới mới dần hoàn thành để đưa tới tình trạng suy hại hôm nay!

Cuối cùng, nếu không có năm dài chiến đấu dũng cảm, kiên trì của Quân Lực  VNCH, làm sao nước Mỹ có thể rút ra khỏi cái gọi là “vũng lầy Việt Nam” một cách dễ dàng và an toàn sau Hiệp Định Paris, 27/1/1973? Tại sao và tại sao?

Dân và Lính VNCH, những người đã sống còn sau cuộc chiến VN, trong khói lửa dậy lên từ Ukraine xin hãy nhớ đến đồng đội, đồng bào, hoài niệm, tri ơn những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống hôm nay. Hãy cùng nhau đốt lên ngọn lửa, soi sáng niềm tin, giữ vững tinh thần, ý chí, làm sáng danh Chính Nghĩa Quốc Gia. Hãy vẽ lại chân dung đích thực của Người Lính VNCH.

Bản thân đã buộc phải im lặng suốt bao năm qua, nhưng nay từ chiến sự nơi Ukraine với Putin dù với danh xưng khác – Nhưng Cộng Sản vẫn luôn là Cộng Sản – Điều đơn giản nầy sao không mấy ai nhận ra? Thế giới đã nhầm lẫn trao giải Nobel Hòa Bình 1973 cho Lê Đức Thọ, bí thư Chiến Dịch HCM, kẻ chỉ huy đánh chiếm Sài Gòn, ngang nhiên xé bỏ Hiệp Định Ba Lê 27/1/1973 trước đồng thuận của cả toàn cầu, điển hình với Chính Phủ, Quốc Hội, Học Giới, Báo Chí Mỹ. Năm nay, 2022 lại đang có vận động trao giải Nobel Hòa Bình thêm một lần… Người Lính KHÔNG THỂ IM LẶNG BỞI IM LẶNG CÓ NGHĨA ĐỒNG THUẬN VỚI SỰ ÁC.

US-Ukraine, Tháng Ba, 2022

Việt Nam, Tháng Ba, 1975

Di Tản Cao Nguyên, mất Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…

______________

Giải Nobel Hòa Bình Không Công Bình (phần 1)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: