Sản xuất âm nhạc ‘lo-fi’, chàng trai 26 tuổi kiếm tiền dễ như ăn cơm

(minh họa: Unsplash)

Nếu bạn đã từng nghe một video trên YouTube về “lo-fi beats to study or relax to,” (nhạc lo-fi để học hoặc thư giãn”, thì bạn đã tương tác với âm nhạc của Michael Turner.

Turner, 26 tuổi, là nhạc sĩ làm việc toàn thời gian, chuyên sáng tác nhạc pop dưới nghệ danh PLVTINUM. Một năm rưỡi trước, anh bắt đầu dành một số ngày cuối tuần để sản xuất âm nhạc trong cái mà anh ấy gọi là không gian nghe thụ động – và nhanh chóng nhận thấy việc sản xuất âm nhạc “lo-fi” là một công việc phụ dễ như ăn cơm, mà lại có tiền.

Dưới cái tên Bonsai Beats – một “ban nhạc” hai người: Turner và nghệ sĩ guitar Mike Bono,  năm qua Turner kiếm được thêm $33,139 , theo CNBC Make It.

Michael Turner. (ảnh: Michael Turner)

Lo-fi là viết tắt của “low fidelity”, về cơ bản có nghĩa là thiếu giá trị sản xuất cao mà bạn thường thấy trong hầu hết âm nhạc chuyên nghiệp, nghĩa là bạn có thể nghe nhạc ở bất cứ đâu, khi bạn nấu ăn, làm việc, học tập hoặc thậm chí là ngủ.

Mục tiêu của Turner đưa ra rất đơn giản: Số lượng hơn chất lượng. Khi anh và Bono cộng tác trên các bản nhạc lo-fi, họ đặt đồng hồ hẹn giờ, chỉ hai phút để viết, sản xuất và đặt tên cho mỗi bài hát. Cả hai kiếm được gần $60,000 trong năm qua, từ 85 bản nhạc, chỉ mất tổng cộng khoảng ba giờ để tạo ra.

Turner nói, việc giảm bớt những kỳ vọng đi kèm với việc sản xuất nhạc lo-fi là “một kiểu trị liệu”, và số tiền kiếm thêm không gây hại gì. Sản xuất nhạc lo-fi ‘đơn giản hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ’. Đây là cách Turner xây dựng và quản lý hoạt động kinh doanh âm nhạc lo-fi của mình.

Ở tuổi 18, Turner đăng một video lên YouTube quay cảnh anh hát và chơi một bài hát gốc và video này đã thu hút hơn một triệu lượt xem. “Đó là lần đầu tiên tôi biết được những gì lan truyền trên Internet có thể làm, và từ đó trở đi tôi bị nghiện,” anh nói.

Có thể các bản nhạc Lo-fi không phải lúc nào cũng có nhiều lượt phát trực tuyến như Beyoncé hay Taylor Swift, nhưng chúng vẫn có thể trở nên phổ biến: Lofi Girl, một người phát trực tiếp nổi tiếng trên YouTube, có 13.6 triệu người đăng ký và video thường xuyên có hàng triệu lượt xem.

Theo trang hồ sơ của Bonsai Beats, có khoảng 12,000 người nghe hàng tháng trên Spotify. Trong số 53 bài hát trên nền tảng, chỉ có ba bài có độ dài vượt quá hai phút.

Turner cho biết chi phí thực sự duy nhất là thời gian. Anh và Bono tạo các bản nhạc bằng guitar, keyboard và Logic Pro, một phần mềm trộn nhạc phổ biến hiện có giá chưa tới $200.

Turner cho biết thêm, bạn có thể dễ dàng sử dụng GarageBand, một phần mềm miễn phí đi kèm với các sản phẩm của Apple. Tiếp theo, bạn sẽ cần một nhà phân phối. Turner cho biết anh sử dụng TuneCore, một dịch vụ trực tuyến đặt các bản nhạc trên các nền tảng như Spotify, Apple Music, YouTube và TikTok.

Giá của nó dao động từ phiên bản miễn phí có giới hạn cho đến dịch vụ đăng ký hàng năm là $49.99 và Turner trả cho tùy chọn hạng trung $29.99.

Turner nói việc trả phí đăng ký đó có nghĩa là TuneCore sẽ không giữ bất kỳ khoản doanh thu bán hàng nào của bạn, ngược với các đại lý phân phối truyền thống có thể yêu cầu tới 85%.

“Rào cản gia nhập thấp đến mức bất kỳ ai là nhạc sĩ chuyên nghiệp hay bình thường đều có thể bắt đầu công việc này như một công việc phụ ngay lập tức,” Turner nói. “Cái hay của phát trực tuyến là chi phí sàn thực sự thấp… Bạn chỉ cần đưa nó lên Spotify và nếu đó là sản phẩm phù hợp, tiền sẽ ‘về với bạn’ ngay lập tức.”

Các khoản thanh toán tương đối thấp từ Spotify và các nền tảng phát nhạc trực tuyến khác là chủ đề trò chuyện phổ biến giữa các nhạc sĩ. Nhưng đối với Turner, việc dân chủ hóa âm nhạc – hay ý tưởng rằng bất kỳ ai cũng có thể kiếm tiền bằng cách sử dụng nền tảng phát trực tuyến – là một vấn đề lớn.

Những người bạn nhạc sĩ khác của anh cũng có công việc lo-fi. Một người đã xuất bản một ca khúc giúp ngủ và thư giãn, đồng thời thu hút gần 20 triệu lượt phát trực tuyến – kiếm được khoảng $100,000, khi mọi người nghe đi nghe lại nó trong khi chìm vào giấc ngủ.

Một người bạn khác, nhà văn và nhà sản xuất không có thu nhập ổn định, gần đây đã bán bản quyền danh mục nghe thụ động của mình với giá $1.68 triệu.

Vào Tháng Tám, Turner thành lập hãng thu âm của riêng mình, mang tên Rebellion Records. Anh nói mục đích của mình là giúp dân chủ hóa hơn nữa ngành công nghiệp âm nhạc – áp dụng kỹ năng sản xuất và nghiên cứu tính lan truyền trực tuyến của mình để giúp đỡ các nghệ sĩ mới nổi.

Hãng thu âm của anh sẽ giữ 25% tiền bản quyền của mỗi nghệ sĩ, thay vì mức tiêu chuẩn ngành là 50-60%. Hiện nay Turner rất say mê và lạc quan với công việc này.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: