G-20 khép lại, một dự án vành đai mới hình thành

Các nguyên thủ quốc gia tại G-20, Tháng Chín 2023 (ảnh: Indian Press Information Bureau / Handout/Anadolu Agency via Getty Images)

Tuyên bố chung G-20 được đưa ra vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, nói về các vấn đề như biến đổi khí hậu, tài trợ phát triển. Cuộc xung đột Ukraine cũng là điểm nóng trong các cuộc đàm phán căng thẳng trước khi có tuyên bố chung.

Ukraine xung hàng th yếu

Các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 (G20) đã nhất trí ủng hộ tuyên bố chung công bố vào ngày 9 Tháng Chín trong đó nêu rõ thiệt hại kinh tế của cuộc chiến ở Ukraine nhưng tránh cách diễn đạt “trực tiếp” như trong tuyên bố năm ngoái mà nhẹ nhàng hơn để đạt được sự đồng thuận. Chọn lựa này phản ánh sự chia rẽ địa chính trị ngày càng sâu sắc trong G20. Tuyên bố không còn đề cập đến nghị quyết của Liên Hợp Quốc, không còn lên án hành động gây chiến của Nga hay kêu gọi rút khỏi Ukraine. Nó cũng không cho thấy đa số các thành viên lên án chiến tranh.

Căng thẳng về cuộc chiến Ukraine trong G20 đã làm dấy lên nghi ngờ 19 quốc gia thành viên  và Liên minh châu Âu (EU) có thể đạt được thoả thuận về tuyên bố chung. Nhưng đến chiều thứ Bảy, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tươi cười tuyên bố các thành viên đã đạt được đồng thuận sớm hơn dự kiến. Ông nói: “Với sự làm việc chăm chỉ và hợp tác, chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận về tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở New Delhi. Tuyên bố đã được thông qua”.

Trước hội nghị, Nga và Trung Quốc (TQ) thân thiết hơn, trong khi căng thẳng giữa Ấn Độ và TQ tăng. Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo TQ Tập Cận Bình không tham dự thượng đỉnh G20 mà cử các quan chức khác thay thế. Ấn Độ (quốc gia vẫn giữ thái độ trung lập về cuộc chiến Ukraine và duy trì mối quan hệ lâu dài với Nga) và các nước thành viên khác thừa nhận phần nói về Ukraine trong thông cáo chung là điểm tranh cãi mấu chốt.

Nhà đàm phán G-20 của Ấn Độ, Amitabh Kant, nhận xét: “Cuộc đàm phán rất khó khăn, rất gay gắt, nhưng cuối cùng tất cả các nước đều tán thành tuyên bố chung với tỷ lệ chấp thuận 100%”. Ông xem đây là “một thắng lợi ngoại giao của Ấn Độ”. Tuyên bố có đoạn: “Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, tất cả các quốc gia phải kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để chiếm đoạt lãnh thổ, vi phạm tính toàn vẹn, chủ quyền và độc lập chính trị của các quốc gia khác”.

Ông Jake Sullivan, Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, cho biết tuyên bố bao gồm “các phần nói về hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine” và Nga đã “vi phạm trắng trợn nhiều nguyên tắc cốt lõi được nêu trong tuyên bố”. Tuyên bố chung nêu rõ “các thành viên nhấn mạnh đến tác động của chiến tranh đối với an ninh lương thực, chuỗi cung ứng toàn cầu và lạm phát” đồng thời nhắc lại câu nói của Thủ tướng Modi với Putin tại cuộc gặp trước hội nghị thượng đỉnh G-20 năm ngoái ở Bali, Indonesia: “Thời đại ngày nay không được để xảy ra chiến tranh”.

Theo một quan chức cấp cao của EU cho biết, EU đã thống nhất lập trường về Ukraine trước khi Nga hoặc TQ ký vào văn kiện. Ông nhấn mạnh: “Ưu tiên trong cuộc đàm phán khó khăn năm nay là tìm giải pháp cụ thể cho các vấn đề liên quan đến chiến tranh, chẳng hạn như khôi phục thỏa thuận đảm bảo an ninh cho các chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine qua Biển Đen”. Tuyên bố chung năm nay trái ngược với hội nghị thượng đỉnh G-20 năm ngoái, nơi nhiều thành viên tập trung vào trách nhiệm đối với cuộc chiến Ukraine. Kant cho biết “Ấn Độ đã hợp tác rất chặt chẽ với Brazil, Nam Phi và Indonesia để giúp đạt được sự đồng thuận về vấn đề chiến tranh giữa Nga và Ukraine”. Ngày 9 Tháng Chín, G20 hoan nghênh việc Liên minh châu Phi trở thành thành viên mới, một động thái được cả Biden và Modi ủng hộ.

Đi trọng vi “Vành đai và Con đưng” ca Trung Quc

Thủ tướng Modi đã sử dụng vai trò chủ tịch G-20 để nâng cao tầm vóc toàn cầu của Ấn Độ. Hàng chục bảng quảng cáo hội nghị thượng đỉnh đặt rải rác khắp thủ đô Ấn Độ thường có hình khuôn mặt của Modi. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Mỹ đã tận dụng hội nghị để thể hiện mối quan hệ ngày càng tăng giữa hai quốc gia trong bối cảnh lo ngại về ảnh hưởng của TQ.

Một tiết lộ quan trọng tại hội nghị là kế hoạch của Biden và các đồng minh nhằm xây dựng một hành lang nối châu Âu, Trung Đông và châu Á, đại diện cho một mặt trận mới trong cuộc tranh giành quyền thống trị phía Nam bán cầu khi Mỹ tìm cách đối trọng với các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quốc tế của TQ. “Đây thực sự là một vấn đề lớn – Biden nói – Dự án mới sẽ tạo việc làm, thúc đẩy thương mại và bảo đảm an ninh lương thực cho người dân ở nhiều quốc gia”. Modi nói: “Hành lang mới hứa hẹn sẽ là ngọn hải đăng của sự hợp tác, đổi mới và tiến bộ chung”.

Dự án vành đai mới nhằm mục đích kết nối Ả-rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và có thể cả Israel bằng tuyến đường sắt chở hàng, sau đó thêm tuyến vận tải đường biển để đến Ấn Độ và Châu Âu, đi qua một số nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 3,000 dặm. Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer mô tả kế hoạch mới là “một mở rộng đầy tham vọng cho thấy Hoa Kỳ ý thức được giá trị của việc liên kết ba khu vực để cải thiện cơ sở hạ tầng toàn cầu”.

Theo Sullivan, sau chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Ả-rập Saudi vào năm ngoái, các cuộc thảo luận đã khởi động vào Tháng Một, 2023 về dự án xây dựng một hành lang vận tải biển kết hợp đường sắt và cuộc thảo luận vẫn tiếp tục tại Saudi sau đó. Các khoản đầu tư của TQ vào cơ sở hạ tầng dưới thời Tập Cận Bình đã làm dấy lên mối lo ngại của Mỹ, Ấn Độ và nhiều nước về sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng ngày càng mở rộng của TQ.

Dự án đường sắt mới được triển khai trong bối cảnh Mỹ cũng đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận với Ả-rập Saudi để Ả-rập Saudi công nhận Israel, đổi lấy nhượng bộ người Palestine của Israel kèm các đảm bảo an ninh và trợ giúp hạt nhân dân sự của Hoa Kỳ. Thời gian gần đây, Ả-rập Saudi đã tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với Trung Quốc. Năm ngoái, TQ đã môi giới một thỏa thuận giúp Ả-rập Saudi khôi phục quan hệ ngoại giao với Iran, một đối thủ lớn ở Trung Đông. Dưới thời Thủ tướng Modi, Ấn Độ đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với UAE và Ả-rập Saudi.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: