Phát hiện thêm tượng binh lính gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 20 chiến binh đất nung tại một trong những hố xung quanh lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Trong hình: Chiến binh đất nung được làm tại nhà máy ở Tây An, Trung Quốc (Ảnh: Tim Graham/Getty Images)

Các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện thêm hơn 20 tượng binh sĩ đất nung gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Theo Live Science, hơn 20 tượng binh sĩ đất nung này được phát hiện hôm 4 Tháng Hai, ở một số vị trí khai quật mới tại Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Các tượng đất nung mới này chủ yếu gồm các tướng lĩnh cùng với các chiến xa. Các tượng binh sĩ vẫn còn ở trạng thái tương đối tốt và đã được chuyển đến phòng phục dựng để phục vụ nghiên cứu khảo cổ. Phát hiện mới này được cho là có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu về đội quân đất nung ở quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Hơn 8,000 chiến binh bằng đất nung và 500 con ngựa được chôn trong ba cái hố để canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: China Photos / Getty Images)

Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi thu phục sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc.

Cách đây hơn 2,000 năm, để chuẩn bị trước cho cuộc sống ở thế giới bên kia, vị hoàng đế này đã cho xây dựng lăng mộ rất to lớn của mình trong vòng 38 năm từ 246-208 TCN và nằm dưới một gò mộ cao 76 mét có hình dạng gần giống một kim tự tháp, với sự tham gia của 700,000 công nhân và thợ thủ công lành nghề. Lăng mộ được ví như cung điện dưới lòng đất ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Bố cục của lăng mộ mô phỏng theo kinh đô nhà Tần là Hàm Dương được chia thành các khu nội thành và ngoại thành. Chu vi của khu vực nội thành là 1.55 dặm (2.5 km) và ngoại là 3.9 dặm (6.3 km). Mộ chính nằm ở phía Tây Nam của nội thành và hướng về phía Đông. Buồng lăng mộ chính chứa quan tài và các hiện vật chôn cất là tâm điểm của quần thể kiến ​​trúc lăng mộ.

Các cuộc thám hiểm khảo cổ hiện đang tập trung vào các địa điểm khác của nghĩa địa rộng lớn bao quanh lăng mộ, bao gồm cả Đội quân đất nung ở phía Đông của gò mộ. Đội quân đất nung tượng trưng như là những người bảo vệ cho lăng mộ và vẫn chưa được khai quật hoàn toàn.

Đội quân đất nung ở khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, tượng binh sĩ với kích thước như người thật (Ảnh: China Daily/ Getty Images)

Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên là đường hầm Binh mã dũng số 1. Các nhà khảo cổ ước lượng có đến 8,000 tượng lính 150 tượng ngựa kỵ binh và 130 tượng chiến xa tứ mã tất cả đều làm bằng đất sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa những người thân cận và trung thành với Tần Thuỷ Hoàng. Năm 1994 tiếp tục khai quật đường hầm số 2. Đây được coi là “tinh hoa trong tinh hoa” của Binh mã dũng, chứa đựng trận thế kị binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo hình phong phú, tính nghệ thuật cao.

Tuy nhiên việc khai quật lăng mộ gặp rất nhiều khó khăn: Vượt qua lớp thủy ngân bao bọc (nồng độ gấp 280 lần so với mức bình thường), phải di chuyển một khối lượng đất khổng lồ, mực nước ngầm dưới lòng đất khá cao. Quan trọng nhất là việc bảo quản các hiện vật được đào lên. Các tượng binh mã khi vừa đào lên thì có màu sắc riêng biệt, sau thời gian đều bị phai nhạt hết. Vì vậy bảo quản bằng phương pháp “đông khô” để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh -40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa. Người ta phải dựng một nhà bảo quản khổng lồ bao toàn bộ khu lăng mộ trước khi khai quật. Vì vậy muốn khai quật toàn bộ khu lăng mộ thì phải tốn hàng trăm triệu đôla Mỹ. Cuộc khai quật được tiến hành trong nhiều năm.

Những hiện vật phát hiện được là những tư liệu quý về lịch sử Trung Quốc thời Tần Thuỷ Hoàng.

(theo Livescience và nguồn tổng hợp)

Xem thêm:

-Trung Quốc thu thập thông tin mạng xã hội Mỹ để định hình chính sách can thiệp

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: