Bằng cách kiểm soát truyền thông trong nước, VinFast cho người dân Việt Nam thấy công ty này vẫn đang phát triển, như đang giao nhiều xe hơn Lucid, Nikola và nhiều nhà sản xuất xe điện cũng niêm yết theo cách thức SPAC khác. Các con số tỷ suất lợi nhuận gộp của hãng đang dần được cải thiện và cổ phiếu của hãng trông có vẻ không đắt, giao dịch ở mức gấp 4 lần doanh thu năm ngoái. Do đó, những người lạc quan có thể tin rằng tất cả những thất bại này chỉ đơn giản là những cơn đau ngày càng tăng mà VinFast cuối cùng cũng có thể vượt qua.
Nhưng chuyên gia của Motley Fool không lạc quan như vậy. Họ đơn giản là không thể tin tưởng một công ty đã bỏ lỡ dự báo giao hàng của chính mình, bán phần lớn xe cho công ty liên kết của mình và phải đối mặt với rất nhiều thách thức pháp lý và quy định tại thị trường mục tiêu lớn nhất của mình.
Vì thế, lời khuyên của chuyên gia đến từ hãng tin tài chính danh tiếng này là tránh xa cổ phiếu của VinFast cho đến khi nào họ chứng minh được rằng có thể giải quyết những vấn đề cấp bách này và mở rộng quy mô kinh doanh.
Doanh thu tăng gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái thực tế bị thổi phồng
Như trong báo cáo của Motley Fool có nói đến con số doanh thu quý 1 năm 2024 tăng hơn gấp 4 lần doanh thu năm ngoái cũng là một tỷ lệ được thổi phồng. Vì quý 1 năm 2023 hãng VinFast mới bắt đầu chuyển đổi sản xuất từ xe xăng sang xe điện và mới bán được 1,689 ô tô điện thời điểm ấy.
Trong khi thông tin doanh số giảm 28% so với quý 4 năm 2023, lại bị báo chí truyền thông Việt Nam ém nhẹm dù được báo chí tài chính quốc tế lưu ý. Nên nhớ, thị trường xe hơi không phải là một thị trường mùa vụ nên việc giảm doanh số so với quý liền trước là một điều đáng lo ngại.
Doanh số xe điện trong quý 1 năm 2024 là 9,689 với 56% được ghi nhận đến từ GSM, do đó doanh số thực tế là chỉ là 4,263. Đáng lưu ý, trong báo cáo quý 1 năm 2024 của tập đoàn Vingroup, doanh thu VinFast đã bán hàng cho GSM lên tới 5,400 tỷ đồng. Trong đó, các khoản đã thu là 2,200 tỷ và phải thu là 3,200 tỷ đồng. Như vậy, tỷ trọng doanh thu của VinFast đến từ việc bán xe cho GSM lên tới 74%.
VinFast cũng công bố mục tiêu năm 2024 là bán ra 100.000 chiếc. Như vậy với kết quả gần 10.000 chiếc như quý 1, hãng xe này cần phải bán hơn 90.000 chiếc trong 3 quý còn lại. Trong khi đó, năm 2023 là năm VinFast nhiều xe nhất cũng chỉ đạt được hơn 34.800 chiếc. Kể cả khi trong trường hợp hơn 27 nghìn chiếc VF3 đơn đặt hàng được giao hết trong năm 2024 cũng khó lòng giúp hãng xe của ông Phạm Nhật Vượng hoàn thành mục tiêu này.
Đó còn chưa kể, con số mục tiêu 100.000 xe này nếu không đạt thì đấy sẽ tiếp tục là một bằng chứng cơ sở gây bất lợi cho ba vụ kiện chứng khoán mà VinFast đang phải tiếp nhận. Hiện nay VinFast đang bị 3 vụ kiện tập thế về tuyên bố gây nhầm lẫn (misleading statements) bởi bốn công ty luật là Pomerantz, Robbins Geller Rudman & Dowd LLP cùng với vụ thứ ba do The Rosen Law Firm, P.A. ở New York và Schall Law Firm ở Los Angeles đồng thụ lý.
Cả ba nhóm nguyên đơn đều tố cáo VinFast đã thổi phồng sức mạnh của mô hình kinh doanh và năng lực hoạt động của mình, cũng như kinh doanh hậu sáp nhập và các viễn cảnh tài chính nên thiếu nguồn vốn để thực thi chiến lược tăng trưởng như kế hoạch. Dẫn tới hãng xe điện Việt Nam không thể thực hiện mục tiêu giao xe năm 2023. Đồng thời các tài liệu cung cấp và tuyên bố công khai của Vinfast trong suốt quá trình là sai lệch về nội dung hoặc gây hiểu sai.
Tình hình tài chính cũng đang ở mức báo động.
Biên lợi nhuận gộp quý 1 năm 2024 được ghi nhận giảm mạnh 7% xuống mức -49,8%, từ-43% trong quý 4/2023. Điều này có nghĩa là Vinfast đang lỗ trung bình 50% trên mỗi chiếc xe bán ra.
Lỗ ròng đạt $618,3 triệu, giảm nhẹ so với $650 triệu trong quý 4/2023. Sự giảm nhẹ này được VinFast giải thích chủ yếu do chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) giảm từ $119 triệu xuống $109 triệu và chi phí quản lý giảm từ $62 triệu xuống $56 triệu.
Tuy nhiên, chi phí bán hàng và phân phối lại tăng từ $61,8 triệu lên $82 triệu USD, đồng thời lỗ gộp giảm từ $178 triệu xuống $150 triệu. Vì vậy, về cơ bản, khoản lỗ ròng của VinFast trong quý này không có gì khác biệt đáng kể so với quý trước. Sự giảm nhẹ về mặt số liệu chủ yếu là do doanh số bán hàng thấp hơn, dẫn đến mức lỗ ghi nhận thấp hơn.
Bên cạnh đó, chi phí tài chính tăng mạnh lên $173 triệu, so với $148 triệu trong quý 4/2023.
Các khoản Nợ tiếp tục tăng chóng mặt.
Nợ ngắn hạn tăng lên $6,65 tỷ từ mức $5,8 tỷ vào cuối năm 2023, tương đương mức tăng $850 triệu. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do việc vay thêm $300 triệu từ ngân hàng lên $1,98 tỷ (từ $1,67 tỷ và $520 triệu từ các công ty liên kết như Vingroup, Vinhomes, VRE lên $2,37 tỷ, từ $1,85 tỷ).
Vinfast đã phải đi vay hơn $645 triệu từ các ngân hàng và Vingroup, trong đó $200 triệu được sử dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết bị.
Thêm một chi tiết thú vị, theo công ty chứng khoán Vietcap thì vào cuối quý 1/2024, sau khi Vincom Retail được công bố bán cổ phần thì Vincom Retail đã cho các bên liên quan vay 2.350 tỷ đồng, bao gồm 1.900 tỷ đồng cho VinFast vay và 450 tỷ đồng cho VinBus.
Thương vụ Vingroup bán cổ phần cho Vincom Retail cho cho nhóm 4 công ty có liên quan đến Nguyễn Hoài Nam và Techcombank được Vietcap ước tính có giá trị lên tới 39.000 tỷ đồng, tương đương hơn $1,5 tỷ. Tuy nhiên, do Vingroup đã không còn là công ty mẹ của Vincom Retail nữa nên về mặt kế toán, doanh thu hơn $1,5 tỷ từ thương vụ này sẽ được ghi vào doanh thu của Vingroup. Sau khi chuyển nhượng thì Vingroup vẫn nắm quyền kiểm soát và vận hành Vincom Retail nên có thể thấy rằng việc bán cổ phần này thực tế là một thương vụ Techcombank bơm tiền cho Vingroup và VinFast.
Nợ dài hạn của VinFast trong quý 1 năm 2024 cũng tăng lên $2,74 tỷ, so với $2,44 tỷ vào cuối năm 2023. Cho thấy cho dù các khoản nợ ngắn hạn phải trả năm 2024 đang tới hạn nhiều hơn đồng thời VinFast vẫn phải vay nhiều hơn để tiếp tục duy trì hoạt động.
Tổng cộng, nợ phải trả của Vinfast đã tăng thêm $1,15 tỷ trong quý 1, lên mức $9,397 tỷ, so với $8,24 tỷ vào cuối năm 2023. Đây là mức tăng nợ chóng mặt nhất trong lịch sử của Vinfast, trong khi lượng tiền mặt dự trữ lại giảm xuống chỉ còn $123 triệu, so với $163 triệu trong quý 4/2023.
Một điểm đáng lưu ý nữa, chủ tịch Vingroup vừa mới khẳng định sẽ đi đến cùng cho giấc mơ xe điện trong cuộc phỏng vấn trên Bloomberg, ngày 14 Tháng Sáu khi tuyên bố “Tôi sẽ đầu tư VinFast cho đến khi hết tiền.” Trang tin kinh tế nổi tiếng cũng đã ước tính giá trị khối tài sản của ông Vượng vào khoảng $5,3 tỷ. Nhưng tổng số nợ phải trả của VinFast phải trả đến quý 1 năm 2024 đã lên gần $9,4 tỷ, gần gấp đôi giá trị tài sản của ông Vượng. Như vậy về mặt kỹ thuật, thì ông Vượng đã thực sự hết tiền từ lâu mà phải đi vay ngân hàng để tiếp tục đốt tiền vào VinFast.
Tổng thâm hụt và nợ phải trả tính tới quý 1 năm 2024 là $6 tỷ, tăng hơn so với $5,48 tỷ vào cuối năm 2023.
Đáng lưu ý, tại Đại hội Cổ đông Vingroup năm 2023 diễn ra vào cuối Tháng Tư, 2024, ông Phạm Nhật Vượng đã tuyên bố Vingroup chưa từng chậm ngân hàng 1 đồng lãi gốc nào, việc nghi ngờ năng lực hay dòng tiền của Vinfast là không có cơ sở. Nhưng thực tế, Vingroup chưa từng chậm trả nợ là vì tới hạn họ đã xin giãn thời hạn trả nợ và tiếp tục phát hành đi vay với lãi suất gấp 3 lần thông qua trái phiếu để đảo nợ chứ không phải việc trả nợ đến từ doanh thu kinh doanh thực tế của tập đoàn.
Cụ thể, theo nguồn tin từ Bloomberg, các chủ sở hữu trái phiếu quốc tế trị giá $625 triệu có kỳ hạn tới 2027 bao gồm đã kích hoạt quyền rút sớm toàn bộ khoản nợ vào tháng 5 năm 2024.
Nhóm các chủ sở hữu trái phiếu này được một số nguồn tin tiết lộn bao gồm nhà cung cấp tín dụng tư nhân Kohlberg Kravis Roberts & Co. LP. và Seatown Holdings Pte, một công ty con liên quan tới Temasek Holdings Pte, Qatar Investment Authority, Meritz Securities Co, Deutsche Bank AG và Dignari Capital Partners HK.
Và để giảm bớt áp lực dòng tiền lên tập đoàn thì Vingroup đã phải đàm phán trả một nửa vào tháng 5 và 50% còn lại gia hạn trả sau 18 tháng. Và để thu xếp số tiền hơn $300 triệu thanh toán vào tháng 5, Vingroup đã phải tiếp tục phát hành 4 lô trái phiếu ba không (trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm) có tổng trị giá 10.000 tỷ đồng có lãi suất 12,5%/năm, kỳ hạn 24 tháng chỉ để trả cho lô trái phiếu quốc tế có lãi suất 4,0% mỗi năm cho đến ngày 10 tháng 5 năm 2024 và sau đó là 2,0% mỗi năm, theo thông tin hồ sơ của SEC.
Ngoài ra, rất nhiều khoản nợ của VinFast vay ngân hàng đã được ông Vượng dùng biện pháp “xử lý kỹ thuật” thông qua các công ty vỏ bọc để biến thành doanh thu cho VinFast cũng như Vingroup. Điều này sẽ được tiếp tục hé lộ trong các công bố sau. Như vậy, thực tế câu chuyện chưa từng trả chậm ngân hàng thực tế đều có những thủ thuật tài chính được ông Vượng áp dụng để số liệu sổ sách và nợ nần của Vingroup lẫn VinFast được đẹp hơn.
Với những tin tức như vậy, những nhà đầu tư cổ phiếu hay niềm tin và Vinfast, liệu có còn tự tin nữa hay không?