Lớp không có máy lạnh, học sinh bị ‘thiêu đốt’ dưới cái nóng đổ lửa

Không phải học sinh nào cũng được vui vẻ học tập dưới cái nóng như thiêu như đốt. (Hình minh họa: CDC/Unsplash)

Học sinh tại trường tiểu học của Mindy Neiland bị đau đầu, buồn nôn và chảy máu mũi trong tuần này khi một đợt nắng nóng có khả năng phá kỷ lục tấn công Bờ Tây và “thiêu đốt”các phòng học từ Los Angeles đến Las Vegas.

Vào thứ năm sau bữa trưa, cảm thấy nóng như thiêu như đốt, cô giáo Neiland kiểm tra nhiệt độ trong lớp học của mình ở Granada Hills, California, và hết hồn khi nhìn thấy con số 94 độ.

Máy lạnh trong lớp cô không hoạt động, còn chiếc máy làm mát di động mà quận đưa xuống cho lớp cô để dự phòng thì là đồ “vô dụng,” vì nó chỉ toàn thổi ra khí nóng.

“Học sinh của tôi bị đau đầu, khổ thân tụi nhỏ, chúng không thể nào tập trung học trong môi trường như thế này,” cô giáo nói.

Los Angeles Unified là một trong nhiều quận trên toàn quốc đang cố gắng sửa chữa hoặc lắp đặt hệ thống làm mát và che nắng tại các trường học trước thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu. Các phòng tập thể dục và sân chơi không được trang bị đầy đủ.

Thời tiết mùa hè kinh khủng này càng làm gia tăng căng thẳng khi các học khu phải chi tiêu cấp bách cho các trường học đầu tư cho hệ thống làm mát và che nắng.

Nhiều trường học suốt bao nhiêu năm qua không cần máy điều hòa nhiệt độ, nhưng giờ thì khác rồi, khi trái đất nóng dần lên. Một số khu vực trên khắp Hoa Kỳ chưa bao giờ có nhu cầu dùng đến máy lạnh, nay đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc nâng cấp các cơ sở để giữ mát cho trẻ em. Mùa hè năm nay là mùa hè nóng nhất trên Trái đất, vượt qua kỷ lục năm ngoái, theo Copernicus Climate Change Service (Dịch Vụ Biến Đổi Khí Hậu Copernicus).

Nhu cầu làm mát trường học tăng đáng kể ở các tiểu bang như California, Alaska và Montana, theo phân tích gần đây của Climate Central, nơi đo lường nhu cầu làm mát từ cuối Tháng Bảy đến đầu Tháng Chín.

Những ngày nóng hơn vào khoảng đầu năm học sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ trong lớp học và khuôn viên trường học và đe dọa việc học của học sinh thường xuyên hơn, Giáo Sư Cassandra Davis ở đại học North Carolina ở Chapel Hill cho biết.

Ông nói: “Nhiệt độ tăng cao gây áp lực lên các cơ sở vật chất vốn đã cũ kỹ của các trường công lập, và ở những nơi không có khả năng có các thiết bị AC hiện đại, không có gì ngạc nhiên khi trường phải cho các em tạm nghỉ học vài ngày.”

Hàng trăm trường học có cơ sở vật chất kém đang phải đối mặt với tình trạng nóng bức vào cuối mùa hè. Một số trường ở Philadelphia, Pittsburgh, Pennslyvania và Portland, Oregon, phải cho học sinh về nhà sớm từ Tháng Chín khi nhiệt độ tăng quá cao.

Thời gian giảng dạy bị rút ngắn làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh và làm trầm trọng thêm khoảng cách thành tích, theo Giáo Sư Davis.

Ở những vùng đất mới phải chịu nhiệt độ cao, một số tòa nhà không được trang bị hệ thống làm mát. Ngoài ra, còn có những thách thức ở những vùng luôn nóng bức. Ở những khu vực có hệ thống làm mát, các quận phải vật lộn trong những đợt nắng nóng với các cơ sở vật chất cũ kỹ và hư hỏng. Tính cấp thiết của việc sửa chữa này đang được các nhân viên bảo trì gánh vác, bao gồm cả những người ở Los Angeles, những người đã phản hồi các yêu cầu hàng ngày về việc sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trong năm học này.

Britt Vaughn, phát ngôn viên của Học Khu Thống Nhất Los Angeles, cho biết toàn quận hạt có tổng cộng 50,000 máy lạnh cần được thay thế vì quá cũ, hoặc hư hỏng.

Các viên chức chính quyền đang cung cấp những thiết bị làm mát, lắp quạt phun sương tại các trường tiểu học để giúp giữ cho khu vực ăn uống ngoài trời của học sinh mát mẻ trong những ngày nóng hơn.

Tại Reno, Nevada, nơi số ngày cần sử dụng máy lạnh đã tăng theo phân tích của Climate Central, một số phòng tập thể dục của trường được xây dựng vào những năm 1980 không có hệ thống làm mát, vốn không được coi là cần thiết vào thời điểm đó, Adam Searcy, giám đốc điều hành của Học Khu Quận Washoe cho biết.

Một số phòng tập thể dục Reno này hiện có nhiệt độ lên tới 80 độ trong các buổi tập bóng chuyền vào đầu những tháng mùa hè, tuy nhiên, học khu không có kế hoạch lắp đặt máy lạnh vì quá tốn kém. Tuy nhiên, ông cho biết các trường học trong học khu có kế hoạch xây dựng các phòng tập thể dục trong tương lai với hệ thống làm mát phù hợp.

“Nhu cầu làm mát tăng có thể sẽ tiếp tục khi trái đất đang nóng lên và các trường học sẽ cần nâng cấp tòa nhà quan trọng và phải đối mặt với chi phí vận hành cao hơn để duy trì nhiệt độ an toàn, thoải mái,” theo báo cáo của Climate Central.

Giáo Sư Davis cho biết tất cả sinh viên đều không học nổi trong điều kiện thời tiết kinh khủng như hiện nay. Các cộng đồng da màu và cộng đồng thu nhập thấp thường phải sống ở những nơi ít có cây cối, bóng mát che phủ, những không gian nguy hiểm về mặt môi trường.

Một số khu vực đã đạt được tiến bộ lớn trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt. Các lớp học tại trường học ở Chicago có máy điều hòa không khí, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

Nhiều năm trước, Liên Đoàn Giáo Viên Chicago đàm phán với quận để bảo đảm các lớp học luôn được mát, Stacy Davis Gates, chủ tịch Liên Đoàn Giáo Viên, nói với USA Today. Nhóm này hiện đang tập trung vào việc thúc đẩy quận hướng tới các giải pháp tiết kiệm năng lượng bổ sung.

“Điều đó không chỉ có nghĩa phải lắp đặt AC trong lớp học, các khu sinh hoạt của hos sinh,… mà còn phải lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà để giảm chi phí,” cô nói.

Một số khu vực đang thay đổi lịch học năm học để tạo thuận lợi hơn cho học sinh. Trường công lập Milwaukee lùi lịch học năm nay để bắt đầu vào đầu Tháng Chín thay vì cuối Tháng Tám. Lựa chọn này được đưa ra sau khi quận buộc phải hủy các lớp học do nhiệt độ quá cao vào những ngày đầu của năm học trước.

Một luật về quyền của người lao động được thông qua tại California vào Tháng Bảy yêu cầu các quận phải giữ cho trường học ở nhiệt độ dễ chịu. Tuy nhiên, một số trường học cho biết để thực hiện các quy định này, không dễ dàng gì.

(theo USA Today)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: