‘Cô gái vàng’ Olympic chia sẻ bài học về thành công

Ruggiero trong trận đấu với ECAC All-Stars vào ngày 3 Tháng Giêng năm 2010. (Hình: Sara Melikian/Wikipedia.org)

Angela Ruggiero là vận động viên bốn lần tham dự Olympic và giành huy chương vàng cho Đội Khúc Côn Cầu Trên Băng của Hoa Kỳ, là thành viên của Hockey Hall of Fame.

Ruggiero lớn lên ở miền Nam California vào những năm 80 và 90 cùng gia đình, và chính bố cô là người hướng anh trai, chị gái và cô bộ môn khúc côn cầu trên băng. Môn thể thao này đã gắn kết cô và anh chị em mình lại với nhau.Ngay từ đầu, cô đã rất thích thú với tốc độ nhanh và yêu cầu kỹ thuật của môn này và rất vinh dự khi được là một thành viên của đội khúc côn cầu nữ Hoa Kỳ vào các năm 1998, 2002, 2006 và 2010.

Cô chia sẻ rằng mình không bao giờ quên cảm giác khi giành được bốn huy chương: một huy chương vàng, hai huy chương bạc và một huy chương đồng.

“Tôi cảm thấy một làn sóng thành tựu và tự hào mãnh liệt, cùng với niềm vui thuần khiết khi biết rằng mình đã đạt đến những đỉnh cao trong môn thể thao có ý nghĩa rất lớn đối với tôi,” cô xúc động nói.

Có mặt ở Paris để tham dự các bộ môn thể thao vào mùa hè này đã khiến tất cả những ký ức ùa về.

Ruggiero rất ấn tượng với các vận động viên năm nay, đặc biệt là các vận động viên nữ của Đội Thể Dục Dụng Cụ Hoa Kỳ. Simone Biles trở lại Thế Vận Hội sau khi dũng cảm rút lui khỏi Olympic Tokyo vào năm 2020 để chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. Suni Lee cũng đã quay lại với thể dục dụng cụ sau khi chiến đấu với căn bệnh thận của mình.

Cả hai đều chiến thắng trên sàn đấu lớn nhất thế giới.

Khi theo dõi họ thi đấu, Ruggiero đã suy nghĩ rất nhiều về việc trở lại sau chấn thương nghiêm trọng của chính mình. Cho dù cô từng thi đấu tại Olympic, học tại Harvard và University of Minnesota hay làm việc với tư cách là một doanh nhân, trải nghiệm đó đã mãi mãi định hình cô, theo lời Ruggiero.

Angela Ruggiero. (Hình: David Fitzgerald/Web Summit via Sportsfile/Wikipedia.org)

Đây là ba bài học lớn nhất mà quá trình hồi phục đã dạy cho Ruggiero:

Trở nên dễ thích nghi hơn

Lần đầu tiên bị rách vai khi chơi khúc côn cầu vào năm 2000, với Ruggiero, mùa giải ấy thật khó khăn. “Viễn cảnh phải đối mặt với cơn đau và phải phục hồi chấn thương khiến tôi cảm thấy sợ hãi.”

Ngay cả khi nghĩ rằng mình đã thoát khỏi, thì vai cô vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Cô bị rách sụn viền, vòng sụn giúp ổn định khớp, một năm sau ca giải phẫu đầu tiên, cô vẫn phải chịu tổn thương về mặt tinh thần và thể chất. Cô kể lại: “Tôi không bao giờ biết mình sẽ phải đối mặt với điều gì. Mốc thời gian để tôi có khả năng hoàn toàn bình phục và sẵn sàng trở lại sân băng với toàn bộ sức mạnh vẫn chưa rõ ràng. Tôi phải học cách thích nghi và tìm thấy sự bình yên và suy nghĩ tích cực trong bối cảnh bất ổn này.”

Với cả hai chấn thương, Ruggiero phải đi vật lý trị liệu để có thể chơi khúc côn cầu lại. Điều cần thiết vào thời điểm đó hóa ra lại là sự thay đổi – không chỉ đối với sự nghiệp khúc côn cầu, mà còn đối với mọi thứ diễn ra sau đó với cô ấy.

Học cách phục hồi về mặt cảm xúc

“Tôi không nghĩ rằng con đường của mình, trong thể thao và kinh doanh, sẽ khả thi nếu không có những bài học mà tôi học được từ quá trình vật lý trị liệu. Giá trị của nó vượt xa ngoài sân băng,” cô nói.

Các kỹ năng mà Ruggiero có được trong quá trình phục hồi đã giúp cô có một cuộc sống cân bằng và hữu ích hơn ngày hôm nay. “Tất cả những gì tôi muốn làm là quay trở lại sân băng. Thật khó để tránh khỏi việc phẫn nộ với quá trình hồi phục, chứ đừng nói đến việc thực sự chấp nhận nó. Điều giúp tôi vượt qua cơn tức giận đó là nhớ rằng tôi không chỉ làm điều này vì bản thân mình: Tôi làm điều này vì những người đồng đội của mình, những người luôn ở bên để cổ vũ tôi,” cô nhấn mạnh.

Tôn trọng giới hạn của chính mình

Vật lý trị liệu giúp cô quay trở lại sân băng và dạy cô ấy cách chậm lại và tập trung vào việc chữa lành. Ruggiero đã có được sự đánh giá mới về khả năng của cơ thể mình và học cách tôn trọng giới hạn của nó.

Là một doanh nhân hiện tại và là người đồng sáng lập của Sports Innovation Lab – công ty nghiên cứu thị trường tập trung vào sự giao thoa giữa thể thao và đổi mới, Ruggiero luôn ưu tiên sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Đối với cô ấy, việc thúc ép bản thân đến kiệt sức không phải là thành công thực sự. Đó là dành thời gian để nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng cho cơ thể và tâm trí của chính mình. Cô nhận xét: “Tôi thấy rằng không ai có thể lãnh đạo hoặc trở thành nguồn hỗ trợ cho bất kỳ ai khác nếu họ không ưu tiên cho sức khỏe của chính mình. Nếu bạn gặp khó khăn khi tự mình làm điều đó lúc đầu, hãy làm điều đó cho những người khác trong nhóm của bạn, dưới bất kỳ hình thức nào. Bản thân chúng ta đều là một phần của một điều gì đó lớn lao hơn rất nhiều.”

Ruggiero kết luận, bài học lớn nhất mà cô học được: thất bại không phải kết thúc, mà là cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, từ đó có thể gặt hái thành công trong tương lai.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: