Sự kiện Thích Chân Quang, thầy tu của Phật giáo quốc doanh bị lộ chuyện có bằng tiến sĩ Luật một cách thần tốc khiến mọi người cười nghiêng ngã. Nói theo cây viết Văn Công Hùng, để trên facebook của mình, thì “vụ tiến sĩ Việt – tức thầy Quang đang “hé lộ” nhiều điều hay. Ngoài những điều các báo hôm qua đưa “Nhà trường nói gì?”, tất nhiên là nói “đúng quy trình”, nhưng cái quy trình rất quái gở.
Theo dòng sự kiện này, xin giới thiệu đôi ý kiến về mác “tiến sĩ” của ông Chân Quang, là chủ đề luận văn là chuyện nhân quyền, nói để phục vụ nhà nước cộng sản…
Huỳnh Ngọc Chênh: Học để biết hay vì háo danh ?
Tôi quen vài người khi về hưu rảnh rỗi mới bắt đầu đi học về bộ môn mình yêu thích. Có người học ngoại ngữ, có người học tài chính, có người học luật, có người học IT…
Họ học rất nghiêm túc để biết, hoặc để lấy bằng, dù chẳng để làm gì. Với những người này học biết thêm một điều gì đó là điều thú vị, là niềm say mê, thay vì ham mê một thú vui nào khác, như lội vào rừng đi chụp chim như tui chẳng hạn.
Những người đang làm việc thì cố học thêm để có kiến thức hỗ trợ công việc hoặc có bằng cấp để được thăng tiến. Với những người này, có người học nghiêm túc, nhưng phần đông là học qua loa rồi mua bằng.
Quan chức đương chức phần lớn cố kiếm cho được bằng cấp bằng mọi cách để hợp thức thủ tục mà thăng tiến, nên sự học khá qua loa và phần lớn là mua bằng cấp. Do vậy giới quan chức Việt Nam có bằng thạc sĩ, tiến sĩ có lẽ cao nhất thế giới. Dĩ nhiên phần lớn họ có bằng cấp sau khi đã đi làm hoặc đã được thăng chức.
Giới tu hành thì học càng nhiều càng tốt vì họ cần có nhiều kiến thức để giảng dạy giáo lý bên cạnh kinh sách của tôn giáo.
Do vậy các vị tu sĩ cần thực học hơn là cần bằng cấp. Có bằng cấp càng tốt nhưng phải là bằng cấp thật qua thực học.
Thế mà ông Thích Chân Quang học vội hai năm tại chức để có bằng cử nhân luật, rồi học vội vàng hai năm nữa để lấy bằng tiến sĩ luật là một điều rất kỳ dị. Ông không phải quan chức mà cần bằng cấp để thăng tiến. Ông đã học thì phải thực học, mà học vội vàng qua loa như vậy thì kiến thức sẽ chẳng ra gì, nghe luận án tiến sĩ của ông bị giới chuyên môn chê bai nhiều lắm.
Vậy thì ông Thích Chân Quang cần bằng cấp để làm gì? Ông là người tu hành đã gạt bỏ hết tham sân si, thì chẳng lẽ có bằng cấp bằng mọi giá để khoe mẽ?
Y Nguyên: Một chân cửa Phật, chen thân cửa đời
Thích Chân Quang nỗ lực tạo vị trí trong xã hội thế quyền bằng cách dấn lên làm tiến sĩ luật với đề tài nhân quyền. Nhưng nội dung luận án của ông ta thể hiện rõ một điều đó là khát khao được phục vụ cho Đảng cầm quyền, chứ không phải phục vụ trong tinh phần của người tự xưng là đi theo Đức Phật.
Tôi được tiếp xúc một số người vẫn có cái nhìn thông cảm cho ông Thích Chân Quang. Họ cho là ông Quang đang bị nắm “phốt” gì đó, cho nên phải ra sức tận tụy phục vụ rất khác đời tu tử tế, qua cách hành động sai lầm như tấn công vào các tôn giáo khác, thao túng và mê mị con người, bóp méo lịch sử dân tộc Việt… Tuy nhiên đó là lý luận không hợp lý, vì bởi ông Quang đang làm tất cả những điều cho thấy ông ta ráo riết chạy theo danh lợi, hơn là một người đang có “phốt” và bị kềm giữ.
Đi theo Đức Phật có nghĩa để học và nhận chân ra mình là ai, cuộc đời mình là gì. Thế nhưng Thích Chân Quang đang bộc lộ một điều cho thấy ông ta biết rõ mình là ai, cuộc đời mình phải làm cho được điều gì… dĩ nhiên không phải cho chúng sinh hay Phật giáo – tất cả chỉ là bàn đạp để ông vun vén cho bản thân và tạo một thế đứng trong xã hội vô thần, nhiều quyền lực hơn và nhiều tiền của hơn.
Ông Quang chỉ là một gương mặt lộ, trong bóng tối của Phật giáo là thành viên của tổ chức chính trị.
Nguyễn Thanh Huy: A, Đây mới đúng là thánh nhân!
Sau khi nghe tin bằng tiến sĩ của thầy Quang là xịn, tôi xác nhận thầy có một khả năng làm việc phi thường với một bộ óc siêu phàn. Vì trong 2 năm mà thầy có thể viết khủng khiếp như thế này đây:
Làm 1 phép tính sơ như này sẽ biết thầy Quang có bộ óc vĩ đại như thế nào. 2 năm (24 tháng), dù không học thạc sĩ thì chắc cũng phải hoàn thành khoảng 25-30 tiểu luận (theo chương trình cao học).
Đồng thời hoàn thảnh nghiên cứu sinh phải có 1 bài luận đề cương đầu vào, 3 chuyên đề, 2 bài nghiên cứu đăng tạp chí, 1 semina luận án.
Như vậy trong 24 tháng mà thầy Quang có thể viết:
– Nếu tính 25 tiểu luận thì thành 32 bài viết (bài luận). Tức 32 bài/24 tháng.
– Nếu tính 30 tiểu luận thì thành 37 bài viết (bài luận). Tức 37 bài/ 24 tháng.
Thật sự kinh ngạc. Chỉ có bộ óc thánh nhân mới làm nổi. Xin bái phục!