Bài Ba
Lão Tạo Hóa đành hanh quá ngán
Giết đuối người trên cạn mà chơi!
Nguyễn Gia Thiều
Dẫn Nhập:
Qua hai Bài Một và Hai, những nội dung sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Minh Mạng Thập Tứ/Thằng Trứ Phá Đền/Phá Đền thì phải làm Đền” và “Trực đáo Dương đầu Mã vĩ/Hồ binh bát vạn nhập Tràng An” được luận giải, minh chứng từ một người đang ở buổi cuối đời, cuối cuộc, sau quá trình sống dài qua hai Thế Kỷ 20, 21, trong chiến tranh, với tình thế hoạn nạn, nguy nan, kinh qua trọn vẹn Phận Người Việt Nam. Nhưng dẫu đã cố gắng minh chứng nội dung sấm ký là Tường Trình chính xác với “Người/Dương Văn Minh” cùng “Thực Tế Lịch Sử/Biến Cố 30/4/1975 tại Sàigòn”- Thủ Đô VNCH – Bài viết vẫn gây nên phản ứng nghi hoặc từ những người đọc dẫu đã có sẵn tin cậy đối với tác giả. Thế nên, Bài Ba được tiếp tục để trả lời: Con Người Biết/Không biết những gì?
I/ Biết/Không Biết những gì?
Hai Bài 1 và 2 là một tường trình chính xác về thảm kịch “nước mất, nhà tan”, 30 Tháng 4, 1975 với: “Minh Mạng thập-tứ/Thằng Trứ phá đền: Minh Mập tạng thú/Thằng Trứ phá đền. Cũng hiện thực lời sấm về cuộc “Đánh tráo ngang ngược/Trực đáo/Tráo đực gọi là “Giải phóng Miền Nam”, hiện thực qua sự kiện “Dương đầu –> Dương (Minh) đầu hàng”, và “Mã vĩ —> Mỹ vã —> Mỹ ra đi theo lệnh của DVM (Vas – Pháp Ngữ) cũng có nghĩa “cái tát/vả/đánh thẳng mặt Mỹ, cũng như sự tốt lành, đẹp đẽ (Chế độ VNCH) với “8 vạn binh của Hồ” – Tại thời điểm “Thanh Minh thời tiết Hoa tàn”, chỉ rõ: Cuối Mùa Xuân, Tiết Thanh Minh, Tháng Ba Âm Lịch; Yếu tố “Hoa tàn” giúp hiểu thêm: Hoa (Kỳ) đến thời kỳ suy thoái! Nay, người viết tiếp tục cố tìm cho ra lẽ chứ không hề là “nhà tiên tri sấm giảng”. Bài Ba minh chứng cho tình thế chẳng đặng đừng nầy.
Sau 30 Tháng 4, 1975, trong hơn 14 năm đi tù cộng sản, suốt khoảng thời gian dài từ 7 Tháng 9, 1981 đến 29 tháng 5, 1988, anh rơi vào hoàn cảnh trần trụi của con người sơ khai (nhưng tàn tệ gấp bội và tội nghiệp hơn hẳn sinh vật gọi là người trong buổi hồng hoang, vì không có đến lượng ánh sáng tối thiểu, phần khí trời để sống, thở; cũng như hoàn toàn cách biệt với đồng loại) nơi những chiếc hầm kín cửa, đúng ra chỉ là chiếc hộp dựng đứng rộng một thước, dài hai, cao ba thước – Anh Sống để chờ Chết.
Sau khi ra tù, 1989, Tháng 11, 1993 đến Mỹ được phần bình yên, nhưng từ 28 Tháng 12, 2004 đến 3 Tháng 1, 2005 anh lại sống với, sống cùng Sự Chết toàn diện – Cái chết có thật của xác thân trước, sau lần đại phẫu khẩn cấp do túi mật bị vỡ tại bệnh viện Denver; và khi tỉnh lại tại giường bệnh, qua màn ảnh tivi nơi phòng hồi sức, chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng gây nên bởi cơn Hồng Thủy (tsunami) tàn phá những quốc gia hải đảo vùng Đông-Nam Châu Á trong Ngày 26 Tháng 12, 2004 – Và anh THẤY ra.
Anh chỉ là một cá nhân nhỏ bé hữu hạn giữa triệu triệu sinh linh của cuộc trần thế trùng trùng khổ đau, bi thảm vô lượng nầy, nhưng do một duyên nghiệp huyền vi (kết nên từ phận nghiệp Khổ Nạn Nhân Sinh/Người Việt Nam) nên đã luôn dự phần chứng kiến, sống cùng, cận kề với cái Chết. Và tại năm 2004 xa xôi kia, ở số tuổi 60, viết lại những điều đã nghe, thấy, hiểu, bắt đầu từ tuổi ấu thơ (trước 1950) kéo dài tới năm 2004, thời điểm của lần viết thứ nhất Bài Ba nầy. Câu chuyện bắt đầu từ bản thân, kết thúc (sơ khởi) với ngàn, vạn con người tan thân trong khoảnh khắc bởi cơn Hồng Thủy 26 Tháng 12, 2004. Sự kiện đã một lần viết lên qua bài thơ Ba Hồi Kèn (Đêm Tận Thất Thanh, Houston, 1997, Trg 93-103) – Cuốn sách viết năm 1992, Nhâm Thân – Cũng một Năm Thân như năm 2004, Giáp Thân.
II/Tai họa như thế nào? Ở đâu? Khi nào?
Bài thơ gồm ba phân đoạn: Phân Đoạn I (Hồi Kèn Thứ Nhất) mô tả tình cảnh của bản thân (cùng với nhiều người (rất ĐÔNG người) gồm nhiều sắc dân, giai tầng, giới tính, thuộc nhiều chủng tộc, quốc gia khác nhau chứ không riêng với Người Việt Miền Nam) lâm vào tình thế cực độ tuyệt vọng, khốn cùng qua những biểu tượng: Khắp nơi trên mặt đất nước rút xuống khô hạn, cánh đồng trơ gốc rạ, đàn CÁ mắc cạn, vẫy vùng, tìm đường tới mé nước. Hồi Kèn Thứ Nhất rền vang báo hiệu Lần Phán Xét (qua những hiện tượng vừa kể) đã bắt đầu, đang thực hiện. Nội dung thông báo của Hồi Kèn Thứ Nhất soi rọi giúp bản thân hiểu rõ thêm: Miền Nam Việt Nam phải chịu lần phán xét qua biến cố Ngày 30 Tháng 4, 1975; và cảnh tù tội kiên giam mà cá nhân đã phải gánh chịu (1975-1989) là phương thức thử thách, thanh tẩy.
Phân Đoạn Hai-Hồi Kèn Thứ Hai bắt đầu với nỗ lực cá nhân cùng với số đông (bài viết hạn chế khỏi kể ra những chi tiết (từ giấc mơ) phản ảnh, liên quan đến đời sống thực tế, tâm lý, tình cảm của bản thân, gia đình, và cộng đồng riêng của người viết, Pnn) cố gắng vượt thoát khỏi tình trạng khốn cùng diễn ra từ lần báo động của Hồi Kèn Thứ Nhất.
Nỗ lực nầy được trình bày, biểu hiện qua Lần Đại Tế với tham dự của nhiều thành phần xã hội gồm ba vị Giáo Hoàng La Mã; ông Thiếu Tướng (mang huy hiệu Một Sao) da Đen của quân lực Mỹ, cưỡi Ngựa Đen tuyền; chiến xa, cờ của nhiều quốc gia, (cờ Mỹ, cờ Trung Hoa Dân Quốc/Đài Loan được nêu bật để biểu trưng cho xung đột hai khối Đông-Tây – Tình trạng thực của hiện tại, trong thập niên 2010’s, 2020’s); Buổi Đại Tế không chỉ gồm những thành phần tốt, mà có cả những thành phần hư hỏng, xấu xa như hình ảnh bà phu nhân áo quần diêm dúa, nhảy múa lẳng lơ; mụ điếm già nanh ác mang những bao bị lớn trong chứa thây ma, bào thai con trẻ (Nạn phá thai được hợp thức hóa ở Mỹ, đề cao ở Tây Âu trong hiện tại, 2020’s). Cảnh tượng của phần Hồi Kèn Thứ Hai được tập trung vào chủ điểm NƯỚC qua miêu tả.
Dãy núi đá đổ sập
Bỗng chốc tràn sóng cao
Vạn con người kinh hãi
Xô đẩy nhau thét gào
Cảnh tượng hùng vĩ ghê sợ “mưa triệu năm nước cuốn” đổ xuống trong chớp mắt nhận chìm “toàn một giải Phương Nam, Trắng màu gờn gợn lạnh!” được diễn ra rõ ràng trong giấc – Giật mình thức giấc tưởng như một cảnh tượng THỰC vừa xẩy ra. Trước bao la tuyệt đối im lặng khi vũ trụ tan biến dưới khối nước trắng lạnh, kẻ khốn cùng (là Pnn trong giấc mơ) chìm đắm tận kinh sợ, pha lẫn ăn năn thống hối, quỳ xuống trước Thượng Tọa Thích Quảng Đức xin một lần giải cứu. Vị Thượng Tọa uy nghiêm mặc xiêm y Vàng, nét mặt từ bi, đau thương (vì cảnh khổ nhân sinh) giáng lâm tờ Báo Thiệp Vàng có dòng chữ và những con số màu Đỏ: “Phan Nhật Nam 66-26”. Đoạn nầy được viết nên chính xác trong bài Ba Hồi Kèn (ĐTTT, Houston, 1994; Trg 98)
Thượng Tọa Thích Quảng Đức
Giáng lâm tờ Báo Thiệp
Tên tôi viết rõ ràng
Dưới hàng Hai số 6
“66 – 26”
Tôi bật khóc xót xa
Hồi Kèn Hai rền vang.
Phần Hồi Kèn Ba gồm diễn tiến nhiều vụ việc, sự kiện sau khi mọi vật, toàn thể con người đồng tan biến. Không còn Nha Trang, Sàigòn… toàn vùng Miền Nam nước Việt (tượng trưng cõi Phương Nam địa cầu) mênh mông biền biệt hoang phế với núi Thiên Ấn ở Quảng Ngãi là biểu hiện chung cuộc tang tóc:
Những thân dừa cụt đầu
Cháy xém không cành lá
…
Thiên Ấn trắng màu tang.
Nhưng cuối cùng con người được giải cứu chứng thực qua trường hợp, hoàn cảnh của bản thân:
Nằm ngủ dưới Cây Lớn (*)
Xanh biếc ánh Tinh Vân
Thiên Thần giăng cánh rộng
…
Hồi Kèn Ba bao la..
(*) Cây Lớn – Năm Âm Lịch có hành “Đại Lâm Mộc”, đã hiện thực đúng một lần qua sự kiện ra khỏi tù cộng sản năm 1989 (Kỷ Tỵ). Năm Kỷ Tỵ sắp tới (2049), kết thúc 100 năm Marathon của cộng sản Bắc Kinh (1949-2049), người viết không còn, nhưng thế hệ sau sẽ ĐƯỢC thấy.
III/ Giết đuối người trên cạn mà chơi!
Trước khi giải mã những sự kiện (trình bày đầy đủ chi tiết qua giấc mơ, khi ngồi thiền như đã kể trên), người viết đề nghị hai điều căn bản:
31/Hãy nhìn ra, tìm hiểu con người, sự vật, sự việc, chữ viết, con số qua Con Số-Chữ Viết như LÀ chính nó. Con Số, Chữ Viết như thế nào: Ý Nghĩa Thật là vậy.
32/Người – Vật – Việc (biểu hiện của đời sống thực tế) tuy có những thể hiện, trình bày, giải thích (tùy theo địa dư, sắc dân, tôn giáo, nguồn văn minh, thời đại) khác nhau nhưng: Tất Cả chỉ là MỘT.
33/Với hai nguyên lý căn bản vừa kể trên, anh tìm ra nội dung Tờ Thiệp Báo và những sự kiện (thấy ra từ, của giấc mơ) như sau:
Số “6” được nhắc lại một cách cố ý để cho xác định: 66 = 26 = Hai số 6= 6+6= 12; hoặc 6+2= 8 để có Số “8”, một tượng số quan trọng khác.
Tổng hợp tất cả những yếu tố trên, anh có được một thông điệp hoàn chỉnh được hiện thực từng bước:
Ngày 8 Tháng 1, 1988 ra khỏi hầm giam chuyển từ trại Thanh Cẩm (Thanh Hóa) về Trại Ba Sao (Hà Nam Ninh). Trên đường đi, anh mang cùm chung với Linh Mục Nguyễn Văn Lý (hiện thực chính xác tình cảnh đã thành hình từ giấc mơ về Ông Linh Mục mặc áo Đen mang kính (Kiến: Thấy ra) của tám năm trước, 1980).
Ngày 29 Tháng 5, 1988 ra khỏi hầm kiên giam, chuyển về Nam, đến Huế đúng buổi sáng Phật Thích Ca Đản Sinh.
Ngày 29 Tháng 1, 1989 ra khỏi nhà tù Z30D, Hàm Tân, Thuận Hải đúng chiều Ông Táo về trời, 23 Tháng 12 Âm Lịch. Gia đình Ông Táo gồm Ba Người chết trong Lửa – Thượng Tọa Thích Quảng Đức tự thiêu, 11/6/1963 tại SG – Tiểu Đoàn 7 ND đụng trận Đồng Xoài, 11/6/1965. Tất cả chuỗi sự kiện tập trung xác chứng: Mộng – Thực là MỘT.
34/NHƯNG THÔNG ĐIỆP TRÊN VỪA KỂ RA TRÊN KHÔNG GIỚI HẠN VỚI ĐỐI TƯỢNG BẢN THÂN. BÀI VIẾT TIẾP ĐỀ CẬP BIẾN CỐ TSUNAMI 26 THÁNG 12, 2004.
Trong số lượng đồ sộ của hai hệ thống ngôn ngữ chính yếu thế giới hiện nay (Anh Ngữ và Hoa Ngữ – qua trung gian Việt Ngữ (được La–tinh hóa) hẳn chúng ta phải đồng ý: Chỉ có một Từ Duy Nhất mang đủ yếu tố Đồng Âm/Đồng Dạng/Đồng Nghĩa. Từ duy nhất đấy là: MAN (Người/Người Đàn Ông của Anh-Mỹ Ngữ) = MAN —> (Người/Người Phương Nam-Hán Việt) = NAM (Người Đàn Ông/Phương Nam-Việt Ngữ ).
Từ ý nghĩa kể trên, ngữ tự “NAMI” của “TSUNAMI” qua “Phan NHẬT NAM” viết trên tờ Báo Thiệp (do Thượng Tọa Thích Quảng Đức giáng chỉ trong giấc mơ 24 năm trước, 1980) được hiểu ra rằng: “NAM (hiểu theo nghĩa tiếng) NHẬT” tức là “NAMI —> MI LÀ NAM, là HỒNG THỦY/Tidal Wave”.
Nhưng “NHẬT NAM” của Báo Thiệp không bị hạn chế tại định nghĩa trên, nó còn mang ý nghĩa lớn lao hơn, chính xác khác: Những đối tượng gánh chịu cơn tai họa là những sắc dân “Nhật (Nhĩ) Man/Aryan – Sắc tộc chính của người Ấn”; là người “Indonesian/Người Nam Dương của Nhật/Dương/MặtTrời” —> Những sắc dân của Đông-Nam Châu Á. Ngoài ra còn có yếu tố: Những quốc gia bị tai họa Sóng Thần 2004 không những được xác định là những nước thuộc vùng Đông-Nam Châu Á, mà còn chỉ rõ ra là xứ sở của Đạo Phật, thuộc khu vực Hồi Giáo (cảnh tượng đàn Cá Hồi bị mắc cạn trong phần mở đầu của Hồi Kèn Thứ Nhất thấy, viết ra từ 1975, 1992).
Tóm lại, thời điểm 26 Tháng 12, 2004 đã được xác định với hàng số “66- 26” —> “66= 6+6= Tháng 12”; 26= Ngày 26”; 66-26 —> 4 số 6 = 4×6= 24= 24. Năm sau, tức năm 2004.
Và cuối cùng, Tượng Số “9” xuất hiện có chủ đích (rất cố ý của hệ thống giấc mơ) xác định: Năm xẩy ra biến cố là “Năm Thứ CHÍN” – Năm THÂN/Giáp Thân, 2004 của lịch số 12 Con Giáp.
Kết từ:
Hẳn sẽ có vấn nạn: “Cá nhân bản thân người viết là gì? Hà cớ gì một biến động rung chuyển địa cầu như trên lại thông báo đến với một cá nhân tầm thường, bình thường bất kể nào đấy (là bản thân người viết-PNN)?” Vâng, anh cũng đã từng tự hỏi mình như thế nhiều lần trong bóng tối tuyệt vọng khi bị vây bủa bởi Sự Chết nơi những hầm giam ở Miền Bắc. Như tình cảnh tuyệt đối trần trụi của Thánh Job trong Kinh Cựu Ước (không biết có thật hay không, cũng không cần phải xác chứng).
Chỉ biết trong tình cảnh tuyệt vọng như thế, anh có điều kiện, hoàn cảnh sống toàn diện cùng với những Mẫu Tượng TỐI THƯỢNG: Phật Quán Thế Âm; Thánh Mẹ Maria – Do rơi vào tình trạng sống/chết toàn diện nên được nghe/thấy toàn phần. Chẳng những riêng anh, tất cả mọi người đều có khả năng và ân huệ nầy khi cận tử/sinh (người vượt biên sau 1975). Thế nên Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã từng viết nên lời báo động bi thiết và cũng chính xác một cách kỳ diệu: Lão Tạo Hóa đành hanh quá ngán… Giết đuối người trên cạn mà chơi!
Vâng, giết đuối người trên cạn như một trò chơi. Không những người được thông báo mà thú vật, côn trùng đồng nhận rõ lần sắp đến của tai họa. Báo chí đã đăng tin: Không có một con thú nào (voi, nai, thỏ…) trong đám xác chết ngổn ngang (của người) sau cơn Hồng Thủy 2004. Cá nhân anh còn xác quyết thêm: Loài chim, côn trùng như kiến, ong cũng đã nhận đủ tín hiệu của tai họa. Người cũng như thú vật, côn trùng đã thấy.
Đã đến lúc Người PHẢI BIẾT SỢ. Sau cuộc kinh hoàng, cơn đau chung của cả loài người 26/12/2004, mong rằng nhân loại biết thương lấy nhau. Sóng Thần nào phân biệt kẻ Bắc, người Nam; công dân nước tư bản văn minh Âu-Mỹ hay người cùng khổ Á Châu. Trong chớp mắt, tất cả đồng nhận chìm xuống đáy nước. Tai họa động đất ở Kobe (Nhật), 1995; vụ nổ tòa nhà WTC, 2001; Sóng Thần Tsunami, 2004. Chỉ là những khởi đầu. Khẩn thiết cầu mong Con Người Phải Biết Sợ.
Viết lại 13 Tháng 10, 2022
Ngày Đức Mẹ hiện ra nơi Fatima,
Bồ Đào Nha 13/10/1917
Phan Phi Danh