Bộ Giáo dục CSVN cho phép học sinh, sinh viên dùng thử ma túy?

Ảnh chụp văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo CSVN

Mới đây, trong văn bản công lệnh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phát đi, về vấn đề ma túy và các loại thuốc kích thích thần kinh trong nhà trường, hầu hết các thầy cô và phụ huynh đều kinh hoàng khi thấy không lâu nữa, các học sinh và sinh viên trong cả nước sẽ được áp dụng dùng thử ma túy.

Đó là nội dung mà Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Ngô Thị Minh vừa ký ban hành kế hoạch số 455/KH-BGDĐT có tên gọi là “Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021”.

Trong văn bản có nhiều điều, nhưng người ta chú ý ở điều 4 và điều 8 của công văn này, gọi là nhiệm vụ. Nhiệm vụ 4 thì yêu cầu “Phối hợp thí điểm tại một số địa phương về thử ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong trường học và khi điều khiển các phương tiện giao thông”. Nhiệm vụ 8 thì yêu cầu: “Xây dựng, triển khai kế hoạch dự phòng nghiện ma túy cho thanh niên, thiếu niên và học sinh, sinh viên”.

Trên các diễn đàn, phụ huynh và các giáo viên chuyển cho nhau văn bản, bình luận xôn xao. “Không thể tin nổi Bộ Giáo dục lại viết như thế”. Một người khác, giấu tên, bình luận rằng “Thương cho thế hệ con cái chúng ta dưới quyền điều khiển giáo dục như vầy”.

Cuối cùng, sau khi khắp nơi xôn xao, nhiều cuộc điện thoại qua lại giữa các trường và Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục… thì mọi thứ được hiểu là công văn của Bộ Giáo dục cũng có thể sai chính tả. Nói chung, theo công văn này, thì mục đích của kế hoạch – nhiệm vụ, gọi là Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm. Mục đích là giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm tệ nạn xã hội cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên.

Sau đó, từ trên chỉ đạo xuống, ra thư giải thích, nói rằng “Bộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương hiểu “thử ma túy” là “xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể” hay “dự phòng nghiện ma túy”. Dĩ nhiên, nói thì hiểu nhưng hầu hết các trường, thầy cô đều không phục. Vì chính trung ương Bộ Giáo dục còn ra văn tối nghĩa vậy, thì nói chi sách giáo khoa, bài giảng lúc này. Câu chuyện văn bản tối nghĩa của Bộ Giáo dục CSVN làm dấy lên sự lo ngại của nhiều nhà xã hội học và giáo dục về tình trạng “rác” tiếng Việt trên báo chí, công văn… và cả trên hệ thống truyền hình gọi là quốc gia của nhà nước.

Năm ngoái, theo khảo sát của PGS, TS Đào Thanh Lan (Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, trong khoảng 130 bài báo (trong nước) các loại được tập hợp theo sự đa dạng về nội dung, thể loại thì có tới 61 bài có lỗi, chiếm gần 50%. Trong đó có bốn lỗi thuộc phạm vi văn bản (đặt tiêu đề chưa phù hợp nội dung, lỗi phân đoạn, lỗi dùng phép liên kết câu…) và 93 lỗi thuộc phạm vi câu, tổng cộng là 97 lỗi. Như vậy, mức độ bài báo có lỗi dùng tiếng Việt khá phổ biến và đáng báo động về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo chí.

Tạo ra nhiều ngôn ngữ gây lạ tai, tiếng lóng… để thu hút độc giả, báo chí và truyền hình trong nước không ngại ghép, sửa từ Việt Nam trở thành quái dị. Thậm chí những từ chửi thề viết tắt để nhấn mạnh trong câu văn cũng dần được quen dùng ở mọi văn bản. Hầu hết, những điều “mới” này đều xuất phát từ hệ thống truyền thông và mạng xã hội từ miền Bắc Việt Nam. Lý do được tìm thấy là loại lỗi phổ biến của người Việt, nhất là ở một số địa phương còn có tật nói ngọng, nên nói sai dẫn đến viết sai.

Một thống kê khác về lỗi chính tả do Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Viegrid công bố năm 2011, trong 67.000 văn bản của 177 đơn vị được khảo sát, tỷ lệ sai chính tả là 7,79%, cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn 1% do các chuyên gia ngôn ngữ đặt ra và càng cao hơn cho với tiêu chuẩn báo chí quốc tế 0,1%. Điều đáng buồn là các tờ báo và nhà xuất bản trong nước lại mắc lỗi chính tả nặng nề nhất, có tỷ lệ trung bình lên tới 9,5%.

Tệ hơn, tình trạng văn hóa căn bản để trình bày ngôn ngữ Việt đang ngày càng thấp đi, khiến người Việt viết mà chính người Việt xem còn không hiểu. Cụ thể như văn bản của Bộ Giáo dục Việt Nam vừa nói trên.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: