Những cái chết do fentanyl trong quân đội Mỹ

Ảnh: Paul Bersebach/MediaNews Group/Orange County Register via Getty Images

Fentanyl đã gây thiệt hại kỷ lục cho Lục quân Mỹ. Các gia đình binh sĩ yêu cầu có câu trả lời thoả đáng. Fentanyl (nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người Mỹ từ 18 đến 49 tuổi) là loại thuốc phiện tổng hợp mạnh gấp 50 lần so với heroin và nhỏ gọn đối với những kẻ buôn lậu. Fentanyl sản xuất nhanh, dễ hơn so với các loại thuốc phiện có nguồn gốc từ thực vật như heroin. Nó có thể sản xuất trong một phòng thí nghiệm nhỏ với các hóa chất tương đối dễ mua và chỉ mất vài ngày để cho ra thành phẩm.

Không còn là cảnh báo

The Washington Post thuật, cha mẹ của trung sĩ Ronald Conley Jr. muốn biết con trai họ nằm chết trên sàn phòng tắm bao nhiêu ngày do ngộ độc fentanyl mà Lục quân không hề hay biết! Anh trai của Kue Vue đặt câu hỏi về việc làm thế nào mà một người lính có cuộc sống nghiêm túc lại sa vào ma túy? Không gia đình nào mong đợi họ sẽ nhận được tất cả các câu trả lời về cách con cái họ bị chết vì fentanyl, một loại thuốc phiện ảnh hưởng nặng nhất đến Lục quân trong số các quân chủng của Hoa Kỳ và phá kỷ lục số ca “tử vong do quá liều” vào năm 2021, theo dữ liệu tờ The Washington Post có được thông qua Đạo luật Tự do Thông tin.

Quy mô lạm dụng ma túy tăng trong Lục quân đã khiến các nhà lập pháp cảnh báo, và cuối Tháng Năm, Quốc hội đã đưa ra dự luật buộc Ngũ Giác Đài phải công khai dữ liệu về số người chết vì quá liều mỗi năm, cũng như cải thiện việc chăm sóc, điều trị các quân nhân bị nghiện. Luật đề xuất được đưa ra khi các chuyên gia than phiền nạn sử dụng fentanyl quá liều trong các quân nhân đang tại ngũ từ hai năm trở lại đây đang tăng nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều gia đình cho rằng các biện pháp phòng ngừa, gồm xét nghiệm nước tiểu và phục hồi chức năng không đạt kết quả như mong muốn. Thượng nghị sĩ Edward J. Markey (Dân chủ-Massachusetts) và năm nhà lập pháp khác giới thiệu dự luật đã chỉ rõ: Số ca tử vong do dùng thuốc quá liều ngày càng tăng tại Fort Liberty, North Carolina và một số nơi đóng quân khác của Lục quân.

Họ cảnh báo “hàng trăm quân nhân đã thiệt mạng vì dùng fentanyl quá liều và hàng ngàn người khác bị nghiện”. Dân biểu Seth Moulton (Dân chủ-Massachusetts), một cựu chiến binh ký vào dự luật, gọi việc sử dụng thuốc quá liều trong Lục quân là “sự thất bại về thể chế và là mối đe dọa đối với quốc phòng”. Việc thiếu dữ liệu ngộ độc thuốc phiện trở nên rõ ràng hơn từ ngày xuất hiện fentanyl, một loại thuốc phiện dễ pha trộn với các loại thuốc khác hoặc ngụy trang dưới dạng thuốc kê đơn.

Lục quân đã mất 127 binh sĩ vì fentanyl từ 2015-2022, nhiều hơn gấp đôi số quân nhân thiệt mạng trong trận chiến ở Afghanistan trong cùng thời kỳ. Năm 2021, năm fentanyl gây nguy hiểm nhất của Lục quân, có nhất 27 binh sĩ chết vì “chất độc” này. Theo một phân tích của The Post về dữ liệu tử vong, đại đa số (98%) những người chết vì ma túy là quân nhân nhập ngũ, không phải sĩ quan. Hầu hết người chết vì fentanyl đều là nam thanh niên da trắng trẻ tuổi, 16 da đen và 17 gốc Mỹ Latin. Độ tuổi trung bình của 127 nạn nhân tử vong không qua 26 tuổi.

Những cái chết bởi fentanyl trong Lục quân Hoa Kỳ ngày càng nhiều đang gióng lên hồi chuông cảnh báo (ảnh: Celal Gunes/Anadolu Agency via Getty Images)

Phản ứng của Ngũ Giác Đài

Tháng Hai, 2023, khi được các thượng nghị sĩ hỏi về số liệu thống kê quá liều fentanyl, các quan chức Ngũ Giác Đài đưa ra con số chỉ bằng phân nửa con số trong các tài liệu mà The Post có được. Khi được hỏi về sự khác biệt, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài Jade Fulce đổ lỗi cho… kế toán! Tổng cộng, Ngũ Giác Đài thông báo với các nhà lập pháp, từ 2017-2021, chết vì fentanyl chiếm hơn một nửa trong 332 quân nhân chết vì ma túy.

Ngoài ra có hơn 15,000 binh sĩ được phát hiện ngộ độc vì dùng quá liều nhưng sống sót. Ngoài thiệt hại con người, các chuyên gia nhấn mạnh: “Lạm dụng ma túy trong quân đội có thể làm suy yếu khả năng sẵn sàng chiến đấu và sự hợp tác trong đơn vị”. Ngũ Giác Đài cũng thừa nhận nạn lạm dụng ma túy là vấn đề lớn đối với quân đội và Lục quân cho biết đang tập trung giải quyết. “Chăm sóc binh lính, gồm cả việc chống lạm dụng thuốc kê đơn hoặc thuốc bất hợp pháp luôn là ưu tiên hàng đầu của Lục quân. Một lần dùng thuốc quá liều đã là quá nhiều!” – phát ngôn viên quân đội Heather Hagan trả lời câu hỏi của The Post.

Một số gia đình nói với The Post họ tin người thân của họ không sử dụng ma túy trước khi nhập ngũ. Đối với nhiều gia đình, chết vì ma túy đặc biệt đau đớn vì họ tin quân đội sẽ huấn luyện con cái họ cho một tương lai tươi sáng.

Bà Carole DeNola có con trai Ari McGuire chết vì dùng quá liều fentanyl vào năm 2019 đã thúc giục ban lãnh đạo Lục quân hãy can thiệp sớm hơn khi phát hiện một binh sĩ có vấn đề về ma tuý. Một cuộc điều tra về cái chết của con trai bà cho biết các chỉ huy lẽ ra phải có biện pháp khẩn cấp hơn khi nạn nhân thú nhận mình bị nghiện. DeNola đối chiếu sự thiếu chăm sóc phòng ngừa với sự chu đáo của tổ chức phi lợi nhuận USO khi họ hướng dẫn bà và chồng vượt qua những khó khăn sau cái chết của con trai, từ việc sắp xếp chuyến bay đến chôn cất. “Tại sao sự quan tâm đó không được lan sang việc nghiên cứu phòng ngừa và điều trị?” – bà hỏi.

Theo lập luận của Bộ Quốc phòng, tỷ lệ tử vong trên 100,000 quân nhân vì bất kỳ loại thuốc quá liều nào vẫn thấp hơn tỷ lệ đối với dân thường. Tuy nhiên, tại một số điểm nóng, như tiểu bang North Carolina và Washington, tỷ lệ này gần giống nhau. Texas, nơi có khoảng 17% quân nhân nhập ngũ, có tỷ lệ binh sĩ tử vong cao hơn dân số nói chung. Bất chấp số người Mỹ tử vong kỷ lục vì fentanyl, các quan chức liên bang vẫn phản ứng chậm chạp và gần như không thể ngăn chặn dòng chảy của fentanyl. Khi hoạt động buôn bán fentanyl bùng nổ, chương trình hợp tác chống ma túy với Mexico bị thách thức nghiêm trọng. Tại tiểu bang Utah, các đặc vụ của Cơ quan bài trừ ma tuý (DEA) biết rõ các băng đảng Mexico đã xâm nhập sâu vào trung tâm nước Mỹ như thế nào nhưng “lực bất tòng tâm” vì thiếu sự hợp tác!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: