COVID-19, khẩu trang tự chế và nỗi ám ảnh tội phạm của người Mỹ da đen

Abubacar, đến từ Mali, đang mang khẩu trang tự chế để chống lây nhiễm COVID-19. Hình: Getty Images.

CÁT LINH

Hôm thứ Sáu, 3-4, tại buổi họp báo phòng chống coronavirus ở Rose Garden, White House, Tổng thống Donald Trump khuyến khích người dân nên mang khẩu trang vải khi ra đường. Ông Trump nhấn mạnh đây là “khuyến khích tự nguyện,” nghĩa là không phải lệnh. Ai cần thì mang. Ai thích thì mang. Ông Trump không bắt buộc.

Từ ông Trump: ‘Tôi không muốn mang khẩu trang’

Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên người dân nên mang vải che mặt hoặc khẩu trang mua online hoặc tự làm tại nhà khi đến nơi công cộng. Nhưng đây là tinh thần tự nguyện.” Ông Trump nói rất rõ ràng trước báo giới.

Và như thể khẳng định thêm lời nói trên chỉ là khuyến khích, ông Trump nói “tôi không nghĩ là tôi sẽ làm như vậy.”

Ông Trump nói “tôi không nghĩ là tôi sẽ làm như vậy.” Hình: Reuters

Tôi chỉ nói là là tôi không trang bị khẩu trang cho mình. Đó chỉ là lời đề nghị. Họ (CDC) đề nghị nên mang khẩu trang. Tôi cảm thấy sức khoẻ mình ổn. Tôi chỉ là không muốn mang (khẩu trang). Tôi nghĩ là ngồi trong Phòng Bầu Dục, đón tiếp các tổng thống, thủ tướng, vua, nữ hoàng, tôi không biết… chỉ là tôi không cảm thấy đó là tôi. Có thể tôi sẽ thay đổi quyết định này, tôi không biết. Mang khẩu trang khi ra đường, đó là sự khuyến khích. Ok?

Những chia sẻ của ông tổng thống Hoa Kỳ có thể cảm thông được vì đó là quan điểm tự do cá nhân. Cũng đã có thể hiểu được vì sao suốt gần một tháng với tầng suất họp báo liên tục ở Toà Bạch Ốc, giữa lúc ở đỉnh điểm của đại dịch, vài thành viên trong Quốc hội bị nhiễm COVID-19 nhưng vẫn không thấy ông Trump mang khẩu trang y tế.

Thế nhưng, không phải một mình ông tổng thống Hoa Kỳ từ chối mang khẩu trang vải nói riêng và khẩu trang y tế nói chung. Có một nhóm người cũng khẳng định: “Chúng tôi sẽ không làm theo lời khuyến khích của CDC.”

Đó chính là những người da màu, theo một phóng sự tài liệu do CNN thực hiện.

cho đến người Mỹ da đen

Giáo sư kinh tế của Ohio State University, Trevor Logan, nói rằng ông sẽ không tuân theo hướng dẫn này. Ông là một người da màu.

Chúng tôi có rất nhiều ví dụ về tội ác được cho là của những người đàn ông da đen nói chung. Và sau đó chúng tôi có được những lời khuyên xuất hiện ở những nơi công cộng trong một cái gì đó…mà có thể nhận diện là tội phạm hoặc có ý đồ bất chính, đặc biệt áp dụng cho những người đàn ông da đen.” Giáo sư Logan nói với CNN. Ngầm hiểu rằng, giáo sư Logan muốn nói đến những tội phạm che mặt bằng khẩu trang vải.

Đáng buồn, ông không phải người duy nhất mang tâm tư đó. Trên các trang mạng truyền thông xã hội và trong những cuộc phỏng vấn với CNN, một số người da màu gồm nhà hoạt động, các học giả, cả những người dân bình thường đều bày tỏ lo ngại rằng khẩu trang vải tự chế có thể sẽ làm trầm trọng thêm nạn kỳ thị chủng tộc, khiến cho người da đen và người Mỹ Latin gặp nhiều nguy hiểm.

Cửa hàng trưng bày những chiếc khẩu trang ở Brooklyn, New York. Hình: Stephanie Keith/Getty Images

Một quan điểm khác, tương đồng, đến từ Aaron Thomas, nhà giáo dục ở Columbus, Ohio. Ông viết trên Twitter: “Tôi không cảm thấy an toàn khi mang khăn tay hoặc thứ gì khác không phải là khẩu trang bảo vệ để che mặt khi đi vào cửa hàng bởi vì tôi là MỘT NGƯỜI DA ĐEN sống ở thế giới này”. 

“Tôi muốn sống nhưng tôi cũng muốn sống sót.” Aaron Thomas nhận được hơn 121,000 LIKES cho nội dung này.

Trả lời CNN, Giáo sư Logan không phủ nhận rằng trước sự bùng phát ngày càng tăng của đại dịch coronavirus, con người cần phải tự bảo vệ bằng bất cứ hình thức nào họ có thể. Nhưng giáo sư Logan có nói thêm: “Nó cũng dể hiểu rằng không cần phải mang mặt nạ khi bạn là một người da đen.”

Ông còn lập luận thêm rằng điều này (đeo mặt nạ tự chế) có vẻ như là một phản ứng hợp lý, trừ khi bạn không sống trong xã hội Mỹ. Khi chúng ta không thể làm điều đó, về cơ bản, chúng ta đang chỉ cho mọi người thấy những mối nguy hiểm của sự khác biệt chủng tộc ngoài xã hội, theo giáo sư Logan.

“Đây rõ ràng là hình ảnh rõ nét hơn về những người đàn ông da đen khi bạn mô tả về một nghi phạm, có mũ trùm đầu, có mặt nạ che mặt. Nó giống như các phác hoạ về bất kỳ một tội phạm da đen nào.” Giáo sư Logan nói.

Quan điểm và cả lo ngại của Giáo sư Logan hay nhà giáo dục Aaron Thomas không phải là không có cơ sở. Hơn nửa thế kỷ nay, nước Mỹ đã là nhân chứng cho rất nhiều vụ bạo động mang màu sắc của vấn nạn kỳ thị chủng tộc. Từ cuộc nổi dậy đầu tiên của người da đen dùng bạo lực đáp trả bạo lực, xảy ra ở Chicago, Illinois vào tháng 7-1919 cho đến sau này, nạn kỳ thị màu da còn bị ảnh hưởng lớn từ tội phạm.

Cyntoria Johnson, trợ lý giáo sư tại Bộ Tư pháp Hình sự và Tội phạm học của Georgia State University cho biết một chi tiết đáng chú ý. Đó là ở Mỹ, tội phạm hình sự và thời trang đôi khi tạo nên một sự kết hợp…chết người.

Chiếc khăn choàng lớn (bandanas), đặc biệt là với một số màu sắc nhất định, thường liên quan đến băng đảng và bạo lực. Trên trang thông tin của Sở Cảnh sát Los Angeles (LAPD) cho biết các băng đảng đường phố Bloods và Crips ở California đã sử dụng khăn rằn hoặc vải vụn nhiều màu sắc như một đặc điểm nhận dạng riêng của họ. LAPD cũng mô tả “đồng phục của các băng đảng Hispanic” là “một chiếc khăn rằn buộc quanh trán tương tự như một chiếc khăn dùng thấm mồ hôi.” Các băng đảng da đen (black gang) lại có một loại trang phục nhận diện riêng, tuỳ từng “băng” có thể chọn màu sắc khác nhau.

Chính vì đó, trợ lý giáo sư Johnson nói rằng người da đen phải đưa ra “quyết định có ý thức” về hình thức họ xuất hiện trước thế giới mỗi ngày và được người khác cảm nhận thế nào.

Đặc biệt là cảnh sát.” Trợ lý Johnson nói.

Hồ sơ chủng tộc của cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ đã ghi nhận từ các nghiên cứu như Dự án Chính sách Mở Stanford, đã kiểm tra 100 triệu điểm báo dừng đèn giao thông từ năm 2011 đến 2017. Kết quả cho thấy rằng cảnh sát thường “thăm hỏi” người da đen với tỷ lệ cao hơn người da trắng. Trong những năm gần đây, tin tức cảnh sát Hoa Kỳ bắn chết những người đàn ông da đen cũng làm dấy lên lo ngại về việc thực thi pháp luật đối với người Mỹ gốc Phi, theo tài liệu của CNN.

Một người da đen mang khẩu trang có chữ “Tôi không thở được” trong cuộc biểu tình ở New York đòi công lý cho một người da đen chết trong tay hai cảnh sát da trắng. Hình: Getty Images

Đáng lưu ý, những điểm này đã vô tình (hay cố ý) không được CDC nhắc đến trong lời khuyến khích mang khẩu trang tự chế khi ra đường. Trong hướng dẫn của liên bang cũng có bao gồm một video do Tư lệnh Quân y (Surgeon General) Jerome Adams hướng dẫn cách biến khăn rằn (bandanas), khăn quàng cổ hoặc áo phông cũ thành một chiếc mặt nạ phòng dịch. 

Andrea Young, Giám đốc điều hành của Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) của Georgia lo ngại, hướng dẫn mang khẩu trang của CDC là “thêm một ví dụ về sự vô cảm chủng tộc đang đáp lại với đại dịch này.”

Cho đến hôm nay, cả chính phủ liên bang lẫn Georgia đều chưa giải quyết sự khác biệt chủng tộc trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ, truy cập internet, khả năng làm việc ở nhà. Người Mỹ da đen đang phải chịu đựng rất nhiều bất công từ trận đại dịch này.” Bà Young nói.

Bà ReNika Moore, Giám đốc Chương trình Racial Justice của ACLU

Không phải ngẫu nhiên mà nỗi sợ hãi về việc phải mang khẩu trang tự chế khi thống kê của chính phủ cho thấy dịch bệnh tập trung nhiều ở thành phố lớn như New York và Southeast, nơi có phần lớn người Mỹ gốc Phi và người Latin sinh sống.

Theo một báo cáo của Viện chính sách kinh tế, đây là thành phần ít có cơ hội (khả năng) làm việc từ nhà (work from home).

Một lần nữa, bà ReNika Moore, Giám đốc Chương trình Racial Justice của ACLU khẳng định hướng dẫn mang khẩu trang của chính phủ liên bang đã không nắm bắt được thực tế này.

“Đối với nhiều người da đen, quyết định mang hay không mang chiếc khăn lớn che mặt ở nơi công cộng để bảo vệ bản thân và những người khác không bị nhiễm coronavirus chính là một tình huống thua cuộc có thể dẫn đến hậu quả đe dọa đến tính mạng”, bà Moore nói.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: