Nga bắt 3.400 người biểu tình đòi tự do cho Alexei Navalny

H.C.

Cảnh sát Nga đã bắt giữ hơn 3.400 người tham gia các cuộc biểu tình trên toàn quốc đòi trả tự do cho thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny – người vừa bị bắt giam ở Moscow sau khi trở về từ Đức, nơi ông ta được cứu chữa sau vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh, hãng tin AP tường thuật.

Ông Navalny được coi là “kẻ thù” đáng gờm nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhiều khả năng ông ta bị đầu độc theo lệnh của Putin.

Các cuộc biểu tình bùng phát sáng nay thứ Bảy 23-01-2021 ở nhiều thành phố dù có nơi nhiệt độ thấp tới âm 50 độ C (âm 58 độ F) cho thấy ông Navalny đã xây dựng được lực lượng ủng hộ đáng kể bên ngoài các trung tâm chính trị và văn hóa Moscow và St. Petersburg.

Tại Moscow có khoảng 15.000 người biểu tình tụ tập xung quanh Quảng trường Pushkin ở trung tâm thủ đô, đụng độ với cảnh sát và người biểu tình đã bị cảnh sát chống bạo động đội mũ bảo hiểm lôi ra xe buýt và xe tải tạm giữ của cảnh sát. Một số bị đánh bằng dùi cui. Vợ của Navalny là bà Yulia nằm trong số người bị bắt.

Các cuộc biểu tình cũng nổ ra ở nhiều thành phố khác trên lãnh thổ rộng lớn của Nga, từ thành phố đảo Yuzhno-Sakhalinsk ở phía bắc Nhật Bản và thành phố Yakutsk ở phía đông Siberia – nơi nhiệt độ giảm xuống âm 50 độ C – đến các thành phố đông dân ở phần châu Âu của Nga. Với chiến dịch chống tham nhũng ông Navalny đã xây dựng được một mạng lưới ủng hộ rộng rãi bất chấp sự đàn áp tàn bạo của chính phủ Nga.

Nhóm OVD-Info, chuyên theo dõi các vụ bắt giữ chính trị, cho biết ít nhất 941 người đã bị giam giữ ở Moscow và hơn 350 người tại một cuộc biểu tình lớn khác ở St. Petersburg; tính chung có khoảng 3.454 người đã bị bắt ở khoảng 90 thành phố. Cảnh sát Nga không cung cấp số liệu về vụ bắt giữ.

Không nản lòng, những người ủng hộ Navalny kêu gọi biểu tình một lần nữa vào cuối tuần tới.

Ông Navalny, 44 tuổi, bị bắt hôm 17-1 ngay sau khi trở về Moscow từ Đức, nơi ông ta đã trải qua năm tháng hồi phục sau một vụ ngộ độc chất độc thần kinh trầm trọng mà ông ta đổ lỗi cho Điện Kremlin và chính quyền Nga. Nhà chức trách cho rằng việc ở lại Đức của ông Navalny đã vi phạm điều khoản án treo trong một bản án hình sự năm 2014, trong khi Navalny nói rằng bản án này là do các tội danh bịa đặt.

Nhà hoạt động này nổi tiếng trên toàn quốc nhờ tố cáo tình trạng tham nhũng tràn lan dưới thời chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin. Navalny phải đối mặt với một phiên tòa vào đầu tháng Hai để xác định liệu bản án của ông trong vụ án hình sự về tội lừa đảo và rửa tiền – mà Navalny nói là có động cơ chính trị – có được chuyển thành 3 năm rưỡi tù giam hay không. Ba cộng sự hàng đầu của ông Navalny cũng đã bị cảnh sát Moscow bắt giữ hôm thứ Năm. 

Ông Navalny và phong trào đối lập của ông được các chính phủ phương Tây ủng hộ và trường hợp của ông đặt ra môt trở ngại mà Nga phải vượt qua để cải thiện quan hệ với phương Tây. Ngay sau khi có tin ông Navalny bị bắt ở Moscow, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden là ông Jake Sullivan đã lập tức lên tiếng yêu cầu Nga trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho ông Navalny.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: