Đi tìm ‘hạnh phúc’ tại Việt Nam

Kayla Ng

LTS: Mạng xã hội Việt Nam lại có chuyện để bàn. Số là mới đây, vị giáo sư Phan Văn Trường của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhân buổi phỏng vấn cho cuốn sách mới ra của ông ta, đã có bài nói chuyện chê bai văn minh Mỹ, nhưng lại giới thiệu một kiểu sống lạc hậu ở Việt Nam như một tiêu chuẩn, và hạnh phúc với nó.

Cũng có người lên tiếng bênh vực “nhè nhẹ” vị giáo sư nhà nước này, nhưng cũng có những người chỉ trích không ngớt. Bài viết dưới đây là một cách đánh giá về quan điểm hạnh phúc của giới trí thức cộng sản.

Các xứ sở văn minh và tiến bộ thì chính quyền luôn cố gắng làm sao cho người dân được hạnh phúc.

Dĩ nhiên, chẳng có xã hội nào được cho là tuyệt đối hoàn thiện, và khái niệm hạnh phúc vẫn là mục tiêu đạt đến của mọi xã hội văn minh. Lịch sử nhân loại là minh chứng cho sự phát triển vượt bật về mọi lĩnh vực, và những tiêu chí về hạnh phúc cũng được thay đổi và cải thiện theo thời đại.

Ông Phan Văn Trường là dân Tây học, có chức vụ trong các công ty Pháp nhưng đối với xã hội Pháp, ông chỉ là một công dân như bao công dân khác. Chẳng ai biết đến ông, ngoại trừ trong lĩnh vực chuyên môn hay giới du học tại Pháp thời Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng khi về Việt Nam thì ông được chính phủ tâng bốc, thổi phồng khả năng, in sách và phỏng vấn. Ở Việt Nam, ông có danh tiếng và được tung hô nhiều hơn so với Pháp. Có lẽ vì vậy, ông trở nên quá đỗi tự tin, trở nên ngạo mạn và ngụy biện khi nói về sự chọn lựa giữa văn minh – qua hình ảnh cái tủ lạnh – và hạnh phúc.

Đó cũng là “vấn đề” của nhiều người “trí thức” được đào tạo bài bản tại phương Tây, nhưng một khi được người cộng sản “đánh tiếng” mời về cộng tác thì họ đã tự đánh mất tất cả, từ lòng tự trọng đến tri thức, để trở thành cái loa tuyên truyền cho chính quyền!

Người viết biết một ông đã lớn tuổi, dân du học tại Thụy Sĩ, làm về ngân hàng. Sứ quán đánh tiếng, mời ông về Sài Gòn, rồi Đại học Kinh tế cũng mời ông giảng dạy. Mỗi năm lại về, xe hơi nhà nước đưa đón, có danh tiếng nhưng vài năm sau, họ không sử dụng nữa, không còn dạy đại học nữa, cũng không còn xe hơi đưa rước nữa! Thậm chí, họ còn “khéo léo” cho vợ ông ta biết chuyện tình cảm của ông bên này!

Những câu chuyện như thế, có rất nhiều tại các “xứ văn minh”, khi các thành phần được tự cho là trí thức, đi tìm “hạnh phúc” tại Việt Nam.

Thế đấy, “bóc chanh, bỏ vỏ” đôi khi cũng đáng cho những người như vậy!

Ông Phan Văn Trường có trang Wikipedia bằng tiếng…Việt! Ông ta được cho là giáo sư, nhưng không phải là giáo sư của chính phủ Pháp. Không phải cứ được mời dạy vài cours là thành giáo sư!

Ông ấy được mời dạy ở Đại học Kiến trúc Hồ Chí Minh. Giáo sư là ở trường này thôi! Có quá ít các thông tin hay publication chuyên môn của ông ta bằng tiếng Pháp. Các tin duy nhất bằng tiếng Pháp là do báo chí trong nước viết.

Không cần bàn nhiều về các chi tiết được Tổng thống Pháp phong Hiệp sĩ và từng là Cố vấn thương mại cho Chính phủ Pháp vì tất cả chỉ là ngoại giao giữa hai quốc gia Pháp và Việt Nam.

Wikipedia viết bằng tiếng Việt chưa hẳn khách quan và nhiều chỗ vẫn còn “cẩn trích nguồn”! Đọc Wikipedia cũng cần có sự hiểu biết để nhận định mức độ chính xác của thông tin, nhất là khi được viết bằng tiếng Việt.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: