Âm mưu thôn tính ‘mềm’ Đài Loan của Bắc Kinh thất bại thế nào?

(Hình lớn: Bắc Kinh, hình nhỏ: Đài Loan/Unsplash)

Cách đây nhiều thập niên, Bình Đàm chỉ là một huyện nhỏ ở Phúc Kiến với những làng chài nghèo nàn, nơi người đại lục thường tìm cách vượt biên sang Đài Loan. Nhưng mọi thứ đã khác, khoảng 15 năm trước, huyện này được chọn làm nơi thí điểm cho việc sáp nhập kinh tế, xã hội và chính trị với Đài Loan. Vì vậy mà kinh tế và cơ sở hạ tầng ở đây phát triển nhanh chóng nhờ Bắc Kinh đổ tiền đầu tư.

Nhưng dường như như chiến dịch này đang chậm lại vì kinh tế đại lục gặp khó khăn và căng thẳng giữa hai bờ eo biển leo thang. Mặc dù một số doanh nghiệp Đài Loan đã được hưởng lợi từ đây, kế hoạch này không thành công trong việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế sâu sắc xuyên eo biển hoặc lòng trung thành chính trị của người dân Đài Loan tại đây đối với Bắc Kinh.

Từng là nơi biểu tượng của cơ hội, ngày nay Bình Đàm lại xuất hiện nhiều nhà máy, khu công nghiệp bỏ hoang cùng những cửa hàng vắng khách. Những người Đài Loan còn ở lại đây mang trong mình nhiều cảm xúc trái ngược lẫn lộn về hy vọng, hoài nghi, thậm chí và sợ hãi.

Âm mưu thử nghiệm “một quốc gia, hai chế độ” chuẩn bị sáp nhập mềm Đài Loan

Vào cuối những năm 1970, khi Bắc Kinh tìm cách hội nhập vào trật tự kinh tế toàn cầu do Mỹ dẫn đầu sau cái chết của lãnh đạo Mao Trạch Đông, chính phủ Trung Quốc đã thay đổi chính sách, giảm bớt những lời lẽ cứng rắn về việc “giải phóng Đài Loan” và bắt đầu tìm cách hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu do Mỹ dẫn đầu. Họ chuyển sang chủ trương “thống nhất hòa bình” và tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy hợp tác, dù vẫn không loại trừ khả năng dùng vũ lực nếu cần thiết.

Kể từ những năm 1980, sức hút từ những cải cách kinh tế và tiềm năng thị trường đã thôi thúc hàng trăm nghìn doanh nhân Đài Loan tìm đến Trung Quốc đại lục đầu tư. Tính đến năm 1987, có 100 triệu lượt người Đài Loan đến thăm đại lục.

Bắc Kinh từ lâu đã tạo ra một viễn cảnh về một tương lai, khi Đài Loan sẽ sáp nhập vào đại lục nhưng vẫn duy trì hệ thống chính trị riêng biệt, tương tự như mô hình “một quốc gia, hai chế độ” áp dụng với Hong Kong. Để chuẩn bị hiện thực hóa viễn cảnh đó, năm 2009, Bình Đàm được chọn làm nơi thử nghiệm cho mô hình “cùng quản trị” theo công thức “một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh và bắt đầu từ việc tuyển dụng người Đài Loan vào các vị trí trong chính quyền và cộng đồng.

Năm 2012, Bình Đàm công bố kế hoạch tuyển 20 người Đài Loan vào các vị trí lãnh đạo trong vòng 5 năm tới, mặc dù các chi tiết cụ thể về mô hình vẫn còn bỏ ngỏ. Đến nay, đã có 8 người Đài Loan đảm nhận chức phó trưởng thôn tại Bình Đàm, cùng nhiều người khác nắm giữ các vị trí trong chính quyền ở Phúc Kiến. Điều này cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một đội ngũ chuyên gia am hiểu hệ thống của cả hai bên.

Thậm chí, chủ tịch Tập Cận Bình đã đến Bình Đàm vào năm 2014 để công bố kế hoạch “phát triển hội nhập” đầy tham vọng với mục tiêu không chỉ là tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội, với mong muốn giành được sự ủng hộ của  người dân Đài Loan, hướng đến một tương lai thống nhất sáp nhập. Tại đây, ông Tập cũng nhấn mạnh rằng Bình Đàm đang có “cơ hội ngàn năm có một.”

Vào năm 2019, Ông Tập đã đề xuất vào năm 2019 rằng “tất cả các lĩnh vực của xã hội Đài Loan có thể cùng nhau làm việc” để khám phá xem phiên bản “một quốc gia, hai chế độ” của Đài Loan có thể hoạt động như thế nào.

Ngoài ra, Bình Đàm cũng đã được chọn để thử nghiệm các chính sách ưu đãi như tạo cơ hội phát triển chung, đối xử bình đẳng, và tăng cường kết nối về thương mại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Từ năm 2012 đến 2022, Bắc Kinh đã đầu tư hơn 150 tỷ nhân dân tệ, tương đương $20.6 tỷ vào cơ sở hạ tầng của huyện. Nhờ vậy mà số người Đài Loan đến sống ở Bình Đàm tăng lên hơn 3,000 người và hơn 1,000 doanh nghiệp Đài Loan đã được thành lập. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cư mọc lên để phục vụ người Đài Loan, thậm chí một số vị trí trong chính phủ cũng được ưu tiên cho họ. Bắc Kinh còn lên kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc kết nối Bình Đàm với Đài Loan chỉ trong nửa giờ, dự kiến hoàn thành vào năm 2035.

Đến tháng 9 năm 2023, Bắc Kinh đã dự kiến mở rộng mô hình Bình Đàm sang các khu vực khác ở Phúc Kiến, xem tỉnh này là “khu vực kiểu mẫu cho phát triển hội nhập” với mục tiêu đạt “tiến bộ đáng kể” vào năm 2025. Theo đó, kế hoạch 21 điểm đã được ban hành với mục tiêu tạo ra các tiêu chuẩn chung, thúc đẩy hội nhập xã hội và khuyến khích người Đài Loan đến thăm đại lục nhiều hơn.

Một năm sau, Văn phòng Sự vụ Đài Loan cho biết trong nửa đầu năm 2023 đã có 434,000 lượt người Đài Loan nhập cảnh vào đại lục qua Phúc Kiến, tăng 65% so với năm trước. Ngoài ra, hơn 1,500 người Đài Loan trong 50 ngành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề ở Phúc Kiến. Để hỗ trợ cho các nỗ lực này, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như thành phố Hạ Môn trợ cấp 1.5 triệu nhân dân tệ mỗi năm cho các chuyên gia Đài Loan hay 150,000 nhân dân tệ cho người Đài Loan khởi nghiệp ở quận Hồ Lý. Thêm vào đó, các chính sách tuyển dụng nhân tài trong ngành mạch tích hợp cũng được đưa ra với mức lương hấp dẫn.

Tiền có mua được lòng trung thành?

Bắc Kinh mong muốn những nỗ lực thử nghiệm hội nhập kinh tế và mô hình “một đất nước, hai chế độ” ở Bình Đạm sẽ tạo dựng được một viễn cảnh sáp nhập tươi sáng và sự công nhận chính trị sâu sắc hơn từ người dân Đài Loan, nhưng dường như mục tiêu này đã thất bại. Một cuộc khảo sát vào Tháng Hai năm 2024 của Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử thuộc Đại học Quốc gia Chính trị Đài Loan cho thấy chỉ có 2.4% người Đài Loan tự nhận mình là người Trung Quốc, một con số thấp kỷ lục kể từ năm 1992, minh chứng cho sự thất bại của các biện pháp “mưa dầm thấm lâu.”

Các nỗ lực hội nhập tuy đã tạo được ảnh hưởng tích cực đến một số bộ phận chủ doanh nghiệp Đài Loan có tình cảm gắn bó với đại lục khi họ đã nhận được nhiều hỗ trợ tài chính hào phóng, bao gồm việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay các khoản tài trợ cho các công ty công nghệ của Đài Loan được thành lập tại Bình Đàm. Ngoài ra, vẫn có những người Đài Loan kinh doanh và sinh sống tại Bình Đàm thấy rằng đại lục không phải là một nơi “không có nhân quyền” như những gì mà truyền thông Đài Loan vẫn hay miêu tả và việc chuyển đến đại lục là một lựa chọn phù hợp vì họ cảm thấy chính sách ở đây quan tâm đến người dân Trung Quốc.

Tuy vậy, cho dù có những lời kêu gọi từ phía đại lục về việc “đưa quan hệ hai bờ trở lại đúng hướng,” thực tế các tương tác giữa hai bên vẫn chỉ dừng ở mức hợp tác hời hợt. Thậm chí, các chính sách ưu đãi và thúc đẩy giao lưu trong nhiều năm qua, dường như lại vô tình làm gia tăng thêm những cảm xúc phản đối từ phía Đài Loan. Mặc dù có một bộ phận doanh nghiệp Đài Loan hoạt động tại đại lục có thái độ ủng hộ Bắc Kinh, vẫn tồn tại một sự phân tách rõ rệt giữa chính trị và kinh tế trong giới kinh doanh. Sự phức tạp trong mối quan hệ này được thể hiện qua việc một số người Đài Loan kinh doanh tại đại lục nhưng vẫn ủng hộ các đảng phái đối lập tại Đài Loan, và việc một số trường hợp trong đó đã bị chính quyền Bắc Kinh trừng phạt trong những năm gần đây càng khoét sâu thêm xung đột.

Nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh tiềm tàng trên eo biển Đài Loan cũng là một mối quan tâm thường trực đối với nhiều người Đài Loan đang sinh sống tại Phúc Kiến. Có một thực tế, nhiều người lo ngại về sự an toàn của bản thân trong trường hợp xung đột vũ trang nổ ra. Họ cho rằng, trong tình huống đó, người Đài Loan tại đại lục có thể sẽ bị bắt giữ và kiểm soát, và khó có thể tự do di chuyển hoặc chia sẻ thông tin về tình hình thực tế.

Việc Bắc Kinh đồng thời tăng cường áp lực quân sự lên Đài Loan, song song với các chính sách hội nhập mềm mỏng hơn, đã tạo ra một mâu thuẫn rõ rệt. Các hành động quân sự này làm dấy lên lo ngại về sự bất ổn, điều mà giới kinh doanh luôn né tránh. Hơn thế nữa, nó còn làm gia tăng cảm giác xa lánh trong cộng đồng người Đài Loan, đặc biệt là vào thời điểm ý thức về bản sắc riêng biệt của Đài Loan đang ngày càng mạnh mẽ.

Đài Loan phản kháng, chống lại âm mưu của Bắc Kinh

Không chấp nhận đứng yên trước những âm mưu xâm chiếm “mềm” từ Bắc Kinh, chính quyền Đài Loan đã thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ thông qua một loạt các hành động cứng rắn. Bên cạnh việc leo thang cảnh giác tình hình chiến sự trên eo biển Đài Loan và hợp tác mạnh mẽ với Hoa Kỳ trong cuộc chiến công nghệ gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington, sự trỗi dậy của Đảng DPP cầm quyền đã tạo ra một bước ngoặt, khiến các hoạt động giao lưu chính thức giữa hai bờ bị đóng băng, biến các nỗ lực hội nhập của đại lục thành một “canh bạc một chiều.”

Hơn thế nữa, chính phủ Đài Loan còn chủ động đưa ra các chính sách khuyến khích các công ty Đài Loan chuyển hướng đầu tư vào Đông Nam Á hoặc quay trở lại quốc đảo này, tạo thêm thách thức cho kế hoạch thống nhất của Bắc Kinh. Những hạn chế trong hoạt động giao lưu, cùng với việc đình chỉ phà Haixia – tuyến đường huyết mạch kết nối Bình Đàm và Đài Loan trong hơn một thập kỷ – đã giáng một đòn mạnh vào các âm mưu kế hoạch thôn tính thống nhất hai bờ của Tập Cận Bình và đẩy mối quan hệ hai bên vào tình trạng nguội lạnh và có nguy cơ “tách rời kinh tế.”

Không chỉ dừng lại ở đó, chính quyền Đài Loan cũng có những phản ứng cứng rắn trước các thử nghiệm “quản trị chung” của Bắc Kinh khi tuyển dụng những người Đài Loan vào các vị trí quản lý trong chính quyền và cộng đồng ở Phúc Kiến. Hành đồng này đã bị đảng DPP coi là một “cái bẫy” nguy hiểm. Theo đó, không dưới 30 người Đài Loan đã bị chính quyền Đài Loan xử phạt vì tham gia các hoạt động này, bị xem là làm việc cho các tổ chức của Đảng cộng sản, chính phủ đại lục hoặc Quân Giải phóng Nhân dân, vi phạm pháp luật và đe dọa “an ninh quốc gia.” Thậm chí, hơn 40 trưởng thôn cũng đã bị điều tra vì các chuyến đi đến đại lục với nghi vấn nhận hối lộ.

Lực hút phai nhạt khi Phúc Kiến không còn là miền đất hứa

Những phản ứng phản kháng mạnh mẽ của Đài Bắc để chống lại âm mưu thu phục để sáp nhập của Bắc Kinh đã đem lại những kết quả nhất định khi nhiều doanh nghiệp Đài Loan mặc dù hưởng được nhiều ưu đãi về thuế và các khoản tài trợ từ chính quyền Trung Quốc nhưng vẫn thất vọng và đã rời bỏ Bình Đàm, để lại những khu công nghiệp và nhà máy hoang tàn. Các doanh nghiệp Đài Loan còn lại tại Phúc Kiến vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, mà nguyên nhân chính được cho là do tình trạng suy thoái kinh tế của Trung Quốc khiến nơi đây mất đi sức hút.

Sự thiếu hụt các cụm công nghiệp, nhân lực có tay nghề cao, cộng với đà tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc và sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ bản địa đã tạo ra một môi trường kinh doanh đầy khó khăn cho các doanh nghiệp Đài Loan tại Bình Đàm. Minh chứng rõ nét nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế tại huyện này đã giảm mạnh từ mức 9.3% giai đoạn 2012 – 2022 xuống chỉ còn 3% vào năm 2023, một sự thụt lùi đáng kể so với vị thế là khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai của tỉnh Phúc Kiến chỉ cách đó 5 năm. Khu thương mại miễn thuế sầm uất trước đây, nơi hàng trăm tiểu thương Đài Loan từng buôn bán tấp nập, giờ trở nên vắng vẻ, ảm đạm. Nhiều tiểu thương thừa nhận rằng việc kinh doanh tại đây không còn mang lại lợi nhuận, lượng khách thì thưa thớt, nhất là sau đại dịch, khiến cho các sản phẩm Đài Loan mất dần lợi thế cạnh tranh. Không chỉ vậy, số lượng người Đài Loan đến đây sinh sống và làm việc cũng giảm sút đáng kể.

Thế hệ trẻ Đài Loan tuy có quan tâm đến các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, nhưng số lượng còn rất khiêm tốn. Theo số liệu từ Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan, vốn đầu tư vào đại lục đã giảm nhanh chóng, từ $8.49 tỷ năm 2018 xuống còn $3.04 tỷ vào năm 2023, và tỷ trọng đầu tư vào Phúc Kiến chỉ chiếm 0.03% tổng vốn đầu tư của Đài Loan ra nước ngoài. Dù vậy, giới chức Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng Trung Quốc là “lựa chọn hàng đầu” cho nhà đầu tư Đài Loan, đồng thời chỉ ra số lượng hợp đồng đầu tư và khối lượng giao thương tăng lên. Số doanh nghiệp mới thành lập tại Phúc Kiến trong nửa đầu năm 2024 cũng tăng 27.4% so với cùng kỳ năm ngoái, cùng với đó là lượng giấy phép cư trú của đồng bào Đài Loan tăng gấp 2.6 lần.

Ảo ảnh hợp nhất tan vỡ âm mưu một quốc gia, hai chế độ

Thực tế cho thấy, mô hình “một quốc gia, hai chế độ” mà Bắc Kinh âm mưu dày công xây dựng, cùng với những thử nghiệm hội nhập kinh tế và chính trị ở Phúc Kiến, đã không thể thuyết phục được phần đông người dân Đài Loan. Những nỗ lực thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, và thậm chí là tuyển dụng người Đài Loan vào các vị trí chính quyền cơ sở, ban đầu được vẽ ra như một viễn cảnh tươi đẹp về sự hợp nhất hòa bình, nhưng lại vấp phải sự phản kháng quyết liệt và mạnh mẽ từ chính quyền Đài Loan.

Việc chỉ tập trung vào các biện pháp hội nhập kinh tế và xã hội mà bỏ qua những bất đồng sâu sắc về chính trị đã khiến các nỗ lực này trở nên vô nghĩa. Đặc biệt, các hành vi can thiệp ngày càng sâu rộng vào chính quyền Hong Kong của Bắc Kinh đã làm xói mòn niềm tin của người Đài Loan vào tính độc lập và dân chủ mà mô hình “một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh hứa hẹn.

Những gì người dân Đài Loan nhìn thấy không phải là một hệ thống tách biệt mà là sự suy giảm tự do và sự kiểm soát ngày càng gia tăng. Chính sự hoài nghi này đã làm lu mờ mọi nỗ lực của Bắc Kinh, khiến cho âm mưu sáp nhập thống nhất “mềm” quốc đảo Đài Loan của Tập Cận Bình đã thất bại và phá sản.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: