Năm sinh viên UC Berkeley thành lập công ty trị giá $400 triệu

(minh họa: Lindsey Nicholson/UCG/Universal Images Group via Getty Images)

Thay vì trở thành kiến trúc sư, Shawn Tsao, 34 tuổi, cùng những đồng môn sáng lập một công ty giao đồ ăn trị giá $400 triệu.

Tsao thành lập công ty Caviar cùng với bốn người bạn thân nhất của mình từ University of California, Berkeley vào năm 2012. Họ đã thuyết phục một số nhà hàng ở San Francisco cam kết giao hàng trực tuyến và “lấn sân” sang bảy thành phố lớn của Hoa Kỳ trước khi bán Caviar cho nền tảng thanh toán của Jack Dorsey.

Tsao cho biết Square – hiện được gọi là Block – trong một thỏa thuận mua toàn bộ cổ phiếu năm 2014, định giá công ty của họ ở mức hơn $100 triệu. Năm năm sau, Square bán Caviar cho dịch vụ giao hàng đối thủ DoorDash với giá $410 triệu.

Nhưng con đường của những chàng trai này không hề đơn giản chút nào. Ý tưởng đầu tiên của những người đồng sáng lập là một ứng dụng giao dịch hàng ngày tương tự như Groupon, nhưng dành cho thực phẩm. Khi nó hoàn toàn sụp đổ, Tsao và những người bạn của anh đã suy nghĩ rất lâu về việc giải tán cửa hàng và đi theo con đường riêng của mình.

Tương lai của họ phụ thuộc vào cuộc gặp gỡ định mệnh tại một quán rượu trong khuôn viên University of California, Berkeley vào cuối năm 2011, nơi họ có một cuộc thảo luận khó khăn: Họ sẽ gắn bó với nhau và thử một ý tưởng mới hay đi theo con đường riêng và tìm kiếm việc làm?

Tsao nói: “Sau vài ly bia, chúng tôi quyết định sẽ tiếp tục hành trình khởi nghiệp này và nghĩ ra điều gì đó mới mẻ”.

Đây là cách Caviar ra đời từ quyết định khó khăn đó.

Tsao học chuyên ngành kiến trúc và thiết kế bền vững tại Berkeley, mong muốn thành lập công ty thiết kế của riêng mình và trở thành Frank Lloyd Wright hoặc Frank Gehry.Thậm chí Tsao còn có một công việc tại công ty kiến trúc trước khi tốt nghiệp đại học năm 2011, nhưng ý tưởng làm việc cùng với bốn người bạn thân nhất của anh tỏ ra hấp dẫn. Đó là đồng sáng lập Caviar Abel Lin, Andy Zhang, Richard Din và Jason Wang, những người mà sau này giữ chức CEO cho đến năm 2016.

Munch on Me – Công ty khởi nghiệp giống Groupon, đã giành được một suất tại chương trình tăng tốc khởi nghiệp Y Combinator, thu về $180,000 tiền đầu tư. Sau đó, Groupon bắt đầu báo lỗ và giá trị thị trường giảm 80%. Các nhà đầu tư trở nên cảnh giác khi ủng hộ một công ty khởi nghiệp được quảng cáo là “Groupon for food”.

Tsao nói: “Đó là tất cả những dấu hiệu của một công ty đang… thất bại. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi chỉ còn đúng 10 đồng trong ngân hàng.”

Khi đó, mẹ của Tsao mạnh mẽ thúc giục anh quay lại trường học và lấy bằng MBA thay vì cố gắng vực dậy công ty khởi nghiệp. Những người đồng sáng lập không muốn trì hoãn việc phải làm mọi cách để thành công.

Vì vậy, sau khi bán dữ liệu của Munch on Me với giá “gần như không có gì” cho một công ty khởi nghiệp khác – CollegeBudget, họ đã bỏ ra sáu tháng để tìm ra hướng đi mới.

Trong khi viết nguệch ngoạc các khái niệm lên bảng trắng, Tsao “thực sự đói” và ước mình có thể mua được chiếc bánh sandwich yêu thích từ Ike’s Place, một nhà hàng ở thị trấn bên cạnh, mà không cần rời khỏi khu phố của mình.

“Tôi nghĩ, ‘Được rồi, chúng ta có thể làm được việc này’,” Tsao nói. Việc xây dựng ‘Grouponfor food” không thành công, nên chúng tôi đổi lại là ‘Uber for food.’”

(minh họa: Marcos del Mazo/LightRocket via Getty Images)

Vào thời điểm đó, hầu hết các ứng dụng giao đồ ăn ngày nay đều chưa tồn tại. GrubHub thì mới có khoảng chục năm. Postmate ra mắt cùng năm với Caviar. DoorDash bắt đầu hoạt động một năm sau đó và Uber Eats – nghĩa đen là “Uber for food” xuất hiện vào năm 2014.

Mô hình của Caviar có phần chuyên biệt hơn: Dịch vụ này tập trung vào việc tuyển chọn danh sách các nhà hàng hàng đầu, đáng mơ ước nhưng không cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi. Caviar cung cấp đội tài xế giao hàng riêng để nhận đồ ăn và giao cho khách hàng.

Vai trò “trưởng hoạt động” của Tsao chủ yếu liên quan đến việc xây dựng quan hệ đối tác với các nhà hàng nổi tiếng. Tsao nói: “Chúng tôi nhận ra rằng nếu ký hợp đồng với [bánh mì kẹp thịt hoặc bánh taco ngon nhất trong vùng] thì đột nhiên mọi người sẽ nói về chúng tôi một cách gián tiếp, nào là ‘Hey, Little Star Pizza hiện đang giao hàng kìa’ và họ sẽ truy cập trang web của họ để liên kết ngược lại với chúng tôi.”

Một trong những lợi ích lớn nhất của tiếng vang gián tiếp là chẳng tốn đồng xu nào cho việc tiếp thị. Khi công ty tích lũy được nhiều vốn hơn – từ các nhà đầu tư như cặp song sinh Winklevoss, Andreessen Horowitz và Tiger Global Management – các công ty công nghệ khác đã chú ý đến. Trong khi Wang và Tsao đang đi khảo sát ở Miami, Square gọi điện cho họ với lời đề nghị “mua lại” trị giá chín con số. Wow!

Họ ngay lập tức gọi cho những người đồng sáng lập khác của mình. Sau một vài lần thảo luận qua điện thoại, tất cả đều nói, ‘Ừ, được rồi, hãy làm đi, rồi xem chuyện gì sẽ xảy ra’. Tsao và Wang đến một quán bar để ăn mừng thỏa thuận, trong đó bao gồm khoản chia thưởng $2 triệu tiền mặt cho những người sáng lập.

Nhưng quyết định này không dễ dàng như người ta tưởng. Những người đồng sáng lập cân nhắc khả năng xây dựng Caviar với mức định giá cao hơn mức giá mà Square đưa ra. Thay vào đó, bằng cách mua cổ phần trong công ty sáp nhập, về cơ bản, họ đặt cược rằng quyền sở hữu của Square có thể đưa Caviar lên tầm cao hơn, nhanh hơn khả năng của chính họ.

Tsao nói: “Một trong những lời hứa mà Square nói với chúng tôi là họ sẽ đưa 20 kỹ sư giỏi nhất của họ đến nhóm Caviar vào ngày đầu tiên. Lời đề nghị “rất khó để từ chối vì chúng tôi biết đó sẽ là hướng đi tốt nhất cho công ty”.

Những người đồng sáng lập cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2021, dưới sự chỉ đạo của Square và với việc Wang vẫn là Giám đốc điều hành trong hai năm sau thỏa thuận, Caviar đã tăng gấp ba lần lượng đặt hàng và nhân đôi số lượng nhân viên. Chưa hết, Caviar còn ra mắt thêm ở tám thành phố khác trong vòng sáu tháng kể từ khi mua lại.

Những người đồng sáng lập Caviar chưa tiết lộ họ kiếm được bao nhiêu tiền từ việc bán hàng của công ty, nhưng sở hữu chung hơn 50% cổ phần công ty khi bán nó cho Square và hoàn toàn không tham gia vào việc bán cho DoorDash.

Trong những năm kể từ đó, Tsao sử dụng số tiền Caviar của mình để trở thành nhà đầu tư trong ngành thực phẩm và công nghệ. Anh và Wang đầu tư vào nhượng quyền thương mại trong khu vực cho các chuỗi thực phẩm quốc gia như The Halal Guys và Bonchon Chicken, và vào năm 2017, họ bắt đầu mở một chuỗi nhà hàng gà Thái ở San Francisco.

Tuy nhiên, ngay cả sau khi gặt hái được nhiều thành quả từ việc khởi nghiệp sinh lợi và xây dựng danh mục đầu tư, Tsao cho biết mẹ anh vẫn có một số nghi ngờ về con đường sự nghiệp của con trai, mà luôn hối thúc: “Lo mà đi học kiếm cái bằng MBA đi!”.

(theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: