“Vũ khí bắn năng lượng” – đồ chơi mới của quân đội Mỹ

Trung Quốc và Nga đang phát triển nhiều loại vũ khí không gian, kể cả vệ tinh sát thủ – Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cảnh báo tại một cuộc họp năm 2020 ở Lầu năm góc – Trong không gian, Moscow và Bắc Kinh đang tìm cách biến một môi trường hoà bình thành chiến trường với tham vọng chiếm ưu thế. Họ vũ khí hoá không gian bằng các vệ tinh sát thủ, vũ khí bắn năng lượng trực tiếp và nhiều hơn nữa trong một nỗ lực để khống chế các hệ thống của chúng ta và chiếm lợi thế quân sự”.

Các “vệ tinh sát thủ” là vệ tinh có khả năng diệt và phá huỷ vệ tinh của đối phương. Còn các “vũ khí bắn năng lượng” (Directed energy weapon-DEW) sẽ bắn hoá chất chuyển đổi được hay năng lượng điện vào mục tiêu để gây thiệt hại phần cứng. “Vũ khí bắn năng lượng không phải là phát minh mới mà từng được quân đội Mỹ sử dụng, kể cả các hệ thống laser năng lượng cao rất hữu hiệu để chống lại những cuộc tấn công hàng loạt. Tuy nhiên, người ta thường nghĩ về vũ khí bắn năng lượng như những cỗ máy bắn tia laser kích cỡ lớn.

Điều này đúng trong nhiều thập niên qua nhưng nay người ta cũng có những hệ thống vi sóng năng lượng cao (high power microwave) rất hữu hiệu được gọi là sát thủ điện tử (electronics killer) – tiến sĩ Michael D. Griffin, người phụ trách nghiên cứu và kỹ thuật của Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định vào năm 2018 – Kiểu tấn công huỷ diệt hàng loạt bằng vũ khí năng lượng là một trong những đe doạ nước Mỹ sẽ gặp trong tương là gần. Chúng cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Theo các nhà quan sát quốc phòng, vũ khí bắn năng lượng sẽ sớm đóng vai trò quyết định thắng bại trên chiến trường. Ý tưởng về tia năng lượng chết người bắn đi đã được quan tâm từ năm 1935. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã sớm gác sang một bên sau khi tính toán thấy phải cần một năng lượng rất lớn bắn đi bởi một khẩu súng khổng lồ mới diệt được mục tiêu. Vì vậy, họ rẽ nghiên cứu sang hướng radar, một công cụ điện từ khác.

Phải chờ đến 80 năm sau đó, công nghệ giúp tạo ra loại vũ khí bắn năng lượng mới đủ chín đề đưa nó vào tên lửa và trọng pháo. Quân đội Mỹ đã phát triển một số DEW từ thập niên 1960 nhưng chỉ mới đây công nghệ chế tạo vũ khí bắn năng lượng trong “Sáng kiến Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars) của cố Tổng thống Ronald Reagan mới gần trở thành thực tế. Sáng kiến Star Wars đã giúp phát triển công nghệ đánh chặn và tạo ra tên lửa đánh chặn AEGIS BM. Từ 1935, súng bắn tia giết người đã trải qua nhiều thế hệ. Nay, con người không còn là mục tiêu ưu tiên mà mục tiêu là các loại vũ khí khác nhau.

Tháng Năm 2020, một vũ khí bắn tia laser đặt trên một tàu chiến Mỹ đã bắn hạ được một máy bay không người lái trong cuộc thử nghiệm trên Thái Bình Dương. Đột phá của công nghệ mới không chỉ là bắn một lượng năng lượng khổng lồ vào mục tiêu bay với tốc độ 500 dặm/giờ cách đó hàng ngàn dặm mà còn bắn chính xác với sai số tính bằng… vài centimet và bắn trúng trong khoảng năm giây! Một loại DEW khác được dùng là “bức xạ vi sóng” (microwave radiation) giống như “bom xung động mini” (mini pulse bomb) để làm tê liệt các thành phần điện tử của mục tiêu mà không gây thiệt hại phần cứng, khác với tia laser.

“Vũ khí laser gần như đã hoàn thiện tại Bộ quốc phòng Mỹ với sự tham gia của nhiều công ty – tiến sĩ Bryan Clark, nhà phân tích công nghệ cao cấp tại Viện Hudson nói – Hải quân đã được trang bị súng laser trên một số tàu chiến. Súng laser công suốt 60 kilowatt được thiết kế để bắn hạ các thiết bị bay không người lái và cả rocket. Nhưng nó không thể bắn hạ tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo mà cần súng laser mạnh hơn”. Vì vậy, từ đầu năm 2020, Hải quân Mỹ đã có kế hoạch gắn súng laser 150-300 kilowatt trên thế hệ tàu DDG-51 Destroyer mới nhất. Khi súng được trang bị cho tất cả các con tàu này, chúng sẽ có một đơn vị hậu cần mới, có cơ sở hạ tầng hỗ trợ phía sau và một chương trình đào tạo mới cho đội ngũ vận hành.

“Súng laser 300 kilowatt là đủ sức chống lại tên lửa hành trình, tuỳ vào loại tên lửa và tốc độ của nó” – Clark nói. Chống tên lửa là ưu tiên của quân đội Mỹ trong cuộc đối đầu với kho tên lửa khổng lồ của Nga-Trung Quốc tích lũy trong 10 năm qua, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia muốn làm mất thế thượng phong của các tàu sân bay và máy bay Mỹ đang hoạt động tại Thái Bình Dương. Một vũ khí có thể bắn hạ tên lửa khác là “railgun”, dùng năng lượng điện từ thay cho thuốc nổ để bắn đạn pháo đi. Ngũ Giác Đài dùng đạn siêu âm cho railgun thay vì đạn pháo thông thường. Nhưng Clark cảnh báo: “Railgun không thể làm thay đổi cục diện chiến trường như kỳ vọng. Nó xuống cấp nhanh. Dù có tốc độ bắn giống trọng pháo nhưng tốn kém hơn. Lợi thế duy nhất là đạn ra khỏi nòng súng nhanh hơn và có thể trúng nhiều mục tiêu khác nhau”.

Vì vậy, nói đến phòng thủ tên lửa, DEW có tiềm năng hơn railgun. Tuy nhiên, nó vẫn còn một số hạn chế. DEW cho quân đội có thêm chọn lựa nhưng sẽ không giúp chiếm ưu thế tuyệt đối trong các cuộc chiến tương lai so với các hệ thống phòng thủ tự động. DEW chỉ thay thể tên lửa đất đối không hay các vũ khí dạng súng. Dĩ nhiên, nó có ưu thế là không lo hết đạn. Khác với đạn pháo hay tên lửa có thể vận hành theo đường cong của Trái đất, laser chỉ bắn được vào những gì nó nhìn thấy, trừ laser gắn vào máy bay bay trên cao hoặc gắn vào vệ tinh. Lúc đó, trở ngại “không nhìn thấy” đã được “hoá giải”.

Đến đây, một bài toán đặt ra là làm sao nạp năng lượng khi đưa súng lên không gian, cụ thể là gắn vào vệ tinh? Hệ thống phát điện của vệ tinh được thiết kế để cung cấp mức điện thế (voltage) thấp và dòng điện thấp trong một thời gian rất dài nên không thể tích lũy lượng điện đủ lớn trong thời gian ngắn để súng laser hoạt động. Đây là một trong những trở ngại mà Sáng kiến Star Wars phải hoá giải. Brent Sadler, nhà phân tích quốc phòng tại Hội Heritage đồng ý DEW không phải “thuốc trị bách bệnh” trong những cuộc xung đột qui mô lớn. “Súng truyền thống và railgun vẫn cần nếu chiến trường đòi hỏi những vũ khí dự phòng khi DEW không có đủ”.

Tuy nhiên, trên tổng thể, Salder tin rằng “Bước tiến của DEW là quan trọng và ảnh hưởng đến việc thiết kế các tàu chiến tương lai”. “DEW có những đòi hỏi về năng lượng rất khác nên các tàu chiến tương lai phải điều chỉnh cả thiết kế lẫn chế độ bảo trì” –  ông nói. Ngoài súng laser, DEW còn có “Vũ khí bắn vi sóng” (Microwave Emitter-ME). Khác với súng laser huỷ diệt phần cứng, ME chỉ làm “choáng” mục tiêu hay “làm khô” các bảng mạch điện tử bên trong máy tính hay trong hệ thống điều khiển. Tên lửa hành trình sẽ bị vô hiệu khi bộ não điện tử của nó bị hỏng và nó sẽ rơi xuống thay vì đến mục tiêu.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: