Một nửa thành phố có nhiều triệu phú trên thế giới nằm ở Mỹ

New York có hơn 345,600 cá nhân có giá trị tài sản ròng cao. (ảnh: Getty Images)

Một nửa trong số 10 nơi có nhiều triệu phú trên thế giới là Mỹ, đứng đầu danh sách đó là New York. Theo Reuters.

New York có hơn 345,600 cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, Tokyo của Nhật Bản đứng thứ hai, có 304,900 người và khu vực Vịnh San Francisco có 276,400 triệu phú. Các vị trí tiếp theo trong danh sách 10 nơi có nhiều triệu phú nhất trên thế giới là London – Anh với 272,400 triệu phú, Singapore với 249,800.

Các số liệu thống kê do công ty tình báo New World Wealth thu thập cũng cho thấy, thủ đô Riyadh của Arab Saudi và Sharjah – thành phố đông dân thứ ba ở Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (United Arab Emirates), là hai nơi có số triệu phú tăng nhanh nhất trong năm nay. Báo cáo định nghĩa triệu phú là những người có tài sản có thể đầu tư từ $1 triệu trở lên.

Abuh Dhabi và Dubai cũng nằm trong danh sách các thành phố có số triệu phú tăng nhanh. Điều này bắt nguồn từ việc Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất đang thu hút những người siêu giàu bằng chính sách thuế thấp và các điều luật cư trú mới. Sự di cư của những người Nga giàu có cũng góp phần làm số triệu phú ở Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất tăng nhanh.

Abou Dhabi nằm trong danh sách các thành phố có số triệu phú tăng nhanh (ảnh: François LOCHON / Gamma-Rapho via Getty Images)

Vị trí thứ chín và 10 những thành phố giàu có nhất, là Bắc Kinh và Thượng Hải của Trung Quốc. Kế tiếp là Sydney, Australia; Hongkong, Trung Quốc; Frankfurt, Đức; Toronto, Canada; Zurich, Thụy Sĩ; Seoul, Nam Hàn; Melbourne, Australia.

Trong năm 2020, bất chấp thiệt hại kinh tế chung từ đại dịch COVID-19, số triệu phú trên thế giới tăng đáng kể: Hơn năm triệu người trên khắp thế giới trở thành triệu phú. Theo báo cáo nghiên cứu của Credit Suisse, số triệu phú trên toàn cầu tăng từ 5.2 triệu lên 56.1 triệu người.

Năm 2020, hơn 1% người trưởng thành trên thế giới đã trở thành triệu phú lần đầu. Thị trường chứng khoán phục hồi và giá nhà tăng vọt, góp phần tăng thêm sự giàu có của họ. Các nhà nghiên cứu lý giải, việc tạo ra của cải dường như “hoàn toàn tách biệt” khỏi những thảm họa kinh tế của đại dịch.

Theo Anthony Shorrocks, nhà kinh tế học và là tác giả của Báo cáo Tài sản Toàn cầu, đại dịch có “tác động ngắn hạn mạnh mẽ đối với thị trường toàn cầu” nhưng điều này “đã bị đảo ngược phần lớn vào cuối Tháng Sáu, 2020”. Sự giàu có trên toàn cầu không những ổn định khi đối mặt với tình trạng hỗn loạn như vậy, mà còn tăng nhanh trong nửa cuối năm.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: