1.
Dù ICC kêu gọi Mông Cổ bắt giữ Tổng Thống Nga Putin khi ông ta đặt chân tới nước này, nhưng Mông Cổ đã không làm như vậy.
Phát ngôn viên của chính phủ Mông Cổ nói rằng Mông Cổ duy trì chính sách trung lập và phụ thuộc các nước láng giềng về năng lượng nên không thể thi hành lệnh bắt giữ này của ICC, dù Mông Cổ là thành viên của ICC.
ICC hay Ukraine dù không hài lòng về lời giải thích của Mông Cổ nhưng cũng phải chấp nhận nó. Không chịu cũng phải chịu. Về phần mình, ông Putin, với chuyến thăm Mông Cổ, dường như muốn cho thiên hạ thấy rằng ông ta chẳng xem ICC là cái mẹ gì. Có ngon thì bắt đi.
Ông tổng thống Nga này có quyền nghĩ như thế. Nhưng nếu đúng là ông ta xem ICC chẳng là cái mẹ gì thì tại sao năm ngoái ông không dám tới Nam Phi dự Thượng đỉnh Brics ? Rõ là ông ta sợ ICC chứ còn gì nữa.
Rốt cuộc, khi ra lệnh bắt giữ Putin, hẳn ICC đã xem ông ta chẳng là cái mẹ gì!
2.
Tổng Thống Ukraine Zelensky mới đây tuyên bố Ukraine muốn giữ các vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát ở tỉnh Kursk “vô thời hạn” cho tới khi Nga ngồi vào bàn đàm phán.
Có thể xem lời tuyên bố này của ông Zelensky là bức thông điệp mạnh mẽ gởi tới Tổng Thống Putin. Về phần mình, ông Putin cho rằng “canh bạc Kursk của Ukraine đã thất bại.”.\ Đó là vì, theo ông Putin, cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk đã không đạt được mục tiêu dự kiến là ngăn chặn bước tiến của quân Nga ở Donbas. Và rằng Moscow sẽ “đối phó với những tên cướp Ukraine đã xâm nhập vào lãnh thổ Nga.”
Không rõ Moscow sẽ đối phó với “Những tên cướp Ukraine” như thế nào. Nhưng tới giờ này, người ta thấy quân Ukraine vẫn đang kiểm soát gần 100 khu định cư ở Kursk và chiếm hơn 1,000km2 ở tỉnh biên giới này.
Việc Nga để Ukraine đột kích xuyên biên giới đã đặt ra nhiều dấu hỏi lớn về những thất bại tình báo và chiến lược từ Moscow. Dù không ít người cho rằng việc Ukraine xâm nhập Kursk chưa hẳn là một sự khôn ngoan. Vì sự cố sống cố chết giữ Kursk của Kyiv rất có thể sẽ khiến Ukraine sa lầy tại đây.
Thời gian sẽ có câu trả lời chính xác cho việc này. Nhưng vào lúc này, nhiều người tin rằng chính Nga đang sa lầy trong cuộc chiến mà mình gây ra ở Ukraine.
3.
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Mỹ không được chế giếu lằn ranh đỏ của Nga.
Ông này cho rằng Mỹ đang mất đi tầm nhìn về ý thức răn đe lẫn nhau vốn đã củng cố sự cân bằng giữa Mỹ và Nga kể từ Chiến tranh Lạnh. Tuyên bố này của ông Lavrov được cho xuất phát từ một bản tin của Reuters nói rằng Washington sắp đạt được thỏa thuận cung cấp cho Kyiv tên lửa hành trình tầm xa JASSM có thể phóng vào sâu bên trong lãnh thổ Nga.
“Mỹ phải hiểu rằng họ đang đùa về lằn ranh đỏ của chúng tôi”, ông Lavrov nói. Nhưng người ta nhận thấy rằng từ khi Nga phát động cuộc xâm lược vào Ukraine, thì Ukraine cũng như Phương Tây, đứng đầu là Mỹ, đã nhiều lần giẫm lên các lằn ranh đỏ của Nga. Song sự đáp trả của Moscow về việc này xem ra chẳng có gì ghê gớm so với lời đe dọa của họ dành cho những ai vượt qua các lằn ranh đỏ mà họ vẽ ra. Có ý kiến rất có lý rằng để trả đũa cho việc Ukraine và Phương Tây giẫm lên các lằn ranh đỏ của mình, Moscow chẳng dám làm gì ngoài việc chửi rủa và… vẽ tiếp các lằn ranh đỏ mới.
Rốt cuộc, khi cảnh báo Mỹ không được chế giếu “lằn ranh đỏ” của Nga, ông Lavrov lại cho thế giới thấy chính Nga mới là kẻ đang chế giễu lằn ranh đỏ của họ.
4.
Con cá voi nổi tiếng ở Na Uy vừa bị bắn chết. Trên xác nó có nhiều vết thương do đạn bắn.
Được đặt tên là Hvaldimir, con ca này xuất hiện lần đầu tiên ở vùng biển Finnmark của Na Uy năm 2019. Lúc đó nó đeo dây đai có hàng chữ “Equipment St Petersburg” khiến nó bị nghi ngờ đã được Nga huấn luyện để làm gián điệp.
Hvaldimir rất dạn người. Người ta cho rằng nó có thể đã thoát khỏi một khu vực nuôi nhốt của Hải quân Nga. Vậy ai đã bắn chết nó và tại sao lại bắn?
Có một câu trả lời xem ra khá có lý. Đó là có nhiều người căm ghét sự khát máu của TT Nga Putin. Căm ghét song không thể lại gần để giết ông ta nên họ trút đạn vào con cá “gián điệp” này cho hả giận.
Nếu quả vậy thì có thể nói Hvaldimir đã bị chết oan. Còn kẻ đáng bị bắn thì vẫn sống nhởn nhơ!