Cộng Hòa đồng ý nâng trần nợ, tránh vỡ nợ quốc gia

trần nợ
Lãnh đạo khối Cộng Hòa tại Thượng Viện, ông Mitch McConnell nhiều lần phản đối dự luật nâng trần nợ của đảng Dân Chủ. Ảnh Chen Mengtong/China News Service via Getty Images

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo khối Cộng Hòa thiểu số tại Thượng Viện cho biết đảng của ông sẽ cho phép gia hạn trần nợ liên bang tới tháng Mười Hai, tránh cho đất nước một vụ vỡ nợ lịch sử với một thiệt hại kinh tế nặng nề.

Hãng Reuters vừa đưa tin sáng nay Thứ Tư 06 Tháng Mười và nhận định động tác nói trên có thể khai thông sự bế tắc kéo dài nhiều tháng giữa đảng Dân Chủ của Tổng thống Joe Biden và đảng Cộng Hòa của Thượng nghị sĩ McConnell về tăng giới hạn nợ quốc gia hiện đang ở mức $28.4 nghìn tỷ.

“Chúng tôi sẽ … cho phép đảng Dân Chủ sử dụng các thủ tục thông thường để thông qua gia hạn nợ khẩn cấp với một số tiền cố định để trang trải các mức chi tiêu hiện tại cho tới Tháng Mười Hai”, ông McConnell cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Tư.

Không rõ liệu các nghị sĩ Dân Chủ có chấp nhận đề xuất của ông hay không, vì hai bên vẫn đang trong trò chơi đổ lỗi cho đảng bên kia về các vấn đề thuế và chi tiêu.

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo khối Dân Chủ đa số tại Thượng Viện cùng với Tổng thống Biden đã nhiều lần từ chối yêu cầu của ông McConnell rằng vấn đề nâng trần nợ nên được giải quyết thông qua một thủ tục phức tạp được gọi là “hòa giải” (reconciliation). Ông Schumer không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về đề nghị của ông McConnell. 

“Thủ tục thông thường” theo ý kiến của ông McConnell đòi hỏi dự luật phải được Thượng Viện thông qua với số phiếu 60-40, nghĩa là có ít nhất 10 thượng nghị sĩ Cộng Hòa bỏ phiếu thuận cùng với 50 thượng nghị sĩ Dân Chủ. “Thủ tục hòa giải” cho phép dự luật được thông qua với đa số đơn giản 51-50; trong trường hợp số phiếu của hai đảng bằng nhau 50-50 thì Phó Tổng thống Kamala Harris đảng Dân Chủ sẽ bỏ lá phiếu quyết định với tư cách Chủ tịch Thượng Viện. Tuy nhiên, đảng Dân Chủ không chấp nhận áp dụng thủ tục hòa giải vì theo truyền thống, giải quyết việc nâng trần nợ là sự đồng thuận chung lưỡng đảng và thủ tục hòa giải quá phức tạp và rủi ro.

Ý tưởng “treo” (suspend) trần nợ đến cuối năm trong thời gian chờ Quốc Hội quyết định đã được Hạ Viện do đảng Dân Chủ kiểm soát đưa ra trong một dự luật hồi tuần trước nhưng bị đảng Cộng Hòa trong Thượng Viện bác bỏ.

***

Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa, khoảng ngày 18 Tháng Mười, Bộ Tài chính dự kiến ​​sẽ hết tiền chi trả các chi phí của chính phủ, kể cả tiền trả tiền lời và vốn của những khoảng vay cũ. Trung tâm Chính sách lưỡng đảng cho biết hôm Thứ Tư rằng các khoản bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương cho hàng triệu nhân viên liên bang và bảo hiểm y tế có thể bị trì hoãn nếu trần nợ không được tăng lên để chính phủ tiếp tục vay mượn.

Các nhà phân tích kinh tế cho rằng một vụ vỡ nợ của Hoa Kỳ có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu và khiến hàng triệu người mất việc làm. Ngay cả một vụ “suýt vỡ nợ” cũng gây thiệt hại to lớn. Năm 2011 dưới thời Tổng thống Barack Obama, một vụ bế tắc về trần nợ kéo dài và chỉ được giải quyết hai ngày trước thời hạn chót đã khiến giá cổ phiếu sụt giảm và dẫn đến việc lần đầu tiên Hoa Kỳ bị hạ cấp tín nhiệm tín dụng.

Công ty xếp hạng tín dụng toàn cầu Moody’s Investors Service hôm qua Thứ Ba cho biết họ hy vọng Washington cuối cùng sẽ nâng giới hạn nợ, và chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng vào Thứ Tư khi các nhà đầu tư lạc quan hơn rằng Quốc Hội có thể đạt được thỏa thuận.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Động lực
Về cơ bản, có hai điểm định nghĩa động lực là một quá trình quan trọng và phức tạp nhằm đạt được các mục tiêu, kích thích mong muốn trong…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: