Phía sau bức màn của trò vui TikTok từ Trung Quốc

Đầu năm 2023, Giám đốc FBI Chris Wray đã cảnh báo rằng TikTok được kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc trong mục đích có thể “sử dụng nó cho các hoạt động gây ảnh hưởng”. Câu hỏi đặt ra là “hoạt động gây ảnh hưởng” đó là gì? Nhưng nhìn chung là có vẻ như TikTok đang tạo ra một lớp thanh niên phương Tây thụ động nghiện nội dung, và trở thành khờ dại?

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhận thức được ảnh hưởng xấu của TikTok đối với trẻ em của nước này. Thế là họ cấm trẻ em Trung Quốc truy cập ứng dụng này. Nhà đạo đức học công nghệ người Mỹ Tristan Harris đã chỉ ra rằng phiên bản tiếng Trung của TikTok, Douyin, là một phiên bản đơn giản, trong đó trẻ em không nhìn thấy những trò cố gây ấn tượng như những kẻ liếm bồn cầu mà là những thí nghiệm khoa học và video giáo dục. Hơn nữa, trẻ em chỉ có thể truy cập Douyin trong 40 phút mỗi ngày, và không thể truy cập trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng.

Có phải ĐCSTQ đã thực thi các quy tắc như vậy để bảo vệ người dân của mình khỏi những gì nó có chủ định gây ra cho phương Tây? Khi một người xem xét các học thuyết triết học đằng sau các quy tắc, rõ ràng là ĐCSTQ không chỉ tin rằng các ứng dụng như TikTok khiến mọi người trở nên ngớ ngẩn, mà còn tin rằng chúng sẽ phá hủy các nền văn minh.

Trung Quốc đã không ưa chủ nghĩa tư bản tự do của phương Tây từ những năm 1800, khi sự cởi mở ban đầu của đất nước đã dẫn đến việc tràn ngập thuốc phiện từ phương Tây vào Trung Quốc. Đại dịch nghiện ngập, kết hợp với các cuộc Chiến tranh Nha phiến sau đó, đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Nhà Thanh và dẫn đến nỗi căm gan Bách niên Quốc sỉ, trong đó Trung Quốc phải chịu những điều khoản khắc nghiệt và bất bình đẳng của Anh và Mỹ.

Mao được cho là người cuối cùng đã dẹp tan nạn dịch thuốc phiện, và kể từ đó, nhiều người ở Trung Quốc có quan điểm cho rằng chủ nghĩa tự do phương Tây dẫn đến sự suy đồi và chủ nghĩa độc tài là phương thuốc trị được. Nhưng một người đàn ông đã làm hơn bất cứ ai để biến luận điểm này thành chính sách.

Wang Huning (Vương Hỗ Ninh), và mặc dù không nổi tiếng bên ngoài Trung Quốc, nhưng ông ta lại là nhà lý luận tư tưởng hàng đầu của Trung Quốc trong ba thập kỷ, và hiện ông ấy là thành viên số 4 của Ủy ban Thường vụ gồm bảy người—cơ quan quyền lực nhất của Trung Quốc. Ông đã cố vấn cho các cựu lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, và giờ đây ông làm cố vấn cho Tập Cận Bình, là người soạn thảo nhiều chính sách của ông. Ở Trung Quốc, ông được gọi là ‘guoshi’ (国师: có nghĩa là ‘quốc sư’).

Vào Tháng Tám năm 1988, Wang nhận lời mời sang Mỹ sống sáu tháng và đi từ tiểu bang này sang tiểu bang khác để ghi nhận cách xã hội Mỹ vận hành, xem xét điểm mạnh và điểm yếu của nó. Ông đã ghi lại những phát hiện của mình trong cuốn sách năm 1991, America Against America, cuốn sách đã trở thành một văn bản quan trọng của ĐCSTQ để hiểu về Hoa Kỳ. Wang là người đặt ra câu hỏi “Vậy việc thúc đẩy các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa ảnh hưởng như thế nào đến cách tiếp cận của ĐCSTQ đối với mạng xã hội?”

Người tạo ra TikTok và Giám đốc điều hành của Bytedance, Zhang Yiming, ban đầu dự định nội dung trên TikTok và phiên bản tiếng Trung của nó, Douyin, hoàn toàn được xác định bởi mức độ phổ biến. Do đó, Douyin bắt đầu giống như TikTok bây giờ, với nội dung chủ yếu là thanh thiếu niên ca hát và nhảy múa.

Vào Tháng Tư năm 2018, ĐCSTQ bắt đầu hành động chống lại Zhang. Cơ quan giám sát truyền thông của nó, Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia, đã ra lệnh xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng Trung Quốc đối với ứng dụng phổ biến nhất lúc bấy giờ của Bytedance, Toutiao, và công cụ tổng hợp tin tức AI  là Neihan Duanzi, với lý do nền tảng này  chứa nội dung “không phù hợp”. Zhang sau đó đã lên phương tiện truyền thông xã hội để đưa ra lời xin lỗi công khai, nói rõ: ‘Sản phẩm của chúng tôi đã đi sai đường và nội dung xuất hiện không tương xứng với các giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghĩa.’

Ngay sau đó, Bytedance tuyên bố sẽ tuyển dụng thêm hàng nghìn người để kiểm duyệt nội dung và theo CNN, trong quảng cáo việc làm tiếp theo, họ tuyên bố ưu tiên các thành viên ĐCSTQ có quan điểm “nhạy cảm chính trị mạnh mẽ”.

Ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với Bytedance tăng lên kể từ đó. Năm ngoái, Đảng đã mua được “cổ phần vàng” trong chi nhánh Bắc Kinh của Bytedance, và một trong những quan chức của Đảng, Wu Shugang (Lạc Thụ Cương), đã giành một trong ba ghế trong hội đồng quản trị của công ty.

Sự xâm nhập của ĐCSTQ vào các hoạt động của Bytedance là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Tập Cận Bình, được gọi là “Chuyển đổi sâu sắc”, tìm cách dọn sạch không gian cho việc thiết lập các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi bằng cách loại bỏ nội dung trực tuyến “suy đồi” ở Trung Quốc. Vào Tháng Tám năm 2021, một tuyên bố xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi chấm dứt “chuyện giải trí” kiểu TikTok vì sợ rằng “giới trẻ của chúng ta sẽ mất đi sự mạnh mẽ và nam tính và chúng ta sẽ sụp đổ”.

Sau tuyên bố đó, đã có những cuộc đàn áp đối với thời trang “đàn ông đẹp”, “ma túy kỹ thuật số” như trò chơi trực tuyến và “sự tôn thờ thần tượng độc hại”. Do đó, nhiều người có ảnh hưởng trực tuyến đã bị tước bỏ ảnh hưởng của họ, với một số người, chẳng hạn như ngôi sao điện ảnh Triệu Vy, đã bị xóa toàn bộ sự hiện diện của cô khỏi các trang web Trung Quốc.

Đối với Tập Cận Bình và ĐCSTQ, việc loại bỏ nội dung kiểu TikTok “suy đồi” khỏi Trung Quốc là vấn đề sống còn, bởi vì nội dung như vậy được coi là điềm báo của chủ nghĩa hư vô, sự biến con người trở lại thành tự do hoang dã, một triệu chứng của căn bệnh nan y của phương Tây cần phải được loại bỏ, ngăn không cho di căn sang Trung Quốc.

Chưa hết, trong khi đàn áp nội dung này trong nước, Trung Quốc vẫn tiếp tục cho phép xuất khẩu ra quốc tế như một phần của “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” (数字丝绸之路) của Tập Cận Bình. TikTok được biết là phải kiểm duyệt nội dung nào mà Bắc Kinh không hài lòng, chẳng hạn như đề cập đến Pháp Luân Công hoặc Quảng trường Thiên An Môn, nhưng ở các khu vực sử dụng tại phương Tây, lại có đủ trên ứng dụng để vẽ một xã hội công bằng tại Trung Quốc.

Vì Wang và chính quyền Trung Quốc tin rằng phương Tây quá suy đồi nên sẽ sụp đổ, nên điều cần làm là chọn đi theo con đường vô vi (無為) của Đạo giáo, nghĩa là ngồi lại và để yên cho những ham muốn của phương Tây đưa nó đến vực thẳm của chính nó. Nhưng có một cách thúc đẩy nhanh hơn, độc ác hơn và hiệu quả hơn, là để “chúng nó tự nghiện ngập và trống rỗng đầu óc với chính thứ chúng nó ham muốn”.

Hai thiếu nữ châu Âu khoe trên Tiktok trò thách thức mới của họ.

TikTok không hành động gián tiếp, ĐCSTQ cũng được biết là đã dùng nó để tham gia trực tiếp hơn, chẳng hạn, trong cuộc bạo loạn chủng tộc ở Hoa Kỳ năm 2020, Trung Quốc đã sử dụng TikTok và các nền tảng truyền thông xã hội của phương Tây để tăng tốc căng thẳng chủng tộc ở Hoa Kỳ.

Nhưng việc sử dụng TikTok như một chất tăng tốc là một quy mô hoàn toàn mới của tầm nhìn Trung Quốc về thuyết tận thế của nước Mỹ. Trong thế kỷ qua, thị trường đã đưa con người đến với các hình thức giải trí ngắn hơn bao giờ hết, từ điện ảnh vào đầu những năm 1900, đến TV giữa thế kỷ, đến các video YouTube dài vài phút, đến các clip TikTok dài vài giây. Với TikTok, độ trễ giữa mong muốn và sự hài lòng gần như ngay lập tức; không còn phải kiên nhẫn hay nỗ lực cần thiết để đạt được phần thưởng, vì vậy khả năng tinh thần của chúng ta rơi vào tình trạng trì trệ, ỷ lại và hư hỏng.

Và đây là lý do tại sao TikTok có thể chứng minh một vũ khí địa chính trị tàn khốc như vậy. Dần dần nhưng đều đặn, nó có thể biến giới trẻ phương Tây – tương lai của nó – thành những kẻ nghiện ngập tinh thần, thường xuyên bị phân tâm, không được trang bị đầy đủ và yếu ớt để duy trì nền văn minh do tổ tiên của họ xây dựng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: