Facebook đánh sập âm mưu định hướng thông tin của Trung Quốc và Nga

Facebook đã vô hiệu hoá một tổ chức giả danh tài khoản tại Trung Quốc nhắm vào những người dùng Mỹ. Công ty mẹ Meta của nó cho biết đó là các tài khoản đóng giả những người Mỹ theo xu hướng cấp tiến trên Facebook và Instagram để bình luận tiêu cực về một số chính trị gia Mỹ được xem là không thân thiện với Trung Quốc với mục đích gây chia rẽ chính trường Hoa Kỳ.

Một ở Trung Quốc

Ngày 17 Tháng Chín, Công ty mẹ của Facebook đã đánh sập một mạng lưới tài khoản giả danh có trụ sở tại Trung Quốc khi chúng tìm cách ảnh hưởng đến chính trường Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022.

Mạng lưới này bí mật sử dụng các tài khoản trên Facebook và Instagram đóng giả người Mỹ để phát tán những ý kiến ​​mang tính định hướng xấu về các vấn đề nổi cộm như phá thai, kiểm soát súng và về các chính trị gia Mỹ cấp cao của Mỹ như Tổng thống Joe Biden, Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng hoà-Florida). 

Theo Meta, được thành lập từ mùa Thu năm 2021 chúng tập trung tấn công Hoa Kỳ và Cộng hòa Czech. Ben Nimmo, trưởng nhóm tình báo về mối đe dọa toàn cầu của Meta, nói với các phóng viên: “Mạng lưới giả danh này không bình thường ở chỗ, khác với các hoạt động gây ảnh hưởng tại Trung Quốc trước đây chỉ chú ý đồn thổi các câu chuyện tiêu cực về nước Mỹ ra phần còn lại của thế giới, nó tập trung vào việc gây ảnh hưởng đến người dùng mạng xã hội Mỹ về các vấn đề đang được nhiều người Mỹ quan tâm trước cuộc bầu cử Tháng Mười Một, 2022 như phá thai, lạm phát, tội phạm, thị trường chứng khoán với ý đồ gây rối loạn chính trường Mỹ. Phản ứng được chúng tôi áp dụng đối với hoạt động can thiệp này cũng là lần đầu tiên Facebook quan tâm sớm đến các ý kiến sai trái về những vấn đề đang nóng tại Mỹ. Dù ý đồ của Trung Quốc đã bị thất bại, nhưng nó để lộ một mục tiêu mới mà Trung Quốc đang theo đuổi: Gây ảnh hưởng tối đa lên chính trường Mỹ”. 

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã nổi lên như cái loa rất tích cực phát tán các thông tin và tuyên truyền sai lệch trên mạng xã hội để ủng hộ Điện Kremlin về cuộc chiến ở Ukraine. Các kênh truyền thông xã hội chính thức của Trung Quốc chia sẻ những tuyên bố sai sự thật mô tả chính phủ Ukraine điều hành đất nước theo kiểu Tân Phát xít Đức – The Washington Post cho biết.

Hình minh họa: glen-carrie-unsplash

Một ở Nga

Có thể nói Trung Quốc là vũ khí mạnh nhất của Nga trong cuộc chiến tranh thông tin. Tham gia mạng giả danh bị Meta “xoá sổ” là các tài khoản có trụ sở tại Trung Quốc đóng giả những người Mỹ theo chủ nghĩa cấp tiến sống ở ba tiểu bang Florida, Texas và California để đăng bài chỉ trích và bôi nhọ nhắm vào các chính trị gia cá nhân như Rubio, Thượng nghị sĩ Rick Scott (Cộng hoà-Florda), Thượng nghị sĩ Ted Cruz (Cộng hoà-Texas) và Thống đốc Florida Ron DeSantis (Cộng hoà). 

Trong một báo cáo, Meta nêu rõ: “Tuy nhiên, mạng lừa đảo này dường như không thu hút được nhiều sự tương tác hay hỗ trợ của người dùng. Với ít nhất 81 tài khoản Facebook, hai tài khoản trên Instagram cùng các trang và nhóm khác, bọn giả danh thường post bài trong giờ làm việc tại Trung Quốc thay vì vào lúc các mục tiêu tuyên truyền ở Mỹ”. 

Meta cũng cho biết đã phá vỡ chiến dịch gây ảnh hưởng lớn nhất tại Nga trên truyền thông xã hội phương Tây kể từ khi nước này phát động cuộc chiến ở Ukraine. Bọn lừa đảo đã sử dụng hơn 60 trang web mạo danh các tổ chức tin tức hợp pháp ở châu Âu để quảng bá các bài báo chỉ trích chính phủ Ukraine, những người tị nạn Ukraine đồng thời khẳng định các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ phản tác dụng. 

Hình minh họa: jeremy-bezanger-unsplash

Theo thông báo của Meta, mạng giả danh này đã đăng những bài tường thuật và bình luận trên Telegram, Twitter, Facebook, Instagram và các trang web phổ thông như Change.org và Avaaz.com. Có nguồn gốc ở Nga, chúng tìm cách định hướng suy nghĩ của người dùng ở Đức, Pháp, Ý, Ukraine và Vương quốc Anh về cuộc xâm lược. 

Meta bắt đầu tự mở cuộc điều tra sau khi đọc một bài viết công khai của các nhà báo điều tra Đức về hoạt động đáng ngờ của một số phương tiện truyền thông Nga.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: