KAL007: 40 năm sau tội ác chống loài người của Liên Xô

Phi cơ I1-14 Crate của Liên Xô trong quá trình ngăn chặn máy bay HC-130 Hercules tham gia vào hoạt động tìm kiếm và cứu hộ máy bay 747 (KAL-007) Liên Xô bắn hạ khi bị nghi đang thực hiện nhiệm vụ giám sát trên đảo Sakhalin.(Ảnh: © CORBIS/Corbis via Getty Images)

Cách đây đúng 40 năm, ngày 31 Tháng Tám năm 1983, vào lúc 23h50 giờ, chiếc Boeing 747 với Chuyến bay 007 của Korean Air Lines (KAL007) đã bay từ sân bay John F. Kennedy (JFK), New York, tới sân bay Gimpo (GMP), Alaska, trước khi bay tới điểm đến cuối cùng là thủ đô Seoul, Nam Hàn.

Sau khi phi cơ tiếp nhiên liệu tại GMP vào lúc 4 giờ sáng giờ địa phương, tất cả 269 hành khách và phi hành đoàn trên KAL007 đã không biết rằng, chiếc máy bay đang trong tầm ngắm của quân đội Liên bang Xô Viết. Vào năm 1983, các chuyến bay xuyên lục địa đường dài phải dừng giữa đường để tiếp nhiên liệu là bình thường.

Khoảng ba giờ sau khi cất cánh rời GMP, chiếc Boeing 747 đã xuất hiện trên radar của Liên Xô. Cùng lúc đó, một máy bay trinh sát Boeing RC-135 của Hoa Kỳ cũng được cho là có mặt trong khu vực, khiến các quan chức quân đội Liên Xô hoang mang, lo lắng. Ngay lập tức, các máy bay chiến đấu của Liên Xô đã được điều động tới khu vực.

Gia đình của nạn nhân trên KAL007, ở Flushing, Queens, New York, New York, ngày 2 Tháng Chín, 1983 khóc nấc khi biết tin về vợ và mẹ của họ. (Ảnh: Allan Tannenbaum/Getty Images)

Vào lúc này, Boeing 747 đã lệch đường bay hơn 200 dặm, về phía biển Nhật Bản. Do hệ thống radar gặp sự cố, nên các phi công Liên Xô không thể xác định được vị trí của Boeing 747. Cho nên, các lãnh đạo quân đội Liên Xô lúc đó đã tin rằng chuyến bay mang mã số 707 là máy bay do thám và đã hạ lệnh tấn công chiếc máy bay.

Vào ngày định mệnh, 1 Tháng Chín, lúc 3h36, chiến đấu cơ Sukhoi Su-15 đã tấn công Boeing 747, khiến nó bị rớt ở vùng biển Nhật Bản. Tất cả những người trên chuyến bay đều thiệt mạng, bao gồm Dân biểu Larry McDonald (Đảng Dân chủ, Georgia) và 60 công dân Mỹ. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, với sự leo thang căng thẳng của chiến tranh lạnh kéo dài 20 năm.

Sau vụ việc, tờ báo Pravda của nhà nước Liên Xô tuyên bố: “Không quân Liên Xô đã cố gắng giúp đỡ chiếc máy bay đột nhập và hướng dẫn nó đến phi trường gần nhất. Tuy nhiên, chiếc máy bay đã không hồi đáp các tín hiệu và cảnh báo của chiến đấu cơ Liên Xô và tiếp tục bay về hướng Biển Nhật Bản.” Nghĩa là, KAL007 của Korean Air Lines đã không ở trong không phận Liên Xô khi bị bắn rơi.

Sau vụ tai nạn thảm khốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Nam Hàn đã nỗ lực điều tra để tìm hiểu nguyên nhân. Nhưng, thời điểm Chiến Tranh Lạnh lúc đó là rào cản tìm ra sự thật, khi dối trá là ‘hơi thở’ của các nhà lãnh đạo cộng sản khối Liên Xô.

Năm 1998, trong cuộc phỏng vấn với CNN, Gennadi Osipovitch cho biết ông không nghĩ chiếc Boeing 747 là máy bay quân sự, nhưng vì dường như không có chọn lựa, nên ông buộc phải bắn hạ nó. Trong cuộc phỏng vấn với New York Times năm 1996, ông Osipovitch đã thừa nhận rằng ông ta nhận ra chiếc máy bay đó là máy bay dân sự.

Tôi nhìn thấy hai hàng cửa sổ và biết rằng đây là một chiếc Boeing. Tôi biết đây là máy bay dân sự. Nhưng đối với tôi, điều này chẳng có ý nghĩa gì. Thật dễ dàng để biến một loại máy bay dân sự thành máy bay quân sự”, ông Osipovitch nói.

Tội ác chống loài người

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) của Liên hợp quốc (United Nations) đã kết luận rằng Liên Xô đã không thực hiện “các tiêu chuẩn ICAO và các biện pháp được khuyến nghị liên quan đến việc đánh chặn máy bay dân dụng.” Nghĩa là, phía Liên Xô đã không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để liên lạc với các phi cơ của KAL007.

Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó, Ronald Reegan, đã mô tả vụ việc là “tội ác chống lại loài người” và “một hành động man rợ.” Trong khi tổng bí thư Liên Xô lúc đó, Yury Andropov, lại tuyên bố đó là một “sự khiêu khích” do Hoa Kỳ “chủ mưu”.

Mối quan hệ giữa phương Tây và Liên Xô đã xấu đi trong quá trình tìm kiếm xác của chiếc máy bay. Liên Xô không cho phép bất kỳ quốc gia nào hỗ trợ tìm kiếm trong lãnh thổ Liên Xô. Bởi thế, cả Hoa Kỳ và Nam Hàn chỉ tổ chức tìm kiếm ở vùng biển quốc tế.

Thông tin tiết lộ sau sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Xô

Trong những tháng sau vụ tai nạn, ICAO đã công bố một báo cáo điều tra cho thấy chuyến bay #007 đã vô tình chuyển hướng. Theo ICAO, có hai cách giải thích: Một là sau khi rời Alaska, chuyến bay đã được đặt ở chế độ tự động và hai là thông tin không chính xác đã được nhập vào hệ thống định vị. ICAO cũng tuyên bố rằng không có bằng chứng nào chứng minh cho tuyên bố của Liên Xô rằng máy bay chở khách là máy bay do thám.

Sau khi khối cộng sản Liên Xô tan rã năm 1991, nhiều gia đình nạn nhân KAL007 đã hy vọng rằng điều này sẽ mở ra sự minh bạch thông tin từ chính phủ mới của Tổng thống Boris Yeltsin.

Ông Yelstin đã tìm cách lật sang trang sử mới cho Liên Xô bằng cách tiết lộ những bí mật liên quan tới chuyến bay 007 sau gần 10 năm các lãnh đạo Liên Xô trước đó đã giấu nhẹm. Năm 1992, chính phủ Yelstin đã công khai bản ghi nhớ của Liên Xô thảo luận về vụ bắn hạ KAL007 và việc tìm kiếm xác tàu trên biển sau đó. Cuối năm 1992, chính quyền Yelstin đã công bố chiếc hộp đen mà Liên Xô đã phục hồi và một bản thông tin liên lạc phòng không xung quanh sự việc.

Biểu tình bên ngoài Toà Bạch Ốc sau khi KAL007 bị bắn hạ, dẫn đến cái chết của 260 hành khách trên phi cơ. (Ảnh: Cynthia Johnson/Getty Images)

CNN cũng đưa tin chính quyền Yelstin cũng mở lại đoạn thu âm cho một số người thân của các nạn nhân trong cuộc gặp ở Moscow vào năm 1992. Ông Boris Yeltsin cũng chia sẻ với Nam Hàn chiếc hộp đen của chuyến bay 007. Đoạn thu âm từ buồng lái cho thấy các phi cơ đã không hề biết rằng họ đã đi chệch hướng.

Sau khi nghe đoạn ghi âm, Hans Ephraimson-Abt, người có con gái thiệt mạng trên chuyến bay, cho biết chiếc phi cơ tiếp tục bay trong 12 phút trước khi rơi xuống biển. Theo Ephraimson-Apt, “Chiếc phi cơ đã lao xuống biển, khiến hầu hết hành khách bị vỡ nát thành từng mảnh, hoặc chết đuối.”

Hơn hai tuần sau vụ thảm sát, chính quyền Nhật Bản thông báo đã tìm thấy thi thể bị cắt của người thứ ba và một phần của người thứ tư được cho là nạn nhân của KAL007. Cảnh sát Nhật cho biết 35 mảnh vỡ, bao gồm một phần ghế máy bay và một số đôi giày, đã xuất hiện trên bờ biển đầy gió của đảo Hokkaido. Trong số các mảnh vỡ có một tấm danh thiếp mang tên Mason Chang, 27 tuổi, một trong số 22 công dân Đài Loan trên chiếc chuyến bay gặp nạn.

Tuy nhiên, sau bốn thập niên, vẫn có những người không tin chuyến bay #007 bị bắn hạ. Năm 1991, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jesse Helms đã gửi một lá thư cho Tổng thống Yeltsin, hỏi về vụ tai nạn và thi thể các nạn nhân. Sau cuộc trao đổi, Yeltsin được cho là đã nói rằng các tài liệu giữa cục tình báo Liên Xô và Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản cho thấy đã xảy ra một thảm kịch và các tài liệu được tìm thấy có thể giải thích “toàn bộ bức tranh.” Tuy nhiên, ông Yeltsin nói thêm rằng, “những tài liệu này được che giấu kỹ đến mức khó có khả năng con cái chúng ta có thể nhìn thấy chúng.”

Sau 40 năm, những mảnh vụn của chiếc Boeing 747 vẫn nằm sâu thẳm dưới đáy đại dương. Hầu hết gia đình của các nạn nhân không nhận được thi thể để chôn cất. Thân nhân của 269 nạn nhân thiệt mạng trên KAL007 sẽ không bao giờ có thể xoa dịu được vết thương quá lớn của mất người thân. Và rất có thể, kinh khủng nhất đối với những thân nhân là sinh mạng của chồng, vợ, con, anh, chị, em… của họ bị cướp đoạt từ nỗi sợ nhân tạo.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: