Hoa Kỳ: thỏa thuận cơ sở hạ tầng, ai buồn ai vui?

Qua cuộc bỏ phiếu hôm thứ Tư tại Thượng Viện về thỏa thuận cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng, dù văn bản lập pháp vẫn chưa chính thức công bố, nhưng với sự đột phá trong mức độ hợp tác lưỡng đảng, có thể tạm cho rằng một Quốc hội với sự hợp tác lưỡng đảng đã thực sự bắt đầu hoạt động.

Ai được cho là thành công, ai bị cho là thất bại? Ai buồn, ai vui khi thỏa thuận này được thông qua? Và sau cuộc bỏ phiếu này, những đảng viên Cộng hòa nào sẽ mở lòng hơn, hợp tác hơn trong tinh thần tôn trọng nhau?

Dự luật – dựa trên một thỏa hiệp vẫn còn mong manh được đưa ra sau nhiều tuần đàm phán đầy căng thẳng – là một kế hoạch quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, khi ông tìm cách cho người Mỹ thấy rằng, dù đất nước đang trong tình trạng phân cực chính trị rõ nét, mọi chính sách đều bị chính trị hóa, thì ở những bước đi cuối cùng, các thành viên Quốc hội vẫn nhận thức bổn phận và trách nhiệm để có thể vượt qua sự khác biệt nhằm tìm được tiếng nói chung, dù trong dè dặt.

Đây chưa phải là quyết định chung cuộc và có hiệu lực để có thể thi hành lập tức. Thỏa thuận trước mắt vẫn còn đối diện với những nguy hiểm khó lường. Đoàn tàu vẫn có thể bị trật bánh dù đang chạy chậm khi đến gần nhà ga chánh. Phe Cộng hòa vẫn có thể bị dao động bởi những tác động của Trump, người đã đưa những đe dọa mạnh mẽ và thẳng thừng về việc lợi ích chính trị của một số người có thể bị mất trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2022 nếu thỏa thuận xảy ra.

Một ngàn tỷ Mỹ kim cho cầu đường và cơ sở hạ tầng là một khoản đầu tư đáng kể và quan trọng, nhưng tính biểu tượng về sự đoàn kết, thông hiểu và nhận thức được trách nhiệm của các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa trong cuộc bỏ phiếu hôm thứ Tư mới là điều quan trọng hơn. Vào bất kỳ thời điểm nào trước đây, dù Cộng hòa hay Dân Chủ nắm thế đa số tại Hạ Viện hay Thượng Viện, quan hệ giữa những nhà lãnh đạo của hai đảng vẫn chưa bao giờ trở nên thù hằn nhau như lúc này. Có lẽ đây là thời điểm không thể nào tốt hơn để nước Mỹ cần có thêm một hay nhiều đảng chính trị khác để phá thế độc tôn của một đảng nắm thế đa số.

Nước Mỹ đang bị chia rẽ và phân cực trầm trọng. Sự đối kháng, thù hằn, phê phán, tấn công nhau đến từ ngôi nhà quyền hành nhất đất nước trải dài từ thành thị đến vùng ngoại ô, thôn quê, cộng thêm những hạn chế trong đời sống và sinh hoạt bởi dịch bệnh, khiến tâm trạng người Mỹ luôn cảm thấy bức bối, hằn học. Nếu nước Mỹ không tìm được lối thoát, cho người “Mỹ xanh” và “Mỹ đỏ”, đất nước này sẽ bị nhốt trong một mối bất hòa bất tận. Trong thực tế, Cộng hòa và Dân chủ đã không có bất kỳ ngôn ngữ chính trị chung nào, cũng không có một cử chỉ thân thiện, một ánh nhìn bao dung, một cái bắt tay kèm theo một nụ cười dù là miễn cưỡng. Các thượng nghị sĩ lưỡng đảng đều đeo mỗi người một cái mặt nạ không cảm xúc trong ngày thứ Tư đầy căng thẳng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: