Khi lạm phát làm xói mòn tiền tiết kiệm, nhiều Gen Z vẫn không cưỡng nổi “máu mua sắm” và quên rằng khó có thể vượt qua cơn bão kinh tế.
Sau khi giảm trong vài năm, nợ thẻ tín dụng ở Mỹ tăng $38 tỉ từ Tháng Bảy đến Tháng Chín vừa qua, theo Fed New York. Mức tăng 15% so với năm trước là lớn nhất trong hơn 20 năm. Theo Insider.
Hiện tại, nợ thẻ tín dụng vẫn ở dưới mức trước đại dịch và ở một mức độ nào đó, dự kiến sẽ có sự gia tăng khi người tiêu dùng thoát khỏi tình trạng phong tỏa của cái thời căng thẳng đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Fed New York viết trong một bài đăng trên blog trong Tháng Mười Một, là “liệu những người đi vay nợ này có thể tiếp tục thanh toán bằng thẻ tín dụng của họ hay không.” Đặc biệt, các dấu hiệu cho thấy Gen Z đang bắt đầu cảm thấy khó khăn, bức bách.
Mặc dù các khoản nợ quá hạn nói chung vẫn ở dưới mức trước đại dịch, nhưng tỷ lệ thanh toán bằng thẻ tín dụng quá hạn từ 90 ngày trở lên đã tăng lên 3.7% trong quý thứ ba, so với mức 3.2% của năm trước. Và dù tất cả các nhóm tuổi đều thấy số lần chậm thanh toán tăng lên, nhưng mức tăng lớn nhất ở độ tuổi từ 18 đến 29 tuổi, những người có tỷ lệ nợ quá hạn trên 90 ngày tăng lên hơn 6%, mặc dù vẫn thấp hơn khoảng 9% trước khi đại dịch xảy ra.
Đó không chỉ là khoản nợ thẻ tín dụng mà những người vay trẻ tuổi đang phải vật lộn để thanh toán. Số dư cho các khoản vay mua xe hơi tăng, cũng đồng thời với tỷ lệ nợ quá hạn tăng đột biến. Gen Z có thể đang cạn kiệt tiền và gánh thêm nhiều khoản nợ vào thời điểm tồi tệ nhất khi suy thoái kinh tế bùng phát khiến chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng cao hơn kỳ vọng vào Tháng Chín. Nhiều tập đoàn báo cáo kết quả khả quan trong những tuần gần đây, nhưng ngay cả những công ty hoạt động tốt cũng đưa ra cảnh báo về mức độ lạm phát đang đè nặng lên khách hàng của họ.
Trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, các hộ gia đình tích lũy được khoảng $2.5 nghìn tỉ, cao hơn số tiền tiết kiệm được nếu không có đại dịch, vì chẳng ai có cơ hội tiêu tiền lúc “ngoại bất xuất, nội bất nhập”. Tỉ lệ tiết kiệm cá nhân tăng lên mức cao nhất được ghi nhận khi đại dịch xảy ra. Tuy nhiên, trong nhiều tháng trở lại đây, lạm phát đang khiến người Mỹ chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn, và kết quả là tỉ lệ tiết kiệm gần ở mức thấp nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Khoản tiết kiệm vượt mức $2.5 nghìn tỉ giảm xuống khoảng từ $1.2 nghìn đến $1.8 nghìn tỉ vào Quý 3 năm nay. Các nhà kinh tế ước tính, tất cả sẽ biến mất trong vòng chưa đầy một năm nữa.
Khi lạm phát xảy ra, nhiều người Mỹ trẻ tuổi rơi vào tồi tệ, và nếu nền kinh tế ngày càng tệ, giới trẻ có thể mất bay khoản tiền tiết kiệm. Họ nằm trong số những cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi suy thoái kinh tế. Nhà kinh tế Geoffrey Paul của Cục Thống kê Lao động viết trong một bài đăng trên blog hồi năm 2019: “Đối với những người trẻ tuổi, suy thoái kinh tế có thể gây ra những hậu quả lâu dài hơn nhiều.”
Mặc dù hiện nay, nạn sa thải nhân công chủ yếu tập trung trong ngành công nghệ, nhưng hơn một triệu người Mỹ có thể mất việc làm vào năm tới, dựa trên dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Cục Dự trữ Liên bang. Nếu điều này xảy ra, có lý do để tin rằng những người Mỹ trẻ tuổi sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt. Chẳng hạn, vào năm 2020, tỉ lệ thất nghiệp của Gen Z tăng từ 8.0% vào Tháng Hai năm 2020 lên 26.9% vào Tháng Tư, trong khi tỉ lệ thất nghiệp của Gen Y tăng từ 4.0% lên 14.3%. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp của Gen X chỉ tăng từ 2.9% lên 11.7% trong cùng kỳ, trong khi Boomers (người từ 68-76 tuổi) tăng từ 2.6% lên 12.5%.
Và khi người trẻ vẫn thất nghiệp dài dài hoặc họ buộc phải làm những công việc được trả lương thấp hơn để kiếm thu nhập, điều này có thể gây ra những hậu quả tài chính lâu dài.